11/05/2018, 14:31

Phân tích bài thơ Cảm xúc mùa thu

(Văn mẫu lớp 10) – Anh chị hãy của Đỗ Phủ. Đây là bài phân tích thơ hay của học sinh giỏi lớp 10 trường THPT Bình Giang. Đề bài: Phân tích bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ Bài làm Đỗ Phủ xuất thân với một gia đình có truyền thống nho học lâu ...

(Văn mẫu lớp 10) – Anh chị hãy  của Đỗ Phủ. Đây là bài phân tích thơ hay của học sinh giỏi lớp 10 trường THPT Bình Giang.

Đề bài: Phân tích bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ

Bài làm

Đỗ Phủ xuất thân với một gia đình có truyền thống nho học lâu đời. Những sáng tác của ông để lại nhiều dấu ấn cho người đọc với nội dung phong phú, sâu sắc, phản ánh sinh động những sự kiện thời ông sống và chan chứa lòng yêu thương. “Cảm xúc mùa thu” tên hán là “Thu hung” là một bài thơ thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước những cảnh vật sắc sảo trời thu.

Bài thơ được viết theo thể loại thất ngôn bát cú, hình ảnh mùa thu như tâm trạng nhà thơ. Hiện lên ở bốn câu thơ đầu là cảnh thu:

“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba làng kiêm thiên dũng

Tài thượng phong vân tiếp đọa âm”

Bốn câu đầu là bức tranh về thiên nhiên mùa thu ở vùng rừng núi thượng nguồn Trường Giang. “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm” dịch là “lác đác rừng phong hạt móc sa” hình ảnh rừng phong gắn liền với mùa thu với những chiếc lá phong chuyển sang màu đỏ úa, “Vu sơn, vu giáp khí tiêu sâm” sự buồn ly khi phong đỏ cớ sao lại có những màn sương trắng làm xô xác phủ lên cả rừng phong làm không khí càng tiêu điều. Sự hiểm trở, hùng vĩ làm tâm trạng nhà thơ mang buồn bã. Hai câu đầ làm không gian u buồn.

phan-tich-bai-tho-cam-xuc-mua-thuphan-tich-bai-tho-cam-xuc-mua-thu

“Giang gian ba làng kiêm thiên dũng,

Tai thượng phong vân tiếp địa âm”

Hình ảnh đối lập “sóng vượt lên tận lưng trời” rồi “mây sa sầm xuống mặt đất” từ thấp lên cao theo sự vận động trào ô. Cảnh thu chuyển biến dữ dội. Cảnh vật cùng nhủ lòng người xuất hiện thay đổi bất chợt, tiêu điều rồi  hùng vĩ dữ dội. Cảnh vật ấy gợi lại nỗi buồn, nỗi lo âu của tác giả về không gian nơi biên ải.

Khép lại bức tranh thiên nhiên ấy là nỗi nhớ quê nhà, nỗi niềm nước nhà:

“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cố chu nhất hệ cố viên tâm”

Nhìn hoa cúc – một loài hoa nhỏ lệ gợi nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhớ về quê hương mà lòng nặng trĩu. Chữ “lệ” gợi tả những nỗi buồn nhấn mạnh sự nhớ nhung, những giọt nước mắt tuôn rơi không ngăn lại được. “Cố chu” hình ảnh con thuyền là ước nguyện mà tác giả muốn gửi gắm về quê nhà. Nghệ thuật ẩn dụ biểu hiện sinh động:

phan-tich-bai-tho-cam-xuc-mua-thu-1phan-tich-bai-tho-cam-xuc-mua-thu-1

“Hàn y xứ thôi đạo xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ chân”

Hai câu cuối xé vẻ sinh động và nhộn nhịp hơn. Tiếng chày đập vải nhộn nhịp – sông, cảnh may áo rết và giặt giũ áo cũ vẽ lên cuộc sống sinh hoạt tươi vui hưn. Hiện ra bức tranh ấm áp lại càng xoáy sâu vào nỗi nhớ của thời gian hơn.

Bằng việc sử dụng những phép ẩn dụ đặc sắc, những ngôn ngữ tình cảm và cảm xúc ẩn hiện làm rõ lên bức tranh thiên nhiên và nỗi lòng nhớ quê nhà của nhà thơ. “Cảm xúc mùa thu” mang lại nhiều khung bậc về thiên nhiên và nỗi nhớ. Dù đi đâu xa vẫn luôn nhớ về hình ảnh quê nhà, nỗi yêu thương không bao giờ tắt.

0