24/06/2018, 16:47

Câu hỏi ôn tập bài 5: Các nước Đông Nam Á ( Phần 2) – Lịch sử 9

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2 Câu hỏi 7: Em hãy cho biết quá trình phát triển của ASEAN diễn ra như thế nào? Trả lời câu hỏi: – Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. – Tháng 2-1976, Hiệp ước Ba-li ...

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN 2

Câu hỏi 7: Em hãy cho biết quá trình phát triển của ASEAN diễn ra như thế nào?

Trả lời câu hỏi:

– Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

– Tháng 2-1976, Hiệp ước Ba-li được kí kết tại In-đô-nê-xi-a, lúc này quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương được cải thiện rõ rệt như thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến viếng thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo cấp cao.

– Từ cuối những năm 70 đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, do những biến động về chính trị, xã hội ở Cam-pu-chia và sự kích động, can thiệp của một số nước lớn, quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu. Đây cũng là thời kì kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh nhờ thực hiện chiến lược công nghiệp hóa về xuất khẩu.

– Năm 1984, tổ chức ASEAN kết nạp thêm Bru-nây.

– Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN tiếp tục được mở rộng trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi: kết nạp Việt Nam (7-1995), Lào và Mi-a-ma (9-1997), Cam-pu-chia (4-1999), nâng số thành viên lên 10 nước. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, Ổn định và cùng phát triển.

Câu hỏi 8: Tại sao có thểnói: từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?

Trả lời câu hỏi :

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới chấm dứt chiến tranh lạnh, tình hình chính trị trong khu vực Đông Nam Á được cải thiện, xu hướng từ đối đầu sang đối thoại hợp tác, hòa nhập khu vực được mở ra.

Từ đó, ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên. Đến đầu tháng 4 – 1999,10 nước Đông Nam Á đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Trên cơ sở ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế. Từ năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á trở thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), năm 1994, lập diễn đàn khu vực (APT) có sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực. Như vậy, một chương mới đã mở ra trong khu vực Đông Nam Á.

Câu hỏi 9; Cho biết quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN ?

Trả lời câu hỏi :

-Quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu có lúc căng thẳng, tùy theo tình hình thế giới và khu vực, nhất là tùy theo biến động của tình hình ở Cam-pu-chia.

-Từ khi vấn đề Cam-pu-chia đi vào xu thế hòa giải và hòa nhập dân tộc, Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ ASEAN – Việt Nam ngày càng cải thiện.

– Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia hiệp ước Ba-li, tháng 7/1995 chính thức gia nhập ASEAN đánh giá bước phát triển mới trong việc tăng cường hợp tác ở khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”.

– Sau khi gia nhập ASEAN (28-7-1995), mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh.

Câu hỏi 10: Theo em Việt Nam cô những thuận lợi gì trong khi tham gia tổ chức ASEAN?

Trả lời câu hỏi:

Việt Nam có những thuận lợi khi tham gia ASEAN:

– Điều kiện đất nước ổn định, đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ Việt Nam phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa.

– Đất nước, con người Việt Nam có những nét tương đồng với các quốc gia Đông Nam Á vì vậy có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm để phát triển… nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các nước này.

– Hợp tác với các nước trong khối ASEAN tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực và thế giới.

Câu hỏi 11: Hãy nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á và cho biết biến đổi nào lớn nhất, vì sao?

Trả lời câu hỏi

* Biến đổi thứ nhất: Các nước Đông Nam Á đến nay đã giành được độc lập.

– Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.

* Biến đổi thứ hai: Từ khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng nền kinh tế – xã hội và đạt được những thành tựu to lớn.

* Biến đổi thứ ba: Đến tháng 7 – 1997, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị I kinh tế khu vực Đông Nam Á nhằm xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.

*Biến đổi thứ nhất là quan trọng nhất bởi vì:

+ Thân phận từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, lệ thuộc, trở thành những nước độc lập.

+ Nhờ những biến đổi đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi xây dựng và phát triển, kinh tế xă hội ngày càng phồn vinh.

Một số chuyên mục của lịch sử lớp 9

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 9
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 9
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 

Xem thêm: Câu hỏi ôn tập bài 5: Các nước Đông Nam Á ( Phần 1) – Lịch sử 9

0