11/05/2018, 14:32

Chứng minh truyện ngắn Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam

(Văn mẫu lớp 11) – Em hãy . (Bài làm văn của bạn Nguyễn Thị Thảo Mai). Đề bài: Em hãy chứng minh truyện ngắn hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam BÀI LÀM Nhà văn Thạch Lam được biết đến với phong cách sáng tác riêng biệt, những tác phẩm ...

(Văn mẫu lớp 11) – Em hãy . (Bài làm văn của bạn Nguyễn Thị Thảo Mai).

Đề bài: Em hãy chứng minh truyện ngắn hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam

BÀI LÀM

Nhà văn Thạch Lam được biết đến với phong cách sáng tác riêng biệt, những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng, sâu lắng, mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được biết đến như một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam. Truyện ngắn đã thể hiện rõ những đặc sắc về nghệ thuật trong cách viết truyện ngắn của Thạch Lam.

“Hai đứa trẻ” là truyện ngắn viết về cuộc sống của những người dân phố huyện Cẩm Giàng. Sự nghèo khó, tăm tối và tù túng nơi đây đã đem đến hình ảnh những cảnh đời cơ cực. Khu phố huyện mà chỉ có sự xuất hiện của những ánh sáng leo lắt, y như cuộc đời của con người nơi đây vậy. Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện cuối tác phẩm mở ra những hy vọng của con người về một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhà văn Thạch Lam có những đặc sắc riêng trong cách viết truyện ngắn của mình. Những tác phẩm của ông thường không có cốt truyện, mà nó nhẹ nhàng, giàu cảm xúc như một bài thơ trữ tình. Nhà văn không mấy quan tâm đến việc miêu tả những sự kiện, tình tiết, những biến cố mà chỉ tập trung chú trọng nhiều hơn vào việc khắc họa những suy nghĩ, nội tâm của nhân vật. Thạch Lam thường sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Truyện ngắn Thạch Lam có một giọng điệu riêng: lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

chung-minh-truyen-ngan-hai-dua-tre-tieu-bieu-cho-phong-cach-nghe-thuat-cua-thach-lamchung-minh-truyen-ngan-hai-dua-tre-tieu-bieu-cho-phong-cach-nghe-thuat-cua-thach-lam

“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn không có cốt truyện. Cốt truyện là sự sắp xếp những tình tiết, những biến cố của câu chuyện theo một trình tự logic, theo dụng ý của nhà văn. Thông thường, cốt truyện sẽ có những phần như thông tin, xuất xứ của nhân vật; phát triển những tình tiết, biến cố đẩy lên đỉnh điểm; thắt nút để xuất hiện mâu thuẫn; mở nút để giải quyết mâu thuẫn…Nhưng, truyện ngắn của Thạch Lam không có đủ các bước phát triển của cốt truyện, chỉ là một dòng hồi tưởng của nhân vật từ chiều, tối, đêm. Nó không có sự phát triển, không có thắt nút, không có mở nút, không có đỉnh điểm. Truyện nhẹ nhàng, êm ái, man mác, dịu dàng như một bài thơ trữ tình.

Truyện ngắn đã thể hiện được phẩm chất rất riêng biệt của nhà văn Thạch Lam. Nhà văn không chủ động nói về những biến cố mà chủ yếu phân tích tâm lí nhân vật. tác giả sử dụng thành công thủ pháp tương phản, đối lập để làm nổi bật những cảnh đời lầm than nơi phố huyện, bằng cách miêu tả sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng thì yếu ớt, mong manh, mờ nhạt: những vệt sáng, khe sáng, hột sáng, chấm sáng, quầng sáng…Những miêu tả ánh sáng ấy gợi cho người đọc cảm nhận về số phận những kiếp người sống nhỏ bé, lay lắt trong đêm tối. Bóng tối được miêu tả thì dày đặc, mịt mù, hiện hữu ở mọi nơi, đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối. Mâu thuẫn giữa cuộc sống bọn trẻ nơi phố huyện với cảnh khi tàu đến. Mâu thuẫn giữa cuộc sống đầy thi vị mà thiên nhiên mang lại với cái lam lũ của con người. Đây là một nghệ thuật đắc dụng và tiêu biểu cho lối viết của Thạch Lam. Ông có giọng điệu riêng với lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình.

Thạch Lam thích dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, gợi cảm giác êm dịu. Ông viết những câu văn ngắn, thường là những câu độc lập nhưng lại giàu hình ảnh và mang sức biểu cảm cao. Ẩn hiện đằng sau những câu chữ là một tâm hồn Thạch Lam hết sức tinh tế, đôn hậu, biết rung động trước mọi biến đổi của tạo vật và lòng người.

Tác phẩm “Hai đứa trẻ” đã thể hiện đầy đủ và sâu sắc những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Tác giả có sự nhẹ nhàng và tinh tế trong việc xây dựng suy nghĩ, tính cách nhân vật, qua đó thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

0