24/05/2017, 13:15

Bình giảng bài Cảm Hoài của Đặng Dung ngữ văn 10

Binh giang bai tho Cam hoai cua Dang Dung – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài Cảm Hoài của Đặng Dung trong chương trình văn học lớp 10. Cảm hoài” là bài thơ bi hùng nhất trong nền văn thơ cổ điển Việt Nam đầu thế kỉ XV. Nguyên tác bằng chừ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn ...

Binh giang bai tho Cam hoai cua Dang Dung – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài Cảm Hoài của Đặng Dung trong chương trình văn học lớp 10. Cảm hoài” là bài thơ bi hùng nhất trong nền văn thơ cổ điển Việt Nam đầu thế kỉ XV. Nguyên tác bằng chừ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nó đã để lại cho người đọc nhiều bài học lịch sử của dân tộc. Mở đầu bài thơ tác giả đã lo lắng về vận sự của đất nước, tuổi đã già rồi nhưng nhưng suy ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài Cảm Hoài của Đặng Dung trong chương trình văn học lớp 10.

Cảm hoài” là bài thơ bi hùng nhất trong nền văn thơ cổ điển Việt Nam đầu thế kỉ XV. Nguyên tác bằng chừ Hán, viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, nó đã để lại cho người đọc nhiều bài học  lịch sử của dân tộc.

Mở đầu bài thơ tác giả đã lo lắng về vận sự của đất nước, tuổi đã già rồi nhưng nhưng suy tư lo lắng về đất nước vẫn không ngừng chảy trong tâm hồn của tác giả :

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

binh giang bai tho cam hoai dang dung

Đây có lẽ cũng là  một câu hỏi lớn, chứa  đầy  chất bi phẫn:  “Việc đời dằng dặc, mà ta già rồi, biết làm sao đây”? tác giả hỏi   chính mình, hỏi trời xanh thăm thẳm, rằng việc lớn chưa thành, còn bao bề bộn, ngổn ngang, mà ta thì già rồi, biết làm thế nào?  Trong khi giặc ngoại xâm đang lăm le sang xâm lược ngày tháng qua mau, sức tàn lực kiệt, biết tính sao đây?, trong lòng tác giả lúc này  đang dâng trào những cảm xúc riêng chung khó tả, mà đành bất lực trước “thế sự du du”, muốn “gom cả trời đất rộng lớn lại mà ném cả vào một cuộc say”. Hai câu thơ tiếp theo tác giả đã nói về vận mệnh của đất nước khi rơi vào lâm nguy   thì những kẻ tầm thường, cũng dễ làm nên công lạ. Lúc vận hội bỏ ta mà đi, thì dẫu là kẻ anh hùng, cũng đành phải nuốt hận mà thôi! Việc đời xưa nay vẫn thế, mà ta cũng biết thế, không có gì lạ:

Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa!

Đã đành là quy luật chung của muôn đời, nhưng chẳng may vướng vào nỗi đau này, ai mà chẳng xót xa, huống chi những người ôm chí lớn. Khi hoàn cảnh khó khăn  quân ta binh lực mỏng, lại không có viện binh, cuối cùng thua trận, lâm vào thế bị bao vây, khốn đốn trong rừng sâu nhiều ngày, rất khó có cơ hội phục dựng. Đặng Dung cảm nhận rằng vận nước đang vô cùng ảm đạm, thất bại là điều khó tránh khỏi, nên chi, nỗi lòng ông nặng trĩu buồn đau, uất hận vô cùng. Ông viết: “vận khứ anh hùng ẩm hận đa”! Nỗi uất hận dồn nén, phải cắn răng mà “nuốt” vào trong bụng. Chữ “ẩm hận” là uống hận, nuốt hận, là chữ tập trung nhất tinh thần cảm khái của bài thơ, đủ thấy độ căng của hận thù, độ sâu của niềm bi phẫn. Hai câu tiếp theo là những mong ước  được công hiến sức lực của mình cho đất nước :

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

Tác giả muốn  đem tài giúp chúa, xoay thời chuyển thế, mong lật lại thế cờ, giành lại non sông, nhưng tiếc thay, thời vận không còn, không có cách nào, không có con đường nào,kéo được sông Ngân xuống mà rửa giáp binh, kết thúc cuộc chiến giành lại bờ cõi giang sơn…

Hai câu kết đó là nỗi niềm uất hận, nó thật hiện thực và đậm chất bi:

Quốc thù vị báo đầu tư bạch
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma

Đây  là một nỗi buồn lớn. Nó là tiếng kêu bi phẫn của người anh hùng chiến bại.. Đối lập giữa cái hữu hạn nhỏ bé của con người, với trời đất rộng lớn. Đối lập giữa khát vọng vô cùng, với hiện thực nghiệt ngã đớn đau. Đối lập giữa thời gian ngắn ngủi một đời người, với việc đời ngổn ngang dằng dặc…Và chính nó tạo nên những mâu thuẫn, những giằng xé tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Cảm Hoài là bài thơ hay của Đăng Dung,đây là tiếng lòng đau đớn của tác giả khi chưa phụng sự công sức của mình cho Đất nước sự bất lực của mình khi về già.

0