31/03/2021, 15:33

Bài văn thuyết minh về cố đô Huế số 8 - 10 Bài văn thuyết minh về cố đô Huế lớp 8 hay nhất

Thành phố Huế từ lau đã trở thành một địa danh quen thuộc đối với người việt nam và bạn bè thế giới. Nơi đây phong cảnh không những hữu tình mà con người cũng hết sức hồn hậu. Huế mang trong mình vẻ đẹp cổ kính vừa nên thơ vừa hết sức mạnh mẽ. Ai một lần đến Huế sẽ mãi nhớ về vẻ đẹp ...

Thành phố Huế từ lau đã trở thành một địa danh quen thuộc đối với người việt nam và bạn bè thế giới. Nơi đây phong cảnh không những hữu tình mà con người cũng hết sức hồn hậu. Huế mang trong mình vẻ đẹp cổ kính vừa nên thơ vừa hết sức mạnh mẽ. Ai một lần đến Huế sẽ mãi nhớ về vẻ đẹp bình dị mà thanh cao của xứ sở này.

Thân bài:
Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lị của Thừa Thiên – Huế. Phía Bắc thành phố và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ, phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 105 km, cách cửa biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Huế là trung tâm quan trọng về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kĩ thuật, đào tạo,…


Lịch sử mở cõi về phương Nam của dan tộc Việt diễn ra trong một tiến trình lâu dài. Mốc lịch sử đầu tiên là phải kể đến sự kiện năm 1306, Công chúa Huyền Trân được gả làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, để đổi lấy hai Châu Ô và Châu Lý làm sính lễ. Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp quản vùng đất mới và chính thức sắp nhập vào lãnh thổ đất nước. Châu Ô và Châu Lý chính là Thừa Thiên – Huế sau này.


Hiện chưa rõ địa danh “Huế” chính thức xuất hiện lúc nào. Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then”. Trước và sau đó, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế. Cái tên Huế về sau có nhiều lần xuất hiện trong các văn bản, tuy nhiên là rất ít ỏi. Đến triều Gia Long gọi đây là phủ Thừa Thiên.


Cho đến thời kỳ đầu Pháp thuộc, Huế là một tên gọi dân gian để chỉ Kinh thành. Mãi đến ngày 12 tháng 7 năm 1899, dưới tác động của chính quyền thực dân muốn đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, vua Thành Thái đã ban Dụ thành lập thị xã Huế (Centre urbain de Hué), với ranh giới được xác lập xen giữa Kinh thành bao gồm các vùng phụ cận quanh kinh thành và dải đất dọc theo bờ nam sông Hương. Từ đó, địa danh Huế trở thành địa danh chính thức cho đến tận ngày nay.


Từng là Kinh đô của triều đại nhà Nguyễn, chính vì thế mà Huế được xem là một trong những thành phố có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời nhất ở nước ta. Không chỉ là văn hóa di tích mà Huế còn quyến rũ du khách bởi những cảnh quan thiên nhiên hữu tình thi vị và con người chân chất hiền hòa. Dù trải qua những thăng trầm lịch sử dữ dội, Thành phố Huế luôn giữ cho mình nét văn hóa riêng và bảo tổn những di tích lăng tẩm, đền đền của các vị vua chúa không bị mai một. Huế ngày nay được xem là một bảo tàng lộ thiên với điện ngọc, đền vàng, lãng tẩm. Đó chính là di sản văn hoá vật chất về di tích cố đô, và là di sản văn hoá của cung đình Việt Nam. Huế vừa là một cô đô, vừa là một thành phố đẹp, thơ mộng của đất nước ta.


Huế không chỉ cuốn hút du khách bởi những nét đẹp văn hóa, lịch sử, những nét đẹp cổ kính, mà còn thu phục lòng người bởi sự thân thiện của con người xứ Huế, sự dịu dàng, ngọt ngào của người con gái Huế khiến ai cũng phải si mê, hay những cơn mưa bất chợt tháng mười tạo nên những cảm giác trầm mặc, lắng đọng và cũng thật lãng mạn.Những nét đẹp ấy, khiến du khách không khỏi khôn nguôi, nhớ thương khi rời xa đất Huế. Đến với Huế là đến với những nét đẹp nên thơ, hữu tình.


Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc kết hợp nghệ thuật Đông – Tây. Thành xây theo kiểu Vau-ban hình ngôi sao phổ biến ở Âu châu, kết hợp với các nguyên tắc kiến trúc trong Kinh Dịch và thuật phong thủy khi chọn đất, định hướng và sử dụng các yếu tố tự nhiên. Hệ thống lăng tẩm, đình ,đài của các đời vua nhà Nguyễn xây dựng góp phần hoàn thiện kiến trúc, khắc sâu bề dày lịch sử của thành phố này. Dạo bước quanh thành, nhìn những lăng tẩm nguy nga tráng lệ, được xây dựng công phu ta có cảm giác như được trở về ngàn năm xưa cũ, được đắm mình trong không khí vương triều xa xưa.


Sông Hương là một đặc ân mà tạo hóa đã ban tặng cho xứ Huế. Có thể nói nếu không có sông Hương thì cũng không có một thành phố Huế thơ và mộng. Từ vùng rừng núi Đông Trường Sơn, sông Hương chảy qua những khe đá trên nguồn có nhiều cây thạch xương bồ và mùi thơm của loài cây này đã thành tên của con sông xinh đẹp, sông Hương. Dạo một vòng quanh phố Huế, sông Hương lững lờ trôi về xa như còn lưu luyến lắm. Bởi thế, nhắc đến Huế, người ta lại nghĩ về sông Hương và ngược lại, nhắc đến sông Hương, người ta lại nhớ đến vẻ đẹp thơ mộng của Huế.


Núi Ngự cách sông Hương 3 km về phía nam, với chiều cao 104m. Dáng núi bằng phẳng, uy nghi, cân đối như hình con chim đại bàng đang vỗ cánh, cho nên người xưa gọi là Bằng Sơn, sau vua Gia Long đổi tên là núi Ngự Bình. Chùa Thiên Mụ được xây dựng năm 1601 thời chúa Nguyễn Hoàng. Chùa được xây trên dồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huê 4 km về phía tây nam.


Thành phố Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ. Văn hóa Huê được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mĩ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lôi ứng xử, ăn – mặc – ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,…


Ca dao Huế đến nay vẫn còn giữ được sức sống, và còn tiếp tục hoà nhập vào cuộc sống mới, như một tổng kết của tiền nhân, trao truyền lại cho các thê hệ mai sau. Là một di sản văn hoá của dân gian, ca dao Huế, một kho tàng trí tuệ độc đáo, một gia tài văn hoá cộng đồng, đã trải qua thử thách của năm tháng. Người ta có thể tìm thấy ca dao từ những câu hát ru con, những câu hò trên sông nước, thường nghe được ở Huế và các vùng phụ cận.


Và, có nhiều nhà thơ, nhà nho Huế cũng đã làm cho nền ca dao phong phú lên. Cụ thể như những câu hò mái nhì, những câu ca dao của Ưng Bình Thúc Dạ Thị cũng đã làm cho nền văn học dân gian trở nên sinh động, và nó đi vào trong tâm thức của con người. Ngoài ca dao, câu hò, Huế còn nổi tiếng với những lễ hội đặc sắc. Có hai loại lễ hội: lễ nhạc cung đình và lễ hội dân gian. Lễ nhạc cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn. Bắt nguồn từ 8 loại lễ nhạc cung đình thời Lê là giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc,… đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến cửu tấu nhạc, cung trung nhạc, đến triều Nguyễn, lễ nhạc cung đình Việt Nam đã phát triển thành hai loại hình Đại nhạc và Nhã nhạc (tiểu nhạc) với một hệ thông các bài bản lớn.


Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam ở điện Hòn Chén hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên y A na theo tín ngưỡng của người Chăm pa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật,… còn được tổ chức và thu hút đông người xem.


Đặc biệt nhất là Festival Huế. Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, đến nay Festival Huê tổ chức được 6 lần (2000, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010). Đây là sự kiện văn hóa lớn có quy mô quốc gia và tầm cỡ quốc tế, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Huế, là điều kiện quan trọng để xây dựng Huế thành thành phô Festival của Việt Nam.


Thiên nhiên đã ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0