05/02/2018, 13:05

Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên

Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên Bài làm: Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên – Trong chương trình văn học Trung học phổ thông, tác phẩm để lại ấn tượng trong tôi nhất đó là tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, đặc biệt là đoạn trích “Trao Duyên”. ...

Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên Bài làm: Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên – Trong chương trình văn học Trung học phổ thông, tác phẩm để lại ấn tượng trong tôi nhất đó là tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, đặc biệt là đoạn trích “Trao Duyên”. Đoạn trích là tâm sự của nàng Kiều trao gửi lại mối nhân duyên với chàng Kim Trọng cho em gái – Thúy Vân trước đêm quyết định bán mình chuộc cha. Nguyễn Du có tên hiệu là Tố Như, ông là một trong những tác giả – nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Trung đại Việt Nam. Kiệt tác “Truyện Kiều” được sáng tác sau khi Nguyễn Du đi xứ ở Trung Quốc, khi tiếp xúc với tiểu thuyết “Đoạn trường Tân Thanh” của Thanh Tâm Tài nhân đã cho Nguyễn Du cảm hứng sáng tác tác phẩm của mình. Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên Gia đình Kiều đã gặp biến cố, gia đình bị vu oan, bố và em trai bị bắt và phải nộp một khoản tiền lớn thì mới được trả về, nếu không sẽ bị tù tội, tra tấn. Trong đoạn trước, Kiều mới gặp Kim trọng và duyên mới chớm nở. Hai người đã nguyện ước thề thốt dưới trăng, hứa hẹn một mối tình đẹp đẽ. Gia đình Kiều gặp biến cố, trong khi đó, Kim Trọng cũng phải về quê nhà để chịu tang chú. Kiều là con cả, là chị cả trong nhà, Kiều bị đẩy vào thế bí, buộc phải bán thân mình để chuộc cha và em, mong gia đình trở lại yên ổn. “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” Đây là những câu thơ thể loại lục bát mở đầu cho đoạn trích. Trong đêm tối, Kiều dù là chị nhưng với tâm thế thấp hơn em, mong muốn gửi gắm, nhờ cậy em mình một chuyện gì đó mà cô rất lưu tâm và có thể không hoàn thành được tâm nguyện trước khi quyết định bán thân mình. Cô nhẹ nhàng thức em mình dậy và dùng hành động “Lạy”, cô là một người rất biết lễ nghĩa, khi muốn nhờ vả ai, ngay cả người thân, ban đầu mình sẽ phải cho họ biết, cho họ thấy được sự chân thành của mình. Cách làm ấy khiến Thúy Vân không thể từ chối được. Cách nhờ của Thúy Kiều cũng thể hiện sự việc khó lường, khó đoán trước được ngày sau sẽ như thế nào. Sự ra đi lần này của cô lành ít dữ nhiều. “Tương tư” trong ấy là tình cảm mà đã “len lói” trong mối quan hệ giữa Thúy Kiều – Kim Trọng. Sau ấy là tâm tư, nguyện vọng của mình mong em gái có thể dùng “keo loan” mà “chắp mối tơ thừa”. “Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” Đó là lời đối thoại của Thúy Kiều với Thúy Vân, theo đó, Kiều kể về duyên của mình với Kim Trọng, đặc biệt nhấn mạnh sự tình mà gia đình gặp phải khiến gương vỡ, bình rơi, cô không tiếp được mối duyên kia và chữ hiếu và chữ tình đều phải hoàn thành, việc cô chấp nhận bán thân mình để chuộc cha và em mong cho gia đình trở lại yên ổn nhưng còn duyên kia chưa trả và có thể không trả được. Cô trông cậy và gửi gắm trao cho em mình, mong “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” Đó là những lý lẽ làm an lòng của Thúy Vân mà Thúy Kiều sử dụng trong tác phẩm. Kiều mong rằng em mình còn trẻ trung hơn mình, có thể thay mình khám đám gia đình, là nơi tin cậy để chị mình gửi gắm mối tơ duyên của mình cho em. “Chiếc thoa với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy, so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai” Đây là những lời độc thoại tự thân, những vật dụng sau cùng, những tín ước định mệnh của mối tình nặng, duyên nồng. Kiều dặn Thúy Vân, dặn lòng mình sau khi gửi gắm em, chuyện nhà, chuyện tình cảm. Thúy Kiều trước khi làm nghĩa vụ của một người con, hi sinh bản thân mình để cứu cha, cứu em, thì Thúy Kiều đã làm tròn vai trò làm cha – mẹ khi hoàn thành hôn nhân của em, tìm cho em một mối nhân duyên về sau này. “Trăm năm gửi lạy tình quê Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng” Đây là những câu thơ đối thoại tự thân, tự trách phận bạc, mọi sự đã lỡ. Hình ảnh của Thúy Vân mờ nhạt đi, hình ảnh Kim Trọng hiện ra rõ rệt, Kiều càng phân trần, tự trách bản thân mình, trách duyên phận phận lỡ làng thì đau đớn tột cùng càng lên cao. Cuối cùng, nỗi đau đến cùng tột độ khi Kiều thốt lên: “Ôi Kim lang, hỡi Kim lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” Thúy Kiều đã lạy chăm ngàn cái gửi đến Kim Trọng, đến mối tình của mình với Kim Trọng. Lời cuối cùng Thúy Kiều thốt lên mong rằng phận ấy, duyên ấy trao lại cho em và người mình yêu thấu hiểu được. Qua đoạn trích trên, Nguyễn Du muốn nói lên thực tế xã hội phong kiến Việt Nam, trà đạp lên quyền sống của con người, xã hội với hàng loạt bất công. Những tâm trạng, những cảm xúc của Thúy Kiều cũng là những lời từ tận đáy lòng của tác giả với sự xót xa, niềm cảm thông sâu sắc nhất. Đoạn trích “Trao duyên” là một trích đoạn hay trong chương trình Trung học phổ thông. Hà Vũ Hường Cảm nhận về đoạn trích Trao duyênDánh giá bài viết

Đề bài:

Bài làm:

Trong chương trình văn học Trung học phổ thông, tác phẩm để lại ấn tượng trong tôi nhất đó là tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, đặc biệt là đoạn trích “Trao Duyên”. Đoạn trích là tâm sự của nàng Kiều trao gửi lại mối nhân duyên với chàng Kim Trọng cho em gái – Thúy Vân trước đêm quyết định bán mình chuộc cha.

Nguyễn Du có tên hiệu là Tố Như, ông là một trong những tác giả – nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Trung đại Việt Nam. Kiệt tác “Truyện Kiều” được sáng tác sau khi Nguyễn Du đi xứ ở Trung Quốc, khi tiếp xúc với tiểu thuyết “Đoạn trường Tân Thanh” của Thanh Tâm Tài nhân đã cho Nguyễn Du cảm hứng sáng tác tác phẩm của mình.

Gia đình Kiều đã gặp biến cố, gia đình bị vu oan, bố và em trai bị bắt và phải nộp một khoản tiền lớn thì mới được trả về, nếu không sẽ bị tù tội, tra tấn. Trong đoạn trước, Kiều mới gặp Kim trọng và duyên mới chớm nở. Hai người đã nguyện ước thề thốt dưới trăng, hứa hẹn một mối tình đẹp đẽ. Gia đình Kiều gặp biến cố, trong khi đó, Kim Trọng cũng phải về quê nhà để chịu tang chú. Kiều là con cả, là chị cả trong nhà, Kiều bị đẩy vào thế bí, buộc phải bán thân mình để chuộc cha và em, mong gia đình trở lại yên ổn.

“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Đây là những câu thơ thể loại lục bát mở đầu cho đoạn trích. Trong đêm tối, Kiều dù là chị nhưng với tâm thế thấp hơn em, mong muốn gửi gắm, nhờ cậy em mình một chuyện gì đó mà cô rất lưu tâm và có thể không hoàn thành được tâm nguyện trước khi quyết định bán thân mình. Cô nhẹ nhàng thức em mình dậy và dùng hành động “Lạy”, cô là một người rất biết lễ nghĩa, khi muốn nhờ vả ai, ngay cả người thân, ban đầu mình sẽ phải cho họ biết, cho họ thấy được sự chân thành của mình. Cách làm ấy khiến Thúy Vân không thể  từ chối được. Cách nhờ của Thúy Kiều cũng thể hiện sự việc khó lường, khó đoán trước được ngày sau sẽ như thế nào. Sự ra đi lần này của cô lành ít dữ nhiều. “Tương tư” trong ấy là tình cảm mà đã “len lói” trong mối quan hệ giữa Thúy Kiều – Kim Trọng. Sau ấy là tâm tư, nguyện vọng của mình mong em gái có thể dùng “keo loan” mà “chắp mối tơ thừa”.

“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Đó là lời đối thoại của Thúy Kiều với Thúy Vân, theo đó, Kiều kể về duyên của mình với Kim Trọng, đặc biệt nhấn mạnh sự tình mà gia đình gặp phải khiến gương vỡ, bình rơi, cô không tiếp được mối duyên kia và chữ hiếu và chữ tình đều phải hoàn thành, việc cô chấp nhận bán thân mình để chuộc cha và em mong cho gia đình trở lại yên ổn nhưng còn duyên kia chưa trả và có thể không trả được. Cô trông cậy và gửi gắm trao cho em mình, mong “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Đó là những lý lẽ làm an lòng của Thúy Vân mà Thúy Kiều sử dụng trong tác phẩm. Kiều mong rằng em mình còn trẻ trung hơn mình, có thể thay mình khám đám gia đình, là nơi tin cậy để chị mình gửi gắm mối tơ duyên của mình cho em.

“Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”

Đây là những lời độc thoại tự thân, những vật dụng sau cùng, những tín ước định mệnh của mối tình nặng, duyên nồng. Kiều dặn Thúy Vân, dặn lòng mình sau khi gửi gắm em, chuyện nhà, chuyện tình cảm. Thúy Kiều trước khi làm nghĩa vụ của một người con, hi sinh bản thân mình để cứu cha, cứu em, thì Thúy Kiều đã làm tròn vai trò làm cha – mẹ khi hoàn thành hôn nhân của em, tìm cho em một mối nhân duyên về sau này.

“Trăm năm gửi lạy tình quê
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Đây là những câu thơ đối thoại tự thân, tự trách phận bạc, mọi sự đã lỡ.  Hình ảnh của Thúy Vân mờ nhạt đi, hình ảnh Kim Trọng hiện ra rõ rệt, Kiều càng phân trần, tự trách bản thân mình, trách duyên phận phận lỡ làng thì đau đớn tột cùng càng lên cao. Cuối cùng, nỗi đau đến cùng tột độ khi Kiều thốt lên:

“Ôi Kim lang, hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Thúy Kiều đã lạy chăm ngàn cái gửi đến Kim Trọng, đến mối tình của mình với Kim Trọng. Lời cuối cùng Thúy Kiều thốt lên mong rằng phận ấy, duyên ấy trao lại cho em và người mình yêu thấu hiểu được. 

Qua đoạn trích trên, Nguyễn Du muốn nói lên thực tế xã hội phong kiến Việt Nam, trà đạp lên quyền sống của con người, xã hội với hàng loạt bất công. Những tâm trạng, những cảm xúc của Thúy Kiều cũng là những lời từ tận đáy lòng của tác giả với sự xót xa, niềm cảm thông sâu sắc nhất. Đoạn trích “Trao duyên” là một trích đoạn hay trong chương trình Trung học phổ thông.

Hà Vũ Hường

0