31/03/2021, 15:30

Bài văn thuyết minh về đàn nhị (bài số 2) - 10 bài văn thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc hay nhất

Nước ta không chỉ nổi tiếng về các truyền thống văn hóa mà còn được biết đến là một nước với nhiều loại nhạc cụ dân tộc cùng với nhiều làng truyền thống văn hóa, lưu giữ và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Nhờ những nhạc cụ dân tộc như vậy thì mới tạo nên những điệu quan họ, âm nhạc du ...

Nước ta không chỉ nổi tiếng về các truyền thống văn hóa mà còn được biết đến là một nước với nhiều loại nhạc cụ dân tộc cùng với nhiều làng truyền thống văn hóa, lưu giữ và truyền đạt lại cho thế hệ sau. Nhờ những nhạc cụ dân tộc như vậy thì mới tạo nên những điệu quan họ, âm nhạc du dương đi vào lòng người.


Có rất nhiều loại nhạc cụ nổi tiếng trong hệ thống các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, không thể không nhắc đến đàn nhị. Một loại nhạc cụ mang tính dân tộc sâu sắc, nét văn hóa đậm chất riêng của người Việt không thể lẫn vào đâu được. Nguồn gốc của đàn nhị là có từ rất sớm đã tồn tại và phát triển cho đến tận bây giờ, điều đó thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân ngày xưa. Với hình dáng đặc biệt nên đàn nhị để lại một ấn tượng mạnh cho từ cái nhìn lần đầu tiên, đọc cái tên lên thôi ta đã có thể hình dung mang máng về chiếc đàn này.


Đây là một loại đàn có thể nói mang một sắc thái dân tộc riêng trong đó, làm nổi bật lên một loại nhạc cụ. Đàn nhị là loại nhạc cụ thuộc bộ dây có cũng vì chỉ có hai dây duy nhất, hình dáng khá đặc biệt, nhỏ gọn hơn so với các nhạc cụ dân tộc khác như đàn nguyệt, đàn tranh,… các đàn này thì thường có nhiều dây.


Một đặc điểm khác nữa là khi sử dụng, người ta sẽ dùng một thanh kéo, vừa ma sát với dây đàn, vừa ma sát với nhựa thông được đính ở thân đàn để tạo ra những âm thanh độc đáo nhất đối với người nghe lần đầu sẽ tạo ra một cảm giác lạ và muốn nghe thêm để hiểu hơn về loại đàn này.


Hình ảnh các thầy lang hay ngồi vỉa hè kéo cây đàn nhị chắc hẳn không còn gì xa lạ đối với mỗi chúng ta, ngày nay thì rất ít họ chỉ kéo đàn khi ngồi rảnh rỗi ở nhà chứ không ra ngoài ngồi kéo như trước. Chính vì vậy mà khi tấu nhạc các nghệ sĩ sẽ đặt đàn trên đôi chân của mình, họ thường ngồi trên chiếc chiếu hay chiếc ghế, khi kéo đàn do các sợi dây mềm mỏng và mảnh mai kết nối với thanh tre mỏng, phát ra một âm thanh ma sát nghe rất cổ điển.


Để chơi được chiếc đàn này người nghệ sĩ phải có sự khổ luyện, chăm chỉ luyện tập thì mới có thể cảm thụ và thành thục chơi loại nhạc cụ này. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng tay trái giữ do nhị và bấm dây đàn bằng lòng ngón tay hoặc đầu ngón tay để tạo ra tiết tấu, nhạc điệu. Tay phải sẽ cầm cung vì hay còn gọi là dây kéo đẩy qua lại mới tạo ra âm thanh mà chúng ta nghe thấy.


Với nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước nên tên gọi của đàn nhị cũng vì thế trở nên đa dạng hơn, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có cách gọi khác nhau. Như người Kinh gọi “líu”, dân tộc Mường gọi là “cò ke”, hay trong miền Nam họ lại gọi đàn nhị là “đàn cò”,… dù có nhiều cách gọi nhưng khi nhắc đến họ vẫn thường hay nói là đàn nhị, đây là cách gọi phổ biến nhất.


Ngày nay khi xã hội đang càng dần phát triển các loại hình nhạc cụ dân tộc đang ngày càng bị lãng quên và không còn phổ biến như trước nữa, vì thế các tiết mục có sự kết hợp giữa hiện đại và dân tộc luôn được đánh giá cao về mặt chuyên môn.


Ngày xưa, đàn nhị sử dụng cho các loại hình âm nhạc dân tộc như hát xẩm, còn bây giờ đàn nhị còn được dùng phối với các thể loại như nhạc pop, rock…. tạo ra những nét độc đáo trong âm nhạc hiện đại, qua đó cho thấy nhạc cụ dân tộc cần được bảo vệ và phát huy, sự đa dạng hóa các loại hình nhạc cụ tạo nên một sự hòa hợp về giai điệu và lời ca.


Chính vì vậy, những nét độc đáo của dân tộc cần được gìn giữ và phát huy, tuy rằng lượng người nghe và học đàn nhị còn lại rất ít, nhưng đây là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam nên chúng ta cần phát triển rộng rãi, nó không chỉ là âm nhạc mà nó còn là truyền thống văn hóa của đất nước ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0