05/02/2018, 13:05

Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài làm Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Trong chương trình Trung học Phổ thông, một tác giả mà đặc biệt với tác phẩm của ông là một ấn tượng, là một kho tàng trong văn học Việt Nam đó chính là tác giả ...

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài làm Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Trong chương trình Trung học Phổ thông, một tác giả mà đặc biệt với tác phẩm của ông là một ấn tượng, là một kho tàng trong văn học Việt Nam đó chính là tác giả – nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thế kỉ XV – XVI, ông sống trong một thế kỉ đầy biến động của lịch sử, đặc biệt với chế độ phong kiến Việt Nam. Bài thơ “Nhàn” của ông được giớ thiệu trong chương trình Trung học Phổ thông là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. “Một mai, một cuốc, một cần câu Thơ thẩn dầu ai thú vui nào” Hai câu thơ mở đầu bằng hình ảnh con người dân dã, hiên ngang giữa trời đất. Một hình ảnh ấn tượng, một người, một cuốc và một cần câu để làm công việc nông nhàn, đây là cách sống của nhà nho tìm về chốn nông nhàn – “Ngư, tiều, canh, mục” cuộc sống nông thôn làm bạn với cuốc với cày, những lúc nhàn rỗi có thể câu cá, dành thời gian suy ngẫm lại sự đời. Những vật dụng quen thuộc mang lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái hơn, cuộc sống nông thôn lao động tuy có vất vả nhưng nó giúp con người thêm sức khỏe, đầu óc thêm thư thái. Đằng sau sự xuất hiện đơn độc ấy là suy tư của tác giả một cách “Thơ thẩn”, tác giả đang ngẩn người ra trước suy nghĩ về cuộc sống về những điều mình hoặc người khác làm trong cuộc sống. Tác giả dường như đã chọn được con đường của mình, chọn cho mình một lối đi mới trong cuộc sống. Suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm của thân dân, một vẻ đẹp cao cả mà hầu khắp các nhà tư tưởng cũng như các nhà văn lớn đều có. “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao” Cái dại hay cái khôn được tác giả nhắc đến như là một sự biện minh, một lý do nhằm thuyết phục hay nói cách khác là bào chữa cho lựa chọn của mình. Xét trên phương diện nghĩa đen, tác giả khẳng định việc lựa chọn đi ngược lại xu hướng của mình nhưng xét trên phương diện nghĩa bóng, tác giả đã tạo nên các đối cực riêng biệt, thể hiện một ý nghĩa sâu xa. Cách định nghĩa ngược càng làm cho bài thơ thêm tính hấp dẫn, khẳng định thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã khéo léo mượn cách nói ngược dại – khôn để chứng tỏ vị thế cao hơn đối lập với bọn người nịnh bợ, mờ mắt vì bịu phù hoa giữa chốn lao xao, đông người. “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” Đây là hai câu thơ tiếp cảu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cho mình cuộc sống gần gũi với tự nhiên, cuộc sống ấy thân thiện, hòa nhã biết bao nhiêu. Tác giả sống trong trời đất hưởng thụ bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, hòa tâm tư tình cảm của mình vào thiên nhiên để có cuộc sống êm đẹp và không vụ lợi. Ở điểm này, tác giả như muốn dung hòa với đất trời ta nhận ra những triết lý sâu xa một cách thích ứng của con người với môi trường, cách sống hòa hợp. Con người nếu sống trong tự nhiên sẽ dần hòa hợp với tự nhiên, chỉ có hòa hợp với tự nhiên mới khiến con người đạt đến đỉnh cao của tri thức, đỉnh cao của cuộc sống. Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Tác giả đã khéo léo mượn điển tích một cách tự nhiên, thể hiện thái độ sống dứt khoát. Thể hiện một sự thoát tục, sống cuộc sống của người bình thường không màng danh lợi. Đối với xã hội phong kiến ngày xưa, phú quý, tiền tài, danh vọng là những điều mà con người ai cũng mơ tới nhưng vì vinh hoa phú quý mà nhiều lúc con người giẫm đạp lên người khác hay thẳng tay làm những điều xấu ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Vinh hoa phú quý ai cũng mong muốn nhưng nó cũng chỉ như là một giấc mơ, chợt đến chợt đi lúc nào không hay. Cách lựa chọn của tác giả cũng khéo tài tình, nhìn mọi sự việc vận động theo lẽ tự nhiên của con người, cái gì đến sẽ đến, xem vinh hoa phú quý cũng chỉ như giấc chiêm bao, phú quý tiền tài chỉ là bên ngoài, là vật ngoài thân. Thi sĩ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan điểm sống của mình, bằng những trải nghiệm thực tế, những suy ngẫm được đúc kết từ ngàn đời với quan niệm đạo lý của nhân dân, thể hiện cách nhìn của một thi sĩ, một người nhạy cảm trước thế cuộc. Trong sự khắc nghiệt ấy, thi sĩ tìm đến những thú vui trong cây cỏ, luôn giữ mình trong sạch, đến với nhân dân cũng trong xu hướng ấy, đối lập với những người tầm thường thủ đoạn đa đoan một cách ngôn ngạo, thâm thúy. “Nhàn” được sáng tác với thể loại thơ Nôm nổi tiếng của dân tộc. Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa vạch trần bộ mặt của những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống của nhân dân mà vừa bảo vệ trung thành những giá trị đạo lý tốt đẹp qua những lời thơ thấm đẫm tính triết lý, một quan niệm sống thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi. Hà Vũ Hường Cảm nhận của em về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh KhiêmDánh giá bài viết

Đề bài:

Bài làm

Trong chương trình Trung học Phổ thông, một tác giả mà đặc biệt với tác phẩm của ông là một ấn tượng, là một kho tàng trong văn học Việt Nam đó chính là tác giả – nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thế kỉ XV – XVI, ông sống trong một thế kỉ đầy biến động của lịch sử, đặc biệt với chế độ phong kiến Việt Nam. Bài thơ “Nhàn” của ông được giớ thiệu trong chương trình Trung học Phổ thông là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.

“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai thú vui nào”

Hai câu thơ mở đầu bằng hình ảnh con người  dân dã, hiên ngang giữa trời đất. Một hình ảnh ấn tượng, một người, một cuốc và một cần câu để làm công việc nông nhàn, đây là cách sống của nhà nho tìm về chốn nông nhàn – “Ngư, tiều, canh, mục” cuộc sống nông thôn làm bạn với cuốc với cày, những lúc nhàn rỗi có thể câu cá, dành thời gian suy ngẫm lại sự đời. Những vật dụng quen thuộc mang lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái hơn, cuộc sống nông thôn lao động tuy có vất vả nhưng nó giúp con người thêm sức khỏe, đầu óc thêm thư thái. Đằng sau sự xuất hiện đơn độc ấy là suy tư của tác giả một cách “Thơ thẩn”, tác giả đang ngẩn người ra trước suy nghĩ về cuộc sống về những điều mình hoặc người khác làm trong cuộc sống. Tác giả dường như đã chọn được con đường của mình, chọn cho mình một lối đi mới trong cuộc sống. Suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm của thân dân, một vẻ đẹp cao cả mà hầu khắp các nhà tư tưởng cũng như các nhà văn lớn đều có.

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao”

Cái dại hay cái khôn được tác giả nhắc đến như là một sự biện minh, một lý do nhằm thuyết phục hay nói cách khác là bào chữa cho lựa chọn của mình. Xét trên phương diện nghĩa đen, tác giả khẳng định việc lựa chọn đi ngược lại xu hướng của mình nhưng xét trên phương diện nghĩa bóng, tác giả đã tạo nên các đối cực riêng biệt, thể hiện một ý nghĩa sâu xa. Cách định nghĩa ngược càng làm cho bài thơ thêm tính hấp dẫn, khẳng định thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã khéo léo mượn cách nói ngược dại – khôn để chứng tỏ vị thế cao hơn đối lập với bọn người nịnh bợ, mờ mắt vì bịu phù hoa giữa chốn lao xao, đông người.

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Đây là hai câu thơ tiếp cảu bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chọn cho mình cuộc sống gần gũi với tự nhiên, cuộc sống ấy thân thiện, hòa nhã biết bao nhiêu. Tác giả sống trong trời đất hưởng thụ bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, hòa tâm tư tình cảm của mình vào thiên nhiên để có cuộc sống êm đẹp và không vụ lợi. Ở điểm này, tác giả như muốn dung hòa với đất trời ta nhận ra những triết lý sâu xa một cách thích ứng của con người với môi trường, cách sống hòa hợp. Con người nếu sống trong tự nhiên sẽ dần hòa hợp với tự nhiên, chỉ có hòa hợp với tự nhiên mới khiến con người đạt đến đỉnh cao của tri thức, đỉnh cao của cuộc sống.

“Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem  phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả đã khéo léo mượn điển tích một cách tự nhiên, thể hiện thái độ sống dứt khoát. Thể hiện một sự thoát tục, sống cuộc sống của người bình thường không màng danh lợi.

Đối với xã hội phong kiến ngày xưa, phú quý, tiền tài, danh vọng là những điều mà con người ai cũng mơ tới nhưng vì vinh hoa phú quý mà nhiều lúc con người giẫm đạp lên người khác hay thẳng tay làm những điều xấu ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.

Vinh hoa phú quý ai cũng mong muốn nhưng nó cũng chỉ như là một giấc mơ, chợt đến chợt đi lúc nào không hay. Cách lựa chọn của tác giả cũng khéo tài tình, nhìn mọi sự việc vận động theo lẽ tự nhiên của con người, cái gì đến sẽ đến, xem vinh hoa phú quý cũng chỉ như giấc chiêm bao, phú quý tiền tài chỉ là bên ngoài, là vật ngoài thân.

Thi sĩ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan điểm sống của mình, bằng những trải nghiệm thực tế, những suy ngẫm được đúc kết từ ngàn đời với quan niệm đạo lý của nhân dân, thể hiện cách nhìn của một thi sĩ, một người nhạy cảm trước thế cuộc. Trong sự khắc nghiệt ấy, thi sĩ tìm đến những thú vui trong cây cỏ, luôn giữ mình trong sạch, đến với nhân dân cũng trong xu hướng ấy, đối lập với những người tầm thường thủ đoạn đa đoan một cách ngôn ngạo, thâm thúy.

“Nhàn” được sáng tác với thể loại thơ Nôm nổi tiếng của dân tộc. Qua bài thơ, tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa vạch trần bộ mặt của những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống của nhân dân mà vừa bảo vệ trung thành những giá trị đạo lý tốt đẹp qua những lời thơ thấm đẫm tính triết lý, một quan niệm sống thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.

Hà Vũ Hường

0