11/05/2018, 14:31

Chủ nghĩa anh hùng trong truyện ngắn Rừng xà nu

[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy nêu của Nguyễn Trung Thành. (Bài làm văn của bạn Nguyễn Phúc Loan). Đề bài: Hãy nêu chủ nghĩa anh hùng trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành. Bài làm: Người ta thường nói văn học như một dòng sông chảy ...

[Văn mẫu lớp 12] – Anh chị hãy nêu  của Nguyễn Trung Thành. (Bài làm văn của bạn Nguyễn Phúc Loan).

Đề bài: Hãy nêu chủ nghĩa anh hùng trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành.

Bài làm:

Người ta thường nói văn học như một dòng sông chảy mãi, chảy mãi theo thời gian. trên dòng sông xanh thắm sắc màu của văn học ấy có biết bao những dáng núi, hình cây nghiêng mình và in hình, soi bóng trên dòng nước, nó là biểu tượng cho mỗi dân tộc, mỗi vùng đất, cho niềm tự hào khôn nguôi. Có ai quên rừng bạch dương chạy dài tít tắp trng nền văn học đồ sộ Nga. Có ai quên những cây hoa anh đào thấp thoáng trong mỗi tâm hồn người Nhật. Và Việt Nam ta tự hào với hàng tre hiên ngang, thẳng tắp. Nhưng đâu chỉ có cây tre, trên mỗi miền quê hương chúng ta lại có rặng dừa xanh ở Nam Bộ, có hương nhãn lonogf xứ Bắc và Tây Nguyên, tự hà biết bao với “rừng xà nu” kiêu hãnh trong những trang văn của Nguyễn Trung Thành, có thể nói, viết về rừng xà nu, viết về buôn làng Xô Man với lớp lớp thế hệ nối tiếp, toàn bộ truyện ngắn đã tỏa sáng lung linh, hào hùng, chủ nghĩa anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ,

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 là một thành tựu nổi bật hơn cả. đó là sự kết tinh và phát huy cao nhất của chủ nghĩa yêu nước, được làm nên bởi sức mạnh của cộng đồng từ những cá nhân sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách to lớn, chói ngời lí tưởng thời đại và hy sinh hết mình cho sự nghiệp chung của dân tộc. Nhưng tác phẩm âm vang chủ nghĩa anh hùng cách mạng thường thấm đẫm chất sử thi – là bài ca hùng tráng về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong khói lửa. Văn xuôi Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước có rất nhiều những tác phẩm thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng như: “Hòn Đất” – Anh Đức, “Mảnh trăng cuối cùng” – Nguyễn Minh Châu, “NHững đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi và “Rừng Xà Nu” là một trong những tác phẩm như thế.

Truyện ngắn được viết vào đầu mùa hè năm 1965 khi Nguyễn Trung Thành đang tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở chiến trường liên khu V nóng bỏng. Ra đời trong hoàn cảnh sôi nổi, quyết liệt ấy, tác phẩm với chất sử thi đậm đà ngân vang lên bản anh hùng ca, ca ngợi vẻ đẹp hào hùng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của đồng bào Xô Man nói riêng và của nhân dân Tây Nguyên thời đại chống Mỹ nói chung.

Và chủ nghĩa anh hùng cách mạng không thể làm nên chỉ bằng một vài cá nhân đơn lẻ mà nó được đo bằng thước đo của một tập thể, một cộng đồng. Với ngòi bút sắc sảo, bám sát hiện thực đời sống Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã tái hiện một cách chân thực bức tranh toàn cảnh về tập thể anh hùng Xô Man… trong bức tranh ấy có người già và trẻ nhỏ, có đàn ông và đàn bà, có thanh niên và phụ nữm có người đã ngã xuống và có cả những người hiện tại đang sống mà in hằn những vết thương tích trên cơ thể. Nhưng tất cả con người ấy đều mang một trái tim đầy nhiệt huyết, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để chiến đấu và chiến thắng. câu chuyện về tập thể anh hùng làng Xô Man, được cụ thể kể lại cho con cháu trong đêm làng đón Tnú về thăm làng đã đưa ta trwor về những ngày tháng thương đau đen tối ở Tây Nguyên. “Thằng Mĩ Diệm tới rừng này, không đêm nào tiếng sung và tiếng chó của chúng không sủa vang cả trời”. Ngọn soi của chúng chẳng từ một ai  nhưng những mối nguy hiểm ấy không ngăn nổi bước chân của buôn làng đến với cách mạng. người dân Tây Nguyên hay cụ thể đó là tập thể làng Xô Man vẫn luôn luôn tự hào “năm năm,chưa hề có một cán bộ bị giặc bắt hay giết ở núi rừng này” . Để làm nên niềm tự hào ấy quả thực không phải chuyện dễ dàng , đã có biết bao con người của cộng  đồng ấy phải ngã xuống để bảo vệ cách mạng. Đầu tiên là anh Xút: “Chúng bắt được anh Xút, treo cổ anh lên cây vả đầu làng” . Rồi nó cấm thanh niên đi rừng đến ông bà già thay thanh niên đi nuôi cán bộ. “Nó lại biết được, nó giết bà Nhan, chặt đầu, cột tóc lên đầu súng”. Sau cùng đến trẻ con, khi ấy có Tnú và Mai là hăng hái nhất đi vào rừng để bảo vệ anh Quyền. Như vậy chỉ qua một vài chi tiết từ lời kể của cụ Mết nhưng đã khắc ghi trong bản anh hùng ca ấy một thanh âm tuyệt đẹp. Chính từ trang thử thách đau thương ấy, mà tất cả những con người Tây Nguyên – không kể lứa tuổi, gái trai chói ngời lên ý chí bất khuất và sự trung thành, sắc son với cách mạng như lời cụ Mết: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn” .

chu-nghia-anh-hung-trong-truyen-ngan-rung-xa-nuchu-nghia-anh-hung-trong-truyen-ngan-rung-xa-nu

Nhưng có lẽ chỉ khi đặt cộng đồng làng Xô Man vào cái đêm định mệnh, khó khăn nhất của buôn làng mới thấy hết được vẻ đẹp hào hùng của dân tộc, minh chứng làm sáng tỏ quy luật của đời sống, một chân lí lịch sử: “tức nước ắt vỡ bờ”, “có áp bức tất yếu có đấu tranh” . Thời kì đen tối ấy mở ra đầu tiên, ám ảnh theo mãi người đọc là trận “mưa cây gậy sắt” tra tấn mẹ con Mai một cách man rợ, táo bạo, tiếp đó là cảnh tượng mười ngón tay của Tnú bị giặc đốt cháy. Chính trong bối cảnh bao trùm một bầu không khí ngột ngạt, nóng bỏng ấy, đồng bào Xô Man không chịu gục ngã mà trỗi dậy phi thường như những cây xà nu “Tnú thét một tiếng”, tiếng thét của anh bổng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “thét” của anh bổng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết” tiếng chân người giậm đạp bên sân nhà ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh và tiếng t”ất cả thah niên, mỗi người một cây rựa sáng loáng”. Cả đoạn văn thấm đẫm chất sử thi vời vợi, được ta trở về với không khí hào hùng của một thời “Đất nước đứng lên” . một tập thể anh hùng với lí tưởng cao cả, hành động phi thường – những con người ấy đã viết lên bản anh hùng ca hùng tráng. Họ đi qua một cuộc hành trình đau thương để cuối cùng mạnh mẽ vươn mình trỗi dậy, chiến đấu và chiến thắng. Qúa trình ấy đã được gửi gắm qua lời của của cụ Mết: “Nhớ lấy ghi lấy” , “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cũng bởi vậy, khi nhìn vào bức tranh của tập thể anh hùng của làng Xô Man chúng ta nhận thấy một nét tương đồng, hào nhập diệu kì giữa những con người ấy đó là một trái tim tha thiết yêu quê hương và ý chí kiên cường, họ có khác nào những cây xà nu để lớp lớp nối tiếp thành: “Rừng Xà Nu” “cứ thế mấy năm nay, ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho buôn làng”.

Nhưng có bông hoa nào không đẹp vì từng mảnh cánh hoa nhỏ bé? Có những tuyệt tác nào mà không được làm nên từ những chi tiết sắc sảo? Cũng vậy! để làm nên một tập thể anh hùng phải là những cá nhân anh hùng như Nguyễn Trung Thành đã nhấn mạnh rằng “Chủ nghĩa anh hùng ấy được nở hoa và kết tinh trong những nhân vật tiêu biểu , các đại diện của từng thế hệ” Rừng Xà Nu đã phản ánh chân thực một thời kì lịch sử đau thương hào hùng với nhiều thế hệ nối tiếp nhau từ Cụ Mết đến Tnú, Mai và tương lai là Dứ, Heng… những người ưu tú của thời đại đã làm nên lịch sử dân tộc, tỏa sáng trên vũ đài lịch sử – bất khuất với chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Và đầu tiên cũng giống như chú Năm trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi hiện lên là người của thế hệ trước tựa như cuốn biên niên lịch sử thì “Rừng xà nu” có cụ Mết . Trong tập thể anh hùng của làng Xô Man, cụ Mết là biểu tượng cho lịch sử, cho truyền thống hào hùng của con người Tây Nguyên. Hiện lên trong tác phẩm tựa như pho sử sống của làng Xô Man, bất khuất , hiên ngang, kiên cường. Con người ấy đã chứng kiến những sự kiện đau thương mà bất khuất của làng Xô Man, nhưng sự kiện ấy đã được cụ Mết kể lại cho làng nghe mái nhà ưng hằng đêm bên bếp lửa bằng một giọng điệu trầm hùng như lời của nước non truyền cho thế hệ hôm nay và cả mai sau, ngọn lửa không bao giờ nguội tắt về tinh thần đấu tranh giành độc lập tự do. “người Strá ai có cái tai, cái bụng thương núi thương người, hãy lắng mà nghe mà nhớ” “chúng nó đã cầm súng , mình phải cầm giáo”. Vẻ đẹp anh hùng của pho sử sống làng Xô Man được đo bằng thước đo của sự già dặn nhưng kinh nghiệm quý báu. Cụ Mết đã đi qua mưa nắng của các cuộc đấu tranh, thấm vào trong từng lời nói của cụ là bài học đắt giá từ nghìn đời đúc kết: “Năm nay làng không đói, gạo đủ ăn đến mùa suốt nhưng mỗi bếp phải tự dự trữ được ba năm” “Mày đi quân giải phóng, quân giải phóng dạy mày rồi, đánh thằng Mỹ phải đánh dài” . Niềm tự hào về quê hương và con người, trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, những cuộc chiến tranh khốc liệt tận mắt chứng kiến sức sống mãnh liệt và tinh thần quật khởi của buôn làng nên mỗi khi nói về quê hương , những người con của quê hương , Cụ Mết không khỏi xúc động, tự hào. Niềm tự hào ấy khi thì nghẹn ngào, lúc hào sảng âm vang qua từng lời trò chuyện. Qua lời cụ Mết ta thấy một Tây Nguyên có : “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất núi rừng này đấy, con ạ!” có “những cánh từng xà nu chạy tít tắp đến tận chân trời” với sức sống mãnh liệt: “đạn đại bác không giết nổi chúng”. Song, có lẽ tự hào nhất Tây Nguyên, cụ thể là buôn làng Xô Man đó là những con người thật trắng trong, ngay thẳng và dũng cảm” “nó đất , nó là người Strá , cha mẹ nó chết rám, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó  khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Và có lẽ đẹp nhất là hình ảnh cụ Mết trong cái đêm “Đông Khởi” của dân làng Xô Man, người đọc làm sao có thể quên được tiếng nói âm vang như lời truyền “hịch” của một vị thủ lĩnh. “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên. Tất cả người già, người trẻ, đàn ông đàn bà phải tìm lấy một cây giáo, cây mác, cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông đốt lửa lên”. Vậy là bức chân dung đầu tiên trong tập thể anh hùng làng Xô Man đã hiện lên với đầy đủ những phẩm chất của một người đi trước. Cụ Mết tựa như một viên gạch nối giữa truyền thống anh hùng của Tây Nguyên từ ngày xưa cho đến  hiện tại. Là một người giữ lấy ngọn lửa của tinh thần dũng cảm quật cường truyền đến cho ngôi nhà trong buôn làng Xô Man. Cụ thể đã trở thành một điểm tựa tinh thần để những cây xà nu con như Tnú như Mai tiếp nối và “lao thẳng lên bầu trời” rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Hình ảnh của những nhân vật trong truyện đã góp phần hoàn thiện bài ca hào hùng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đem lại cho người đọc niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

“Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng 
Đến em thơ cũng hoá thành những anh hùng 
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ 
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!”

0