31/03/2021, 15:30

Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười "Treo biển" số 8 - 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện cười "Treo biển" hay nhất

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều thể loại văn học, đặc biệt nhất là văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn gây cười… Trong vô số những câu chuyện dân gian đó là cả một lời khuyên răn dạy với con cháu đi sau mà thế hệ đi trước đã nhắn gửi. Truyện ngụ ...

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều thể loại văn học, đặc biệt nhất là văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn gây cười… Trong vô số những câu chuyện dân gian đó là cả một lời khuyên răn dạy với con cháu đi sau mà thế hệ đi trước đã nhắn gửi. Truyện ngụ ngôn “Treo biển” là một trong những câu chuyện hài hước mà có ý nghĩa nhất.

Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ… làm ẩn dụ hoặc chính chuyện của con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người nhằm nêu lên bài học luân lý.


Truyện ngụ ngôn treo biển kể về một chủ cửa hàng bán cá treo cái biển “Ở đây có bán cá tươi”, khi có người góp ý, ông đã bỏ đi một vài chữ trong tấm biển và cuối cùng là bỏ cả cái biển đi. Truyện mang tình tiết gây cười nhẹ nhàng mà sâu sắc, ý nói lên tính kiên định của con người trong cuộc sống.


Chúng ta hãy cùng xem xét qua lời nhận xét của những người đi qua nhìn tấm biển. Người thứ nhất nói: “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề là cá tươi” chủ nhà thấy thế liền xóa chữ tươi đi. Người thứ hai tới bảo: “Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là ở đây”, chủ quán nghe thế lại bỏ chữ “ở đây” đi. Tấm biển còn lại chữ “có bán cá” và một người khác lại nói: Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”! và người chủ lại nghe theo, cuối cùng tấm biển còn lại chữ cá. Rồi người cuối cùng lại kêu: Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần nhà thì đã thấy đầy những cá, ai mà chẳng biết là bán cá, còn đền biển làm gì nữa! và tấm biển đó không còn.


Điều đáng nói ở đây là người chủ quán chỉ nghe theo những người qua đường, những người mua hàng nói mà không quan tâm tới việc họ nói đúng hay nói sai và cứ làm theo. Một hành động gây cười ở chỗ đó, anh chủ quán không có chính kiến và lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Liệu họ đã đủ hiểu về ý nghĩa của tấm biển quảng cáo chưa? Và biển quảng cáo đó làm nổi bật lên được điều gì? Câu chuyện khiến người đọc phải bật cười về hành động của ông chủ khi ông ta tiếp thu những ý kiến từ bên ngoài vào mà không có sự chọn lọc kỹ lưỡng, ông ta đã tiếp thu tất cả mà không chịu suy nghĩ về những lười nhận xét đó.


Câu chuyện rất khéo léo trong việc răn dạy con người phải có chính kiến riêng của mình, phải có bản lĩnh và kiên định. Không phải người ta nói thế này là sẽ nghe theo thế này mà không phải là thế khác. Mặc dù khi người ta góp ý thì nên nghe, nhưng cũng phải bảo vệ quan điểm và chính kiến của mình. Phải kiên định trong cuộc sống, những người kiên định sẽ là những người thành công dễ dàng hơn.


Truyện ngụ ngôn “Treo biển” đã cho chúng ta hiểu được, chúng ta phải có lòng kiên định, có chính kiến, có lập trường và phải giữ vừng lập trường của mình. Không thể vội vã thay đổi mà lập trường của mình bị lung lay, méo mó. Trong cuộc sống, làm việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ lưỡng, suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định hoặc làm một việc gì đó.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0