20/07/2018, 10:33

Cây bồ đề là gì?

Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng được nhiều người biết đến, không những vậy mà còn là một cây thuốc nam quý được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Nhưng chúng ta không phải ai cũng biết điều này, ngay sau đây, caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những công dụng chữa bệnh của ...

Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng được nhiều người biết đến, không những vậy mà còn là một cây thuốc nam quý được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Nhưng chúng ta không phải ai cũng biết điều này, ngay sau đây, caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những công dụng chữa bệnh của cây.

Nội Dung Chính Gồm:

Cây bồ đề là gì?

Còn có tên gọi khác là cánh kiến trắng, bồ đề trắng, an tức bắc bộ, bồ đề trắng. Tên khoa học là Styrax tonkinensis Pierre, thuộc họ Bồ Đề (Styraceae).

cây bồ đề

Mô tả

Thuộc loại cây thân gỗ lớn, cao hơn 20m, đường kính thân khoảng 3m. Thân cây có màu nâu hoặ nâu xám, có vảy và mang nhiều rễ. Lá mọc đối, có cuống, phiến lá có hình trái tim, mặt trên nhẵn, màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng có lông. Gân lá hình lông chim, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới.

Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Hoa có màu trắng,  tràng hợp thành ống 5 thùy xếp lợp, có lông tơ vàng. Quả có dạng hình cầu, kích thước nhỏ, gần như không có cuống, mọc thành từng chùm. Quả khi non có màu xanh, khi chín chuyển thành màu tím.

Dược liệu: còn gọi là an tức hương, là những cục nhựa to nhỏ không đều, bên ngoài có màu vàng cam, láng bóng như sáp hoặc có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài có màu trắng xám, hơi vàng. Chất giòn, dễ vỡ, mặt vỡ phẳng, có màu trắng, để lâu chuyển thành nâu vàng. Khi đun nóng thì mềm và chảy ra, có mùi thơm giồng vani.

cây bồ đề

Phân bố và thu hái

Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng rừng núi, trung du ở nước ta như Hoàng Liên Sơn, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Thanh Hóa….

Vào giữa tháng 6-7, chọn cây có 5-10 năm tuổi, rạch vào thân hoặc cành để lấy nhựa. Loại tốt thì có màu vàng nhạt, thơm mùi vani. Loại kém có màu nâu đỏ, mùi kém thơm và lẫn nhiều tạp chất.

Bào chế: Nhựa sau khi thu hoạch được ngâm vào rượu rồi nấu sôi 2-3 lần cho đến khi nhựa chìm xuống, vớt ra và thả vào nước, khi nhựa cứng thì lấy ra và phơi khô.

Thành phần hóa học

An tức hương có chứa acid benzoic tự do 26,13%, vanillin 1,38%, benzyl benzoat 4,24%, benzyl cinnamart 1,23%, acid cinnamic tự do 2,75%, chất keo chứa đến 70-80%,…

Trong đông y, an tức hương có vị cay, đắng, tính bình, không độc. Có công năng khai khiếu, hành khí, hoạt huyết, an thần.

Tác dụng của cây bồ đề

1. Giảm đau răng: Lấy 1 nắm lá bồ đề rửa sạch, sắc lấy nước ngậm và xúc miệng để giảm đau hiệu quả.

2. Sát trùng vết thương: Dùng lá và chồi non của cây bồ đề, rửa sạch, giã nát và lấy nước. Cho bông thấm vào nước cốt và chấm lên vết thương.

3. Chữa phong thấp, khớp xương đau nhức: Lấy khoảng 80g an tức hương trộn với 160g thịt heo nạc thái miếng, cho vào ống hoặc bình rồi đặt lên trên lò, đốt lửa lớn nhưng đặt 1 miếng đồng để an tức hương cháy ở trên, đặt ống có lỗ hướng về phía đau để xông.

4. Phụ nữ sau sinh bị huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu: Dùng 4g an tức hương, 20g thủy phi, đem tán bột rồi trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước gừng sao.

an tức hương

5. Trị trúng phong, trúng ác khí: Lấy 4g an tức hương, 8g quỳ cửu, 20g ngưu hoàng, 4,8g đơn sa, 4,8g hùng hoàng, 4,8g nhũ hương, 3,2g tê giác, đem tán bột. Dùng 4g sinh khương và 4g thạch xương bồ để sắc lấy nước, dùng nước sắc này uống cùng với bột trên.

6. Chữa chứng bụng đau, chân co rút, quấy khóc liên tục: Dùng an tích hương chưng với rượu thành cao. Lấy 12g đinh hương, 12g hoắc hương, 12g mộc hương, 12g trầm hương, 12g bát giác hồi hương, 20g cam thảo, 20g súc sa nhân, 20g hương phụ tử,  tất cả đem tán nhuyễn trộn với cao trên và vê thành viên. Mỗi ngày uống 8g với nước sắc lá tía tô.

7. Chữa vú bị nứt nẻ: Lấy 20g an tích hương ngâm với 100ml cồn 80 độ trong 10 ngày, lắc cho đều thuốc. Sau đó dùng cồn này bôi lên chỗ bị nứt nẻ.

8. Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thế âm: Dùng 4g an tức hương, 8g phụ tử, 8g nhân sâm, sắc lấy nước uống trong ngày.

9. Trị tim bỗng nhiên đau, tim đập nhanh, hồi hộp: Lấy an tức hương tán bột, mỗi lần uống 2g với nước sôi để nguội.

10. Trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: Lấy an tức hương đốt xông cho trẻ.

11. Chữa ho: Dùng nhựa bồ đề mài với mật ong để uống, mỗi lần dùng 0,5g, ngày làm 2-4 lần.

Lưu ý

Ngoài những công dụng chữa bệnh trên, cây bồ đề còn có một ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc với những người xuất gia, Đức Phật đã từng ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề. Vì vậy, cây là tượng trưng cho sự vững chắc về sự sinh tồn của Phật Giáo.

Một số kiêng kỵ khi dùng cây bồ đề:

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất minh họa, người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.


0