05/02/2018, 13:05

Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Bài làm: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh – Đó là những câu thơ mở đầu bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu ...

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh Bài làm: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh – Đó là những câu thơ mở đầu bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, nằm trong chương trình ngữ văn Trung học cơ sở. Bài thơ là những cảm nhận, những rung động trước tiết trời thu. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là một nhà thơ gắn bó với cuộc sống nông thôn, ông có rất nhiều sáng tác hay về đề tài con người và cuộc sống nông thôn. Năm 1977 ông sáng tác bài thơ Sang thu, bài thơ được lấy cảm hứng từ sự chuyển mùa, những tín hiệu chuyển mùa. Sự biến đổi của đất trời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng con người. Sự biến đổi ấy bắt nguồn từ tín hiệu chuyển mùa – đổi mùa bằng ngọn gió se, hương ổi. Những sự chuyển đổi ấy mang đến cho con người tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng, lưu luyến. Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh Bằng các giác quan sinh động của mình, mùa thu trong Sang thu cảm giác lạ lùng, thu năm nào cũng có, thu năm nào cũng đến nhưng không năm nào giống năm nào và đặc biệt nó giữ hương lại trong Sang thu của Hữu Thỉnh, một thu đặc trưng của khí hậu miền Bắc. “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Bốn câu thơ mở đầu nói lên cảm xúc ngỡ ngàng qua các động từ: “bỗng”, “phả” “chùng chình” thể hiện cảm giác ngỡ ngàng, sự xuất hiện đột ngột. Bỗng dưng trong thời tiết oi ả của mùa hè, tác giả như phát hiện hương ổi trong làn gió se, đó là những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. Từ “bỗng” cho người đọc cảm giác phát hiện ra được hương vị quen thuộc mà lạ lùng, báo hiệu một mùa thu, một sự chuyển mùa mới của đất trời. Hương ổi, gió se và sương sớm là những đặc trưng của mùa thu mà không phải ai cũng biết, tác giả quả là người tinh tế khi phát hiện ra điều ấy. Tác giả như quan sát rất kỹ chứ không phải là một sự trùng hợp. Để nhận thấy được sự chuyển mình cảu thười tiết, tác giả không chỉ dùng khưới giác, thị giác, xúc giác là những giác quan nhanh nhạy của mình. Tác giả đã vận dụng chính xác và tận dụng chính xác chúng trong việc cảm nhận thế giới, đặc biệt cảm nhận tinh tế với sự giao mùa. “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Không gian nghệ thuật trong bài được mở rộng hơn, cảm xúc bỡ ngỡ ban đầu biến mất thay vào đó là sự tri giác mạnh hơn về thời gian, về không gian thu choáng ngợp. Không gian rộng mở, không còn là hương ổi đi qua trước ngõ, phả và cơn gió mà khung cảnh thu mở rộng hơn, sông nước mênh mông hơn và rộng mở hơn, khung cảnh kéo dài hơn trong đoạn thơ. Tình cảm như da diết dạt dào hơn, sự vương vấn, lưu luyến với mùa hạ hơn bao giờ hết. “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sanh thu” Động từ “vắt” như bổ nghĩa cho câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”, sự chậm rãi, sự lưu luyến của thời tiết cũng khiến lòng con người nao nao, sự nuối tiếc những dư vị của mùa hè trong thiên nhiên, trong tâm trí con người. Câu thơ giúp ta hình dung ra sự chậm rãi của thời tiết, sự chuyển mình một cách nhẹ nhàng. “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” Khổ thơ cuối cùng diễn tả rõ rệt sự chuyển biến của đất trời và cũng là khổ thơ nói lên nỗi niềm, cảm xúc của tác giả trước sự chuyển mình của đất trời. Đất trời vẫn vậy, vẫn có nắng, có mưa nhưng mùa thu đến, cơn mưa vơi dần, những tia nắng còn lại vẫn còn tới mùa thu. Mùa thu đến với những sấm, những mưa, những nắng không còn quá bất ngờ nhưng vẫn hiện hữu. Qua đó là chút tâm tư, chút tình cảm của tác giả muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta, cuộc đời mỗi người đã – sẽ – đang – sắp trải qua những thăng trầm. Tuổi trẻ như mùa hạ, với cơn mưa rào ai cũng muốn tắm lại, nhưng khi đã sang thu, con người luôn tiếc nuối những điều đã qua. Bằng những cảm xúc, những giác quan nhạy bén của mình, tác giả đã viết nên một Sang thu xuất sắc với những xúc cảm riêng, đặc trưng của Hữu Thỉnh. Hà Vũ Hường Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu ThỉnhDánh giá bài viết

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Bài làm:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

Đó là những câu thơ mở đầu bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, nằm trong chương trình ngữ văn Trung học cơ sở. Bài thơ là những cảm nhận, những rung động trước tiết trời thu.

Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là một nhà thơ gắn bó với cuộc sống nông thôn, ông có rất nhiều sáng tác hay về đề tài con người và cuộc sống nông thôn. Năm 1977 ông sáng tác bài thơ Sang thu, bài thơ được lấy cảm hứng từ sự chuyển mùa, những tín hiệu chuyển mùa.  

Sự biến đổi của đất trời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng con người. Sự biến đổi ấy bắt nguồn từ tín hiệu chuyển mùa – đổi mùa bằng ngọn gió se, hương ổi. Những sự chuyển đổi ấy mang đến cho con người tâm trạng  ngỡ ngàng, bâng khuâng, lưu luyến.

Bằng các giác quan sinh động của mình, mùa thu trong Sang thu cảm giác lạ lùng, thu năm nào cũng có, thu năm nào cũng đến nhưng không năm nào giống năm nào và đặc biệt nó giữ hương lại trong Sang thu của Hữu Thỉnh, một thu đặc trưng của khí hậu miền Bắc.

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về” 

Bốn câu thơ mở đầu nói lên cảm xúc ngỡ ngàng qua các động từ: “bỗng”, “phả” “chùng chình” thể hiện cảm giác ngỡ ngàng, sự xuất hiện đột ngột. Bỗng dưng trong thời tiết oi ả của mùa hè, tác giả như phát hiện hương ổi trong làn gió se, đó là những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. Từ “bỗng” cho người đọc cảm giác phát hiện ra được hương vị quen thuộc mà lạ lùng, báo hiệu một mùa thu, một sự chuyển mùa mới của đất trời. Hương ổi, gió se và sương sớm là những đặc trưng của mùa thu mà không phải ai cũng biết, tác giả quả là người tinh tế khi phát hiện ra điều ấy. Tác giả như quan sát rất kỹ chứ không phải là một sự trùng hợp. Để nhận thấy được sự chuyển mình cảu thười tiết, tác giả không chỉ dùng khưới giác, thị giác, xúc giác là những giác quan nhanh nhạy của mình. Tác giả đã vận dụng chính xác và tận dụng chính xác chúng trong việc cảm nhận thế giới, đặc biệt cảm nhận tinh tế với sự giao mùa.

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Không gian nghệ thuật trong bài được mở rộng hơn, cảm xúc bỡ ngỡ ban đầu biến mất thay vào đó là sự tri giác mạnh hơn về thời gian, về không gian thu choáng ngợp.

Không gian rộng mở, không còn là hương ổi đi qua trước ngõ, phả và cơn gió mà khung cảnh thu mở rộng hơn, sông nước mênh mông hơn và rộng mở hơn, khung cảnh kéo dài hơn trong đoạn thơ. Tình cảm như da diết dạt dào hơn, sự vương vấn, lưu luyến với mùa hạ hơn bao giờ hết.

“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sanh thu”

Động từ “vắt” như bổ nghĩa cho câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ”, sự chậm rãi, sự lưu luyến của thời tiết cũng khiến lòng con người nao nao, sự nuối tiếc những dư vị của mùa hè trong thiên nhiên, trong tâm trí con người. Câu thơ giúp ta hình dung ra sự chậm rãi của thời tiết, sự chuyển mình một cách nhẹ nhàng. 

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Khổ thơ cuối cùng diễn tả rõ rệt sự chuyển biến của đất trời và cũng là khổ thơ nói lên nỗi niềm, cảm xúc của tác giả trước sự chuyển mình của đất trời. Đất trời vẫn vậy, vẫn có nắng, có mưa nhưng mùa thu đến, cơn mưa vơi dần, những tia nắng còn lại vẫn còn tới mùa thu. Mùa thu đến với những sấm, những mưa, những nắng không còn quá bất ngờ nhưng vẫn hiện hữu. Qua đó là chút tâm tư, chút tình cảm của tác giả muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta, cuộc đời mỗi người đã – sẽ – đang – sắp trải qua những thăng trầm. Tuổi trẻ như mùa hạ, với cơn mưa rào ai cũng muốn tắm lại, nhưng khi đã sang thu, con người luôn tiếc nuối những điều đã qua.

Bằng những cảm xúc, những giác quan nhạy bén của mình, tác giả đã viết nên một Sang thu xuất sắc với những xúc cảm riêng, đặc trưng của Hữu Thỉnh.

Hà Vũ Hường

0