24/05/2017, 13:16

Bình giảng bài ca dao “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng … Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”

Đề bài: Bình giảng bài ca dao: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng. Trong kho tàng ca dao dân ca ngoài những bài ca dao dân ca nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng vui vẻ của người nông dân xưa thì còn có ...

Đề bài: Bình giảng bài ca dao: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng. Trong kho tàng ca dao dân ca ngoài những bài ca dao dân ca nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng vui vẻ của người nông dân xưa thì còn có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Nổi bật trong đó phải kể đến bài ca dao rất đỗi thân thương mộc mạc mà không kém phần hấp dẫn, gợi nhắc cho ta những ...

Đề bài: Bình giảng bài ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng

Đan sàng thiếp cũng xin vâng

Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng.

Trong kho tàng ca dao dân ca ngoài những bài ca dao dân ca nói về cuộc sống lao động vất vả nhưng vui vẻ của người nông dân xưa thì còn có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa. Nổi bật trong đó phải kể đến bài ca dao rất đỗi thân thương mộc mạc mà không kém phần hấp dẫn, gợi nhắc cho ta những gì thiêng liêng nhất của tình yêu qua những hình ảnh thân quen mộc mạc:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng hay chưa
Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre non vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”

dem trang thanh anh moi hoi nang

Những bài ca dao về tình yêu thường rất ngắn chỉ có ít câu, ở bài ca dao này chỉ có bốn câu thôi nhưng qua bốn câu thơ đó ta thấy được vẻ đẹp tình yêu của hai người. tình yêu ấy không được ví von so sánh với những vật đắt tiền như vàng bạc đá quý mà nó rất giản đơn nhưng không phải thấp kém qua những hình ảnh thân thuộc như gốc lúa bơ tre. Cũng bởi vốn dĩ ca dao dân ca thường rất mộc mạc vì thế tình yêu hay bất cứ tình cảm, đạo lí nào trong cuộc sống cũng như thế. Lối viết cảu bài này giống với bài ca dao tình yêu nọ:

“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”
              

Hai câu ca dao đầu là lời của chàng trai hỏi cô gái, một câu hỏi mang đầy ẩn ý cũng như tình cảm của chàng trai. Ở đây cũng là lối giao duyên mượn hình ảnh của những trái cây, cành lá thân quen để làm danh từ để xưng hô. Điều đó thể hiện một vẻ đẹp mộc mạc và thi vị của nhân dân ta hay chính là sự mộc mạc trong chính tình yêu của họ:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng hay chưa”

Tình yêu của họ gắn liền với hình ảnh thanh bình của đêm trăng thanh, đêm trăng thanh ấy rất đẹp và ánh trăng ấy như chứng minh cho tình cảm của đôi trai gái ấy. dưới cảnh đẹp lung linh ấy chàng trai đã đem lòng mình để bày tỏ với cô gái. Đêm trăng thanh bình hay chính là đêm trăng lung linh huyền ảo của tình yêu. Đồng thời đó cũng chính là sự thanh bình êm đềm trong tình yêu ấy. Trước những khó khăn vất vả của cuộc sống thiếu thốn thì cảnh đẹp của đêm trăng luôn là nơi mà các đôi hẹn hò nhau và chàng trai cô gái ở đây cũng vậy. Có thể rằng hình ảnh cây tre luôn là hình ảnh thể hiện vẻ đẹp kiên trung bất khuất trong đấu tranh của ông cha ta thế mà ở đây nó lại xuất hiện trong tình yêu đôi lứa. Tre đi liên với “ tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre anh hùng lao động”,còn tre ở đây lại là tre non trong chính tình yêu của nam nữ. Hình ảnh tre non ấy với câu hỏi đã đủ lá đan sàng hay chưa nhằm nói lên số tuổi của cô gái đã đủ để lấy chồng hay chưa. Lá tre như muốn hỏi về độ tuổi của cô gái, đó là một cách hỏi khá hay và tế nhị tránh được sự ngại ngùng của cô gái. Tình yêu và đám cưới ấy được thể hiện như việc đan một cái sàng. Như vậy có thể thấy đó là một tình yêu không cầu kì nó đơn giản và mộc mạc như ngọn tre cái sàng kia vậy.

Sang hai câu cuối ta nghe được câu trả lời của cô gái về chuyên tình yêu ấy. Cũng giống như bài mận hỏi đào thì co gái trong bài ca dao này cũng thể hiện sự lễ phép và dịu dàng cũng như tình cảm cô dành cho anh được thể hiện rõ:

                               “ Đan sàng thiếp cũng xin vâng
                                 Tre non vừa đủ lá non chăng hỡi chàng”

Hai từ “ xin vâng” giống như một cái gật đầu đồng ý bẽn lẽn thẹn thùng của cô gái. Đó là một hình ảnh đây nữ tính và duyên dáng của cô. Cô thẹn thùng bộc lộ tâm ý của mình cho chàng trai biết, rằng tre nón vừa đủ lá có nghĩa rằng tuổi của cô cũng trực lấy chồng vì thế cho nên nếu đan sàng thì cô cũng xin nghe theo. Qua đây ta thấy rõ tình cảm họ dành cho nhau xuất phát từ hai phía.
                 

Một lần nữa ca dao lại giúp những chàng trai cô gái đến với nhau một cách tự nhiên mà không sợ sự thẹn thùng làm cho kết thúc không đẹp. đặc biệt ở bài ca dao này không phải thể thơ lục bát truyền thống nhưng vẫn rất mặn mà đậm đà theo cách riêng của thể thơ trong bài. Tình yêu trên làng quê được thể hiện trong chính đêm trăng tuyệt đẹp cùng những hình ảnh rất đỗi thân quen như cây nứa cây tre.

0