11/05/2018, 14:31

Chuyên đề 5: Đời Thừa của nhà văn Nam Cao

Đề bài: Phân tích tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa để làm nổi rõ tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc vừa mới mẻ của Nam Cao. ...

Đề bài: Phân tích tấn bi kịch của người tri thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa để làm nổi rõ tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc vừa mới mẻ của Nam Cao.

                                                                                                    HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1. Giới thiệu khái quát về Nam Cao, truyện ngắn Đời thừa và tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

       Nam Cao là nhà văn lớn. Đời thừa là truyện ngắn xuất sắc của ông về đề tài trí thức. Qua việc miêu tả tấn bi kịch tinh thần của Hộ (bi kịch trong sự nghiệp: vỡ mộng; bi kịch trong gia đình: bi kịch tình thương), Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ.

2. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao trong Đời thừa.

a) Phát hiện và miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ, Nam Cao đã tố cáo cái xã hội đầy đoạ con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và sự sống cao đẹp của con người.

b) Trong khi miêu tả con người bị đẩy vào tình trạng có những hành động tàn nhẫn, Nam Cao vẫn dứt khoát không chấp nhận cái ác, vẫn kiên định giữ vững nguyên tắc tình thương của mình. Điều đáng quý là, mặc dù sống trong đau đớn và bế tắc, có lúc mong muốn được giải thoát để lo sự nghiệp cho riêng mình, nhưng Hộ không chấp nhận sự tàn nhẫn và cũng không vứt bỏ tình thương. Cứ mỗi lần vi phạm vào lẽ sống tình thương, Hộ lại dằn vặt, ăn năn, hối hận, tự đấu tranh để vượt lên. Những giọt nước mắt đầy ân hận và xót thương của Hộ ở cuối tác phẩm đã cho ta thấy rõ điều đó.

c) Trước Cách mạng, Nam Cao thuộc thế hệ nhà văn từ 1930 đến 1945 đã thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi cá nhân trên đời. Với Đời thừa, Nam Cao là nhà văn đồng tình với khát vọng được cống hiến, được sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính. Qua tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ, Nam Cao thể hiện khát vọng vươn tới một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, được phát huy tận độ khả năng tiềm tàng chứa đựng trong mỗi con người.

3. Tóm lại, tư tưởng nhân đạo thấm nhuần trong sáng tác của Nam Cao. Ở đây, một mặt, nhà văn kế thừa tư tưởng nhân đạo truyền thống, mặt khác lại có thêm những nét sâu sắc, mới mẻ. Nam Cao xứng đáng là nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

                                                                                                      BÀI VIẾT THAM KHẢO

Mở bài 1: Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực có gốc nhân đạo rất vững và có nhiều hiểu biếtsâu sắc về cuộc sống của tầng lớp tiểu tư sản nghèo. Vì thế viết về tầng lớp này, ông đã khám phá ra nhiềutấm bi kịch có tầm cỡ thời đại. Một trong những bi kịch đó là người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sựsống, muốn làm một sự nghiệp cao cả, nhưng bị cuộc sống tàn nhẫn, đẩy vào cảnh Đời thừa, coi tình thươnglà Đạo lý làm người lớn nhất, nhưng lại tự chà đạp lên tình thương. Nam Cao đồng tình với khát vọng muốnphát huy tài năng con người; đồng thời lên án hoàn cảnh đã bóp nghẹt, tàn phá ước mơ tốt đẹp của conngười. Nhân vật Hộ trong Đời thừa được Nam Cao diễn tả một cách thấm thía và cảm động là hiện thân đầyđủ nhất của hai tấn bi kịch tinh thần nói trên.

Thân bài

Ý 1: Định nghĩa

Để làm sáng tỏ tấn bi kịch tinh thần của người trí thức ngheo qua nhân vật Hộ, trước hết chúng ta phải tìm hiểu thế nào là bi kịch? Hiểu theo nghĩa thông thường bi kịch là nỗi đau khổ dai dẵng không có cách gì giải thoát được. Nhưng theo từ điển văn học thì "Bi kịch chỉ xảy ra khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài bão, lý tưởng của cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho phép cá nhân thực hiện lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí là dẫn đến cái chết thảm thương".

Hiểu như định nghĩa nói trên, chúng ta thấy nhà văn Hộ mang trong mình hai tấn bi kịch tinh thần lớn.

Ý 2. Bi kịch trong sự nghiệp: Vỡ mộng

Bi kịch thứ nhất là bi kịch trong sự nghiệp: Vỡ mộng. Hộ là nhân vật chính của tác phẩm Đời thừa (1943). Hộ ít nhiều mang hình bóng tác giả. Đó là một nhà văn luôn luôn ấp ủ hoài bão về một sự nghiệp tinh thần cao cả. Đấy là sự nghiệp văn chương nghệ thuật. Vì lý tưởng nghệ thuật, Hộ có thể hy sinh tất cả "Đói rét không nghĩa lý gì đối với một gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn chỉ lo vun trồng cho tài năng của hắn ngày một thêm nẩy nở… Đối với hắn lúc ấy nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng phải quan tâm nữa" Hộ khao khát vinh quang. "Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời", một tác phẩm thật có giá trị.

– Theo Hộ, một tác phẩm có giá trị "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng…Nó làm cho người gần người hơn… Một tác phẩm thật giá trị phải là một tác phẩm chung cho cả loài người ". Hộ phản đối loại văn chương rập khuôn máy móc và đề cao vai trò sáng tạo của người nghệ sĩ: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo ra những gì chưa có".

Những ý nghĩ ấy không phải là ý nghĩ của một kể hám danh; mà chỉ chứng tỏ Hộ là người có lương tâm nghề nghiệp, có hoài bão lớn lao, có khát vọng cao cả, Hộ muốn khẳng định cá nhân mình trước cuộc đời; muốn cống hiến tài năng tận độ cho xã hội; không bằng lòng với cuộc sống tầm thường vô danh vô nghĩa lý. Những cái hoài bão cao đẹp:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

(Nguyễn Công Trứ)

bằng nghề văn chương mà Hộ quyết đạt tới với tất cả ý chí nghị lực, tài năng và niềm say mê của tuổi

trẻ đó, bỗng chốc tàn tành thành mây khói, chỉ vì một lực cản hết sức tầm thường mà thực ra là rất ghê gớm

nghiệt ngã. Đó là những "Lo lắng tủn mủn về vật chất, những bận rộn tệp nhẹp vô nghĩa lý của đời sống

hàng ngày" không phải của Hộ, mà là của vợ con, những người mà Hộ hết lòng yêu thương và có trách

nhiệm phải đảm đương gánh vác.

chuyen-de-5-doi-thua-cua-nha-van-nam-caochuyen-de-5-doi-thua-cua-nha-van-nam-cao

     Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, một ngày kia Hộ gặp Từ, một cô gái dịu dàng đoan trang thuỳ mị, thuỷ chung, xinh đẹp, chịu thương, chịu khó đang rơi vào cảnh khốn cùng. Là con người giàu lòng nhân hậu, Hộ sẵn sàng chìa bàn tay mềm mại của mình ra cứu vớt, dìu dắt cuộc đời Từ ra khỏi chốn bơ vơ. Từ khi Hộ ghép cuộc đời Từ vào cuộc đời hắn, hắn có cả một gánh nặng vật chất gia đình phải chăm lo. Vì vậy, Hộ không thể khinh thường đồng tiền như trước đây nữa. Trái lại, hắn phải ra sức kiếm tiền. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, có lương tâm nghề nghiệp, giàu lòng tự trọng, từng nuôi hoài bão viết những cuốn sách giật giải thưởng Nô ben, Hộ muốn viết một cách cẩn thận. Ấy nhưng vì phải có nhiều tiền để nuôi sống vợ con, Hộ "Phải cho in những cuốn sách viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quyên ngay sau lúc đọc". Mỗi lần đọc lại những đoạn văn ấy, "hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng và mắng mình như một thằng khốn nạn". Nghĩa là, vì sự thúc bách của cuộc sống đói nghèo, Hộ không thể sáng tạo những điều mới lạ mà phải viết vội, viết ẩu, viết cẩu thả. "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Đây là nỗi đau đớn nhục nhã nhất đối với một nhà văn chân chính, giàu lương tâm như Hộ. Như vậy, điều đau đớn của nhà văn Hộ là không phải không được viết, mà chính là cứ phải viết những thứ văn không xứng đáng với một cây bút chân chính, giàu sáng tạo và tài năng như anh. Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của nhà văn Hộ, một trí thức nghèo trong xã hội cũ là ở chỗ đó. "Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì? chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?". Hộ luôn luôn trăn trở dày vò lương tâm và cảm thấy chán chường vô hạn. Vì thấy đời mình như thế là đã bỏ đi "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt đi rồi! Ta chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương" thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích; một người thừa – "Một kẻ bất lương".

Ý 3. Bi kịch của Hộ trong gia đình: Bi kịch tình thương

Những bi kịch tinh thần của nhà văn Hộ không chỉ có thế. Từ nỗi đau vò xé dai dẳng vì phải sống kiếp Đời thừa, Hộ còn lâm vào một tấn bi kịch tinh thần thứ hai cũng đau đớn. Thậm chí có phần đau đớn hơn. Đó là bi kịch của một con người coi tình thương là lẽ sống, là nguyên tắc cao nhất, đã hy sinh tất cả vì tình thương, nhưng chính mình lại dày đạp lên lẽ sống thiêng liêng của mình. Nhà văn Hộ chỉ có thể giải thoát khỏi tình trạng đau khổ, phải sống kiếp Đời thừa, nếu anh thoát ly vợ con, từ chối mọi trách nhiệm gia đình; nghĩa là Hộ phải tự gỡ bỏ những sợi dây ràng buộc tình thương. Bên tai Hộ, lúc này bổng vang lên tiếng nói hùng hồn, đầy kích lệ, nhưng lại sặc mùi phát xít của một nhà triêt học nào đó "Phải biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ!". Tuy nhiên, mặc dù đau đớn bế tắc, mong muốn được giải thoát, nhưng với bản tính nhân hậu, Hộ không chấp nhận sự tàn nhẫn, vứt bỏ tình thương: "Hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; nhưng hắn lại không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người". Như vậy, với Hộ, tình thương là trên hết, là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách làm người; Không có tình thương, con người chỉ là "Một tứ quái vật bị khiến bởi lòng tự ái…" Thật là một quan niệm chứa đựng một ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Vì thế, Hộ đã sẵn sàng hy sinh lý tưởng nghệ thuật, để lo toan cứu vớt cuộc sống gia đình. Đây là một sự hy sinh vô cùng lớn lao đối với Hộ. Trở về với tình thương vợ con, Hộ hy vọng rằng sàu một vài năm bỏ phí kiếm tiền, để cho vợ con có một cái vốn nho nhỏ làm ăn thì anh lại có thể trở về với con đường sự nghiệp của mình. Nhưng cuộc sống cơm áo ngày càng khó khăn:

Nỗi đời cay cực đang giơ vuốt,

Cơm áo không đùa với khách thơ"

(Xuân Diệu – 1938)

đã biến Hộ thành

…Một chiếc tàu

Ngàn đời không đủ sức đi mau.

Có chi vướng víu trong hơi máy,

Chở những toa đầy nặng khổ đau.

(Tế Hanh)

Điều đó đã làm cho giấc mộng văn chương của Hộ một lần nữa tan tành thành mây khói. Nhưng nhiều lúc giấc mộng ấy lại được khơi dậy trong con người Hộ, làm cho anh luôn luôn chứa chất tâm sự u uất đau khổ khôn nguôi. Để giải thoát khỏi cơn đau khổ, bế tắc hiện tại, Hộ, người nghệ sĩ nghèo khổ bất đắc chí ấy đã tìm đến sự giải uất, giải sầu trong men bia, men rượu. Nhưng bia, rượu cũng chẳng làm vơi đi được mà trái lại chỉ càng nung nấu thêm nỗi sầu uốt không nguôi của anh như lửa đổ thêm dầu, làm cho anh càng trượt dài trên con đường tha hoá nhân cách. Trong cơn say, Hộ càng thấm thía nỗi khổ sở đắng cay của mình. Và Hộ đã trút tất cả vào vợ con, người mà anh tưởng là nguyên nhân của cảnh bế tắc đời mình hiện tại. Và con người đầy tình thương, đã hy sinh tất cả vì tình thương và trách nhiệm đối với người thân đó, đã hơn một lần đối xử thật phũ phàng, thô bạo như một tên vô lại đối với vợ con. "Cả con mẹ nữa … cũng đáng vật một nhát cho chết cả". Và Hộ đã "đánh cả Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ". Và khi vi phạm vào lẽ sống nhân đạo thì Hộ biết ăn năn, sám hối. "Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh", nhớ đến hành vi khốn nạn của mình, Hộ giật mình, mình lại dày vò khổ đau. Hộ ân hận, khổ đau vì đã xúc phạm, đã gây ra nỗi đau khổ nặng nề cho vợ anh, người vợ mà anh hết lòng thương yêu; người vợ "đã khổ cả một đời người, người vợ rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm đối với anh". Khi lại gần người vợ đang bế con nằm ngủ một cách mỏi mệt trên võng, nhận ra dáng người thật khó nhọc và khổ não với khuôn mặt xanh xao có cạnh, đôi mắt thâm quầng, cùng "làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc", "Cái bàn tay lủng củng rặt những xương!", "nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc … ôi chao! Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc". Lời nói nghẹn ngào vì đẫm nước mắt của Hộ là lời tự xỉ vả đau đớn: "Anh … chỉ là … một thằng .. khốn nạn!" Lời xỉ vả ấy có ý nghĩa như những cái tát nẩy lửa tát thẳng vào chính tần hồn Hộ, người đang tự chà đạp không thương tiếc vào đạo lý làm người thiêng liêng của mình. Nếu như cái bi kịch thứ nhất, không thực hiện được hoài bão, cứ phải sống vô vị như một người thừa, tuy đau đớn, nhưng còn có lý do để an ủi, vì đã hy sinh cho lẽ sống tình thương, thì bi kịch thứ hai này, đối với Hộ không có gì có thể an ủi biện hộ để có thể nguôi quên. Vì thế nó càng trở nên chua chát, đau đớn vô cùng. Tiếng khóc nức nở và những giọt nước mắt chảy dài cuối tác phẩm của Hộ đã nói lên một cách thấm thía điều đó:

Tình thương còn một chút này

Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan

Như vậy, với tư cách là một nghệ sĩ, muốn sống cho có hoài bão, luôn luôn sáng tạo và cống hiến tài năng tận cùng cho xã hội, thì vì cơm áo hàng ngày mà Hộ phải bán rẻ lương tâm và ngòi bút của mình để phải sống cuộc sống Đời thừa; còn với tư cách là một con người, Hộ muốn sống vì lẽ sống tình thương, thì cũng vì cuộc sống quẫn bách mà đã tự mình phản bội lại lẽ sống của mình để trở thành kẻ "khốn nạn". Điều đó đã trở thành tấn bi kịch tinh thần đau đớn vò xé trái tim Hộ đến ứa máu. Qua đây, Nam Cao muốn đặt ra một vấn đề có ý nghĩa muôn đời: "Số phận của nghệ thuật chân chính là lý tưởng nhân đạo cao cả trước thửthách nghiệt ngã của cái đói, của "miếng ăn", của gánh nặng áo cơm hàng ngày. Cả nghệ thuật chân chính, cả lý tưởng nhân đạo cao cả có nguy cơ "chết mòn" trước sự tấn công dai dẳng và quyết liệt của những cái vặt vãnh hàng ngày" (Trần Đăng Xuyền). Với ý nghĩa đó, Đời thừa đã vút lên tiếng kêu khẩn thiết, hãy "nhân đạo hoá hoàn cảnh" để con người được sống nhân đạo, để cho nghệ thuật chân chính được nảy nở và đơm hoá kết trái trên mảnh đất cuộc sống giàu đẹp và văn minh.

Kết luận: Từ việc phát hiện ra hai tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo nói trên, Nam Cao đã lập được một bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội đương thời – một xã hội đã tước đoạt giá trị, ý nghĩa của cuộc sống, phá hoại những nhân cách, tài năng con người. Tác phẩm làm khơi dậy trong trái tim người đọc niềm khát vọng vươn tới cái thiện, cái đẹp và làm cho người đọc biết sám hối trước những tha hoá xấu xa của mình. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc, độc đáo mới mẻ của Đời thừa. Với giá trị độc đáo đó, Đời thừa mãi mãi còn nói thẳng được với tâm hồn các thế hệ mai sau.

0