03/06/2017, 19:42

Cảm nhận về tác phẩm tắt đèn

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác giả Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, một người phụ nữ sống ...

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Tác giả Ngô Tất Tố đã xây dựng thành công nhân vật chị Dậu, một người phụ nữ sống trong hoàn cảnh tối tăm cực khổ nhưng có phẩm chất cao đẹp. Ngoài ra, tác giả cũng dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế ...


Chị Dậu có một cuộc đời bất hạnh. Dù có cố gắng, vất vả làm đây làm đó thì cuộc đời của chị cũng không thay đổi, thậm chí còn tệ hơn trước kia. Cả cuộc đời chị đối diện với những nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ...), những nỗi đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ... ). Nhưng vẫn còn đó những đức tính phẩm chất trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh ... ). Vậy rốt cuộc chị là ai mà lại khổ đến vậy?

Ngày qua ngày, cả gia đình chị chỉ sống bằng những củ khoai. Suốt ngày chỉ ăn khoai mà khoai cũng chẳng đủ cho gia đình ăn. Chỉ ăn những thứ đó thôi thì làm sao mà sống được chứ? Cả gia đình lại phải đối mặt với các thứ thuế thì làm sao sống được?

"Trước Cách Mạng tháng Tám, thuế má là tai họa khủng khiếp nhất đối với người nông dân. Xoáy sâu vào thuế thân - một thứ thuế vô nhân đạo trong chính sách thuế khóa dã man của chế độ thuộc địa, tắt đèn đã phơi bày đến tận cùng bản chất bóc lột xấu xa, bẩn thỉu của thực dân Pháp."

Thuế thân, một thứ thuế bất nhân mà bọn quan lại địa chủ đặt ra hồi bấy giờ. Chị cẩn nhắc đến 2 từ “Thuế thân” là bao nhiêu người nông dân phải rùng mình. Dù thời bấy giờ có làm kẻ trộm thì cũng không đủ ăn, không đủ sống.

Mỗi khi đến mùa sưu, chị đều phải bán sạch mọi thứ có giá trong nhà. Vậy mà năm nay, chị đã bán hết mọi thứ có giá mà cũng chẳng đủ một xuất thuế. CHồng chị vì vậy mà bị bọn cai lệ đến trói rồi bắt đi đập tơi tả ở ngoài đình làng. Anh Dậu đã nhiều lần chết đi sống lại, người thì nhìn cứ như một cái xác chết mà bọn chúng vẫn đánh không thương tiếc. Chị Dậu đành phải bán cái Tý cho gia định Nghị Quế. Tưởng con mình có thế sống tốt ở một gia đình như thế này, nào ngờ gia đình Nghị Quế coi cái Tý chẳng bằng 1 con chó, bắt nó nhặt cơm thừa của chó từ dưới đất lên ăn. Nhưng biết làm thế nào bây giờ? Cái Tý dù cho có sống khổ cực, bị đánh đập, chửi mắng thế nào thì vẫn còn có cái ăn. Còn anh Dậu thì đang vật vờ nửa sống, nửa chết ở Đình Làng. Thồi thì đành phải nhìn con cái khổ cực và cầm lấy tiền nộp sưu cho chồng. May sao số tiền đó vừa đủ để trả xuất sưu cho chồng. Nhưng khốn nạn thay, vận đỏ vừa đến thì vẫn đen lại kéo tới. Anh Dậu còn chưa kịp gói gém đồ đạc mà bọn địa chủ lại bắt chị nộp cả xuất sưu cho chú Hợi, đứa em chồng đã chết từ rất lâu rồi. Tiền cứ thế rơi vào tay bọn chúng mà người thì cũng chẳng được thả ra. Chẳng còn gì đau xót hơn cái cảnh chứng kiến chồng mình bị hành hạ chết dần chết mòn mà chẳng làm gì được.Chỉ đến khi cơ thể anh Dậu chẳng còn giống như một cơ thể con người nữa thì đám cai lệ mới gánh người anh khiêng về nhà.
 
Về đến nhà, trông anh Dậu chẳng khác gì một cái xác chết. Chị Dậu nhìn cái người anh Dậu còn tưởng anh không thể sống được. May có sự giúp đỡ nhiệt tình của hàng xóm láng giềng ( Bà này bắt thằng Dần cố sức 'rặn đáí đái vào chậu sành. Ông kia lấy chiếc lược thưa ghè hai hàm răng anh Dậu. Bác nọ múc ít nước đái đổ vào trong miệng anh ấy. Bà kia bưng chậu nước đái xoa mãi vào mặt, vào mũi, vào cổ, vào gáy, vào hai thái dương anh tạ Cô nọ chạy về nhà mình lấy ít bồ kếp đốt than để vào cửa mũi người ốm. Chị kia sang nhà bên cạnh xin cái chổi sể châm lửa cho cháy đùng đùng ở giữa nhà ) nên anh Dậu đã may mắn tỉnh lại. Đúng là ở hiền thì sẽ gặp lành mà.
 
Anh Dậu vừa tỉnh dậy chị Dậu đã nấu ngay một nồi cháo. Nhưng chưa kịp húp tí gì thì đám cai lệ lại đến. Chị Dậu thổn thức cầu xin, bọn cai lệ thỏa sức chửi bới, đánh đập. Nhưng sức chịu đựng của con người cũng chỉ có giới hạn.Khi tên cai lệ cứ vừa thụi vào ngực chị,vừa tát vào mặt chị lại còn sấn sổ lao vào anh Dậu thì cái giới hạn của sự chịu đựng rất mong manh kia òa vỡ.Chị Dậu vùng lên quyết liệt và khỏe mạnh.Chị túm,chị dúi,chị lẳng tên nha dịch bằng sức của đàn bà lực điền và bằng cả sự tức giận của còn giun xéo lâu ngày.Ngay lúc ấy chị không can thiết phải nể sợ ai.Lúc ấy trong chị,sự tức giận trùm lấy đi tất cả. Chị vùng lên và “nổi loạn”.
 
Vì sự việc này mà chị bị áp giải lên phủ. Nhưng khi lên đến đó, tên quan huyện đã nói giúp cho chị và làm cho chị trắng án. Tưởng mình đã may mắn thoát khỏi rủi ro này nhưng rủi ro khác lại tiếp tục bám lấy chị. Tên quan huyện kia cố tình giúp chị nhưng cũng chỉ vì muốn lợi dụng chị, muốn giở trò đồi bại. Sao trên đời lại có tên "vô liêm sỉ" như hắn ta? Chị quyết không kẻ khác cưỡng bức! Mở cửa, chạy thẳng ra ngoài. Việc làm này cho thấy chị Dậu không vì quyền lực mà bán đi hạnh phúc của đời mình.
 
Rồi một hôm, bà hàng xóm láng giềng giới thiệu cho chị Dậu nghề làm vú cho một ông cụ đã tầm 80 tuổi. Hàng ngày chị phải vắt sữa cho ông ta. Vào một tối, ông ta lại giở trò đồi bại khiến cho chị không thể chịu nổi, chạy một mạch ra ngoài. Trời tối đen mù mịt, không nhìn thấy gì, chẳng khác gì chạy trên cái cơ đồ của chị.
 
Nhân vật Chị Dậu trong tác phẩm " Tắt đèn " có lẽ là nhận vật nữ chính xấu số, có kết cục bi thảm nhất từ trước đến nay. Một người phụ nữ luôn gặp rủi ro. Rủi ro gắn bó với chị suốt cả cuộc rồi như một người "bạn tri kỷ". Người bạn này đã khiến cho chị phải buồn lòng, đau khổ và rồi cuối cùng dẫn kến một cái kết bi thảm.
 
Tắt đèn là một trong những tiểu thuyết văn học tiêu biết và đặc sắc của Việt Nam ta ở thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Thông qua nhân vật Chị Dậu, tác phẩm này đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.

0