31/03/2021, 15:28

Bài văn phân tích tác phẩm "Quy hứng" (Hứng trở về) số 5 - 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Quy hứng" (Hứng trở về) của Nguyễn Trung Ngạn

Nguyễn Trung Ngạn không chỉ là một vị quan với tài đức vẹn toàn mà Ông còn là nhà thơ với nhiều sáng tác nổi tiếng. Một trong số đó là bài thơ Quy hứng, bài thơ được ra đời khi Ông đi sứ tại Trung Quốc về. Cùng phân tích bài thơ Quy hứng để thấy được tình yêu thương, nỗi nhớ và mong ...

Nguyễn Trung Ngạn không chỉ là một vị quan với tài đức vẹn toàn mà Ông còn là nhà thơ với nhiều sáng tác nổi tiếng. Một trong số đó là bài thơ Quy hứng, bài thơ được ra đời khi Ông đi sứ tại Trung Quốc về. Cùng phân tích bài thơ Quy hứng để thấy được tình yêu thương, nỗi nhớ và mong muốn được trở về quê hương của Nguyễn Trung Ngạn.


Nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn hay còn gọi là Bang Trực với hiệu là Giới Hiên, quê ở tỉnh Hưng Yên. Ông còn là một danh thần của thời nhà trần, với tinh thần yêu nước da diết, Ông đã để lại cho đời rất nhiều bài thơ hay, đặc biệt là “Giới hiên thi tập”, trong đó điển hình là bài thơ Quy hứng.


Bài thơ được viết với thể ngôn tứ tuyệt, thể hiện được nỗi nhớ của gia đình với niềm tự hào của người đang ở nơi đất khách quê người. Hai câu thơ đầu là những hình ảnh khiến cho người đọc hiểu được nỗi nhớ tha thiết:

“Lão tang diệp lạc tàm phương tận

Tảo đạo hoa hương giải chính phi”

Dịch thành:

“Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm bông thơm, cua béo ghê”


Tình yêu được thể hiện rất đỗi bình dị, nỗi nhớ khi xa nhà được dâng trào lên lên thật xao xuyến. Tác giả nhắc tới các hình ảnh lá dâu cuối vụ có màu vàng sẫm bị rụng khắp nương bãi, lứa tằm thì vàng óng ngoài sân, lúa trổ trắng bông ngoài đồng có hương thơm ngào ngạt. Đây là những hình ảnh khiến cho người đọc nhớ tới một vùng quê đầy mộc mạc thân quen. Có thể thấy những hình ảnh này như một ký ức không thể quên được.


Nguyễn Trung Ngạn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh tương phản rất thú vị, bần diệc hảo hay còn gọi là nghèo vẫn tốt với Giang Nam tuy lạc. Khi ở nơi đất khách Giang Nam khi cuộc sống sung túc hơn nhưng vẫn không thể bằng ở nhà mình được. Điều này càng thể hiện tình yêu thương của tác giả với quê hương, gia đình rất sâu sắc. Nơi chôn nhau cắt rốn với tình cảm sâu nặng, dù cho tới Giang Nam là tới với nơi đô hội, phồn hoa nhưng không nhưng chẳng bằng về.


Với giọng văn gần gũi và sâu lắng mang tới hình ảnh thơ mộng khiến cho bài thơ Quy hứng mang được sự đồng điệu với người đọc. Một người khi xa quê đều sẽ cảm nhận được cảm xúc khôn xiết khi phải xa nơi mình được sinh ra, nơi gắn bó cả tuổi thơ, nơi có những hình ảnh bình dị rất thân quen. Nguyễn Trung Ngạn thể hiện được toàn bộ nội tâm khi thấu hiểu qua từng câu chữ trong bài thơ.


Toàn bộ những hình ảnh của cua đồng béo ngậy, hình ảnh lúa chín vàng thể hiện rõ hình ảnh làng quê Việt Nam. Chính những hình ảnh thân quen được khắc sâu vào tâm trí của tác giả đã khiến cho Ông có một tình cảm mãnh liệt với con người, với quê hương. Trong hoàn cảnh của tác giả lúc này là muốn trở về nhà càng sớm càng tốt. Điều này càng thể hiện tinh thần tự hào dân tộc, lòng son sắc một lòng với quê hương đất nước.


Qua phân tích bài thơ Quy hứng ta thấy được tình cảm thiêng liêng của tác giả dành cho quê hương. Nguyễn Trung Ngạn thể hiện được những khung cảnh quen thuộc để thấy được những nét bình dị, gần gũi. Với tài năng của một nhà thơ đa tài người đọc cảm nhận được toàn bộc lộ toàn bộ cảm xúc của tác giá và nỗi lòng của người con xa thứ. Bài thơ giúp cho những thế hệ trẻ nâng cao tinh thần yêu nước hơn, khiến người đọc thấy bình dị, thân quen và đi đâu thì cũng luôn tự hào với nơi mình được sinh ra.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0