24/06/2018, 16:49

Câu hỏi ôn tập bài 21: Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy – Lịch sử 10

Câu 1. Cho biết những dấu tích Người tối cổ trên đất nước Việt Nam. Gợi ý làm bài – Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xưa trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống. – Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dáu tích của Người tối cổ có niên đại cách đây ...

Câu 1. Cho biết những dấu tích Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.

Gợi ý làm bài

–              Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ xa xưa trên đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống.

–              Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dáu tích của Người tối cổ có niên đại cách đây khoảng 30 – 40 vạn năm.

+ Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), người ta tìm thấy một số chiếc răng Người tối cổ giống với răng Người tối cổ Bắc Kinh, có niên đại cách đây khoảng 30 r 40 vạn năm và nhiều xương cốt động vật thời cổ.

+ Ở nhiều địa phương khác như núi Đọ, Quân Yên, núi Nuông (Thanh Hóa), Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước),… cũng tìm thấy nhiều công cụ đá được ghè đẽo rất thô sơ.

–              Người tối cổ sống thành từng bầy. Mỗi bầy có khoảng 20 – 30 người, gồm 3-4 thế hệ. Họ săn bắt và hái lượm để sinh sống.

Câu 2. Trình bày sự chuyển biến từ Người tôì cổ thành Người tinh khôn ở nước ta.

Gợi ý làm bài

–              Trong quá trình tiến hóa, Người tối cổ đã chuyển biến thành Người tinh khôn. Trên lãnh thổ nước ta đã phát hiện được những hóa thạch răng và nhiều công cụ đá có hình dáng rõ ràng, được ghè đẽo của Người tinh khôn.

+ ở hang Hùm (Yên Bái), có những hóa thạch răng của Người tinh khôn giai đoạn sớm. ở di tích Người(Thái Nguyên), có nhiều công cụ đá của Người tinh khôn giai đoạn sớm. Người hang Hừm được nhiều nhà sử học coi là Người tinh khôn đầu tiên ở Việt Nam.

+ Ở di tích Sơn Vi (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều công cụ đá của Người tinh khôn giai đoạn muộn.

–              Chủ nhân văn hóa Sơn Vi cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời, ven bờ sống suôi trên một địa bởn khá rộng từ Sơn Là, Lài Châu, Lao Cai, Yên Bái, Bắc Giang đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Họ sống thành các thị tộc, bộ lạc, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sinh sống chính.

–              Công cụ của CƯ dân Sơn Vi đều làm bằng đá cuội, được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưởi sắc. Do cách ghè đẽo còn thô sơ nên mặt vỏ cuội tự nhiên còn giữ lại rất nhiều.

Câu 3. Trình bày sự phát triển của công xã thị tộc ở Việt Nam.

Gợi ý làm bài

–              Văn hóa Hòa Bình cách ngày nay khoảng 7000 – 12000 năm.

+ Các dấu tích của văn hóa Hòa Bình được phát hiện ở các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn Là, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị.

+ Cư dân Hòa Bình sống định cư lâu trong các hang động, mái đá gần nguồn nước hợp thành các thị tộc.

+ Công cụ lao động: Cư dân Hòa Bình biết ghè đẽo nhiều hơn lên cả một bên mặt công cụ như rìu ngắn, rìu bầu dục và bước đầu biết mài ở lưỡi rìu. Ngoài ra, có một số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ.

+ Kinh tế: lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả. Một nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu.

–              Văn hóa Bắc Sơn nối tiếp văn hóa Hòa Bình, có niên đại cách nay khoảng 6000 – 10000 năm.

+ Các dáu tích của văn hổa Bắc Sơn được tìm thấy ở nhiều t1nh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…

+ Cư dân Bắc Sơn cũng định cư trong các hang động đá vôi và dùng đá cuội để chế tạo công cụ. Họ đã biết đến kĩ thuật mởi công cụ và đồ trang sức, biết làm đồ gốm. Công cụ phổ biến của CƯ dân Bắc Sơn là rìu mởi ở lưởi.

+ Hoạt động kinh tế chính của cư dân Bắc Sơn vẫn là săn bắt, hái lượm, đánh cá và chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp của họ có bước tiến triển hơn CƯ dân Hòa Bình.

+ Cuộc sống vật chất và tinh thần cũng được nâng cao hơn.

–              Cuộc “cách mạng đá mới” cách ngày nay khoảng 5000- 6000 năm.

+ Con người đã phát triển kĩ thuật mới, cưa, khoan đá, làm gốm. Vì vậy, công cụ lao động có hình dáng gọn, đẹp hơn, thích hợp với từng loại công việc, từng vùng đất khác nhau. Nhờ thế, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa (dùng cuốc đá).

+ Cùng với sự gia tăng dân số là sự mở rộng trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh giữa các bộ lạc. Đời sống vật chất của cư dân đã ổn  định hơn,  đời sống tinh thần được nâng cao. Địa bàn cư trú của các thị tộc, bộ    lạc bấy  giờ đã mở rộng đến nhiều địa phương trong cả nước.

Câu 4. Nêu biểu hiện của cuộc “cách mạng đá mới” ở nước ta.

Gợi ý làm bài

–              Cuộc “cách mạng đá mới” cách ngày nay khoảng 5000 – 6000 năm.

– Biểu hiện của cuộc “cách mạng đá mới” ở nước ta:

+ Con người đã phát triển kĩ thuật mởi, cứa, khoan đá, làm gốm.

+ Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa (dùng cuốc đá).

+ Việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc được đẩy mạnh.

+ Đời sống vật chất của cư dân đã ổn định hơn, đời sống tinh thần được nâng cao. Địa bàn trú của các thị tộc, bộ lạc bấy giờ đã mở rộng đến nhiều địa phương trong cả nước.

Câu 5. Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo các mục: thời gian, địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội.

Gợi ý làm bài

Bảng thống kê các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 10:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 10
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 10
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10
0