24/05/2017, 13:15

Bình giảng bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa ngữ văn 10

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa trong chương trình SGK 10. Trong kho tàng ca dao dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều bài thơ được sáng tác trong quá trình lao động và sản xuất của người dân và đó còn là những câu chuyện tình cảm của những chàng ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa trong chương trình SGK 10. Trong kho tàng ca dao dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều bài thơ được sáng tác trong quá trình lao động và sản xuất của người dân và đó còn là những câu chuyện tình cảm của những chàng trai và cô gái,có những chuyện tình đẹp và cả những chuyện tình họ không thể đến được với nhau. Trong số đó có bài thơ “trèo lên cây bưởi hái hoa” là ...

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng bài ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa trong chương trình SGK 10.
              

Trong kho tàng ca dao dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều bài thơ được sáng tác trong quá trình lao động và sản xuất của người dân và đó còn là những câu chuyện tình cảm của những chàng trai và cô gái,có những chuyện tình đẹp và cả những chuyện tình họ không thể đến được với nhau. Trong số đó có bài thơ “trèo lên cây bưởi hái hoa” là một trong những sáng tác suất sắc của người dân lao động. Đây là một bài thơ kể về câu chuyện tình cảm mang tính bi kịch của đôi trai gái không đến được với nhau
                      

Hai câu thơ đầu là những hành động của chàng trai:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân”

treo len cay buoi hai hoa
                       

Có thể hiểu câu ca dao này theo hai cách đó là có thể hiểu đây là những hành động của chàng trai phải “trèo lên”, “bước xuống” biết bao nhiêu gian khổ khó nhọc để tìm người yêu hoặc có thể coi đây là một cách mở đầu để lấy cảm hứng vì theo ca dao trữ tình thì những câu thơ đầu tiên sẽ dành để lấy cảm hứng ngụ cảnh sinh tình. Trèo lên cây bưởi hái hoa chủ yếu nhằm gợi hứng và có tác dụng đưa đẩy bắt vần. Đọc hai câu thơ này ta không hiểu tại sao chàng trai có những hành động như ”trèo lên cây bưởi” hay “bước xuống vườn cà để làm gì bởi không thể hái nụ tầm xuân ở trong vườn cà được nhưng khi hiểu đúng tâm ý của nhà thơ thì đây chỉ là một hành động trong tâm trí,tâm tưởng của nhà thơ,hay chính là tâm tưởng của chàng trai và những hành động ấy chỉ là những hành động trong tâm trí để chống lại cái cảm giác nhớ nhung và cả sự cô đơn đang bủa vây chàng trai khi không thể tìm thấy cô gái không được ở bên cô gái cho thỏa nỗi nhớ nhung. Trước hết nụ tầm xuân chỉ là một nhánh của một loài hoa mọc hoang dại trong họ hoa hồng. Nó được biết đến là loài hoa có màu trắng nhưng ở đây nụ tầm xuân lại được nhắc đến có màu xanh

“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”
                     

Màu xanh ấy phải chăng là màu xanh trong mắt của kẻ si tình hay màu xanh ấy chính là màu xanh của sự tiếc nuối thất vọng trong mắt chàng trai khi mà người con gái mà người đó yêu thương đã đi lấy chồng. Từ ngữ “xuân ” trong danh từ “nụ tầm xuân” dễ gợi cho mọi người những ý nghĩ về tuổi trẻ; những hoài niệm về thuở ầu thơ với những tưởng tượng mơ hồ về hính dáng của loài hoa: hoa tầm xuân hay nụ tầm xuân xanh biếc. . Nhưng thật sự có thứ nụ tầm xuân nở ra xanh biếc hay không ? Vì nhiều người cho rằng nụ tầm xuân chỉ là những cánh hoa hồng dại làm gì có màu xanh biếc ?Hình ảnh nụ tầm xuân xanh biếc được nhắc đến nhiều trong thơ ca và phải chăng khi mà nhắc đến nụ tầm xuân thì trong con mắt của người sáng tác hay chính là của kẻ si tình.

“Chạm vào một nhánh Tầm Xuân,
Vẫn xanh biếc nụ, vẫn ngần ấy hương. ”
               

Và kẻ si tình ấy dường như bất lực khi mà người con gái ấy đã đi lây chồng ,điều đó được khẳng định trong câu thơ tiếp theo
                              

“ Em đã có chồng anh tiếc lắm thay”
                

Câu thơ như một lời than thân của kẻ si tình và câu thơ cũng hiện lên nhân cách cao đẹp của người con trai khi mà không biết làm sao mà chỉ biết buồn cho thân phận mình, tiếc cho mình khi không thể cưới được người con gái mình yêu
                  

Tiếp theo là tâm trạng và sự giãi bày của cô gái. Nỗi đau cô gái là nỗi đau của sự trách móc và than thở. Trách nhưng mà vẫn yêu than thở mà vẫn chịu đựng. Cô gái trách chàng trai:

“Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”
                   

Nào đâu có tốn kém gì chỉ “ba đồng”và ba mẹ em nào có đòi hỏi nhiều nhặn mâm cao cỗ đầy gì mà chỉ có”một mớ trầu cau”. Thế mà mọi thứ đã tan vỡ tất cả. Cô gái trách chàng trai nhưng trong đó ta còn thấy tình cảm giận hờn pha chút trách móc và cả tình cảm âu yếm của cô gái được gửi gắm trong câu thơ. Thì ra chàng trai đem lòng yêu cô gái nhưng mà không dám thổ lộ không trực tiếp đề cập đến chuyện hôn nhân nên cô gái mới phải nhận trầu người khác. Và bây giờ khi mà cô gái đã có chồng đâu được như ngày xưa nữa. Hình  ảnh bó buộc của người con giá khi mà đã lấy chồng được nhắc đến nhiều trong ca dao Việt Nam.

                                 “Gái có chồng khi gông đeo cổ”

Ở đây người con gái khi đã lấy chồng cũng được miêu tả tương tự như thế

“Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”
                     

Chim đã vào lồng cá đã cắn câu thì làm sao có thể thoát ra được như người phụ nữ đã lấy chồng sao có thể được tự do khi còn “không”. Câu thơ cũng nêu ra cuộc sống thực tại của người con gái sau khi đã về nhà chồng. Và như những người phụ nữ trong thời kì đó chỉ biết cam chịu số phận bất lực và không thể chống lại chỉ biết trách than chỉ biết an phận không lối thoát “biết đâu mà gỡ”, “biết thủa nào ra”chứ không hề có ý phản kháng chống lại thực tại phũ phàng và bất công đó. Và khi gặp chàng trai thì nỗi khổ tâm của cô gái càng được tăng lên gấp bội phần. Cuộc sống hôn nhân bó buộc đó không cho phép người con gái được một chút tự do nào. Hai so sánh liên tiếp “Như chi vào lồng ,như cá cắn câu” diễn tả tình cảnh bó buộc chật hẹp của cô gái đã có chồng. Hai câu hỏi tu từ xuất hiện thể hiện một bi kịch trong tình yêu:vẫn còn quyến luyến người xưa nhưng không thể vượt ra ngoài khỏi khuôn khổ đạo lí của lễ giáo. Cô gái đã ý thức được nỗi đau trong cảnh sống tù túng trói buộc của hiện tại mà chỉ biết than thở với mình và đối thoại với người yêu. Câu hỏi cuối bài thơ cúng chính là câu hỏi của toàn thể những người phụ nữ trong xã hội phong kiến câu hỏi dường như không có lời giải đáp. Nỗi đau đó làm cho tiếng kêu thảm thiết của cô gái len lỏi vào tận sâu trong lòng người đọc. Từ nỗi đau đó vang lên một lễ giáo phong kiến khắc khe  nghiệt ngã. Đằng sau lời tố cáo ấy là niềm khát khao thiết tha cháy bỏng về hôn nhân
                  

Bài thơ nêu lên một vẻ đẹp ngời sáng của người phụ nữ Việt Nam : tuy hạnh phúc  riêng tư tan vỡ nhưng lòng vẫn tràn đầy vị tha, ngời sáng đức hy sinh. Bài ca dừng lại ở một lời than thân trách phận là hợp lý. Bởi vì họ còn biết làm gì hơn được khi mà họ là những người rất trọng nhau vì nghĩa: thương nhau nhớ lấy lời nhau. Sức sống dài lâu của bài ca cũng là ở cái lẽ ấy.

0