31/03/2021, 15:33

Bài văn nghị luận về câu "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" số 7 - 10 Bài văn nghị luận về câu "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (lớp 9) hay nhất

Trong xã hội mà chúng ta đang sống là một xã hội được tạo nên từ nhiều cá thể khác nhau. Bởi vậy, để có thể tạo nên một xã hội thống nhất vững mạnh, giàu đẹp. Thì mỗi cá nhân sống trong xã hội cần phải biết cho và nhận, biết sống tương thân, tương ái, đoàn kết sẻ chia. Đúng như ...

Trong xã hội mà chúng ta đang sống là một xã hội được tạo nên từ nhiều cá thể khác nhau. Bởi vậy, để có thể tạo nên một xã hội thống nhất vững mạnh, giàu đẹp. Thì mỗi cá nhân sống trong xã hội cần phải biết cho và nhận, biết sống tương thân, tương ái, đoàn kết sẻ chia.


Đúng như câu nói của nhà thơ Tố Hữu đã viết rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đây là câu nói thể hiện quan điểm sống biết hy sinh, biết giúp đỡ chia sẻ những khó khăn của người khác trong cùng một tập thể, xã hội.


Câu nói này có ý nghĩa muốn bàn tới hai vấn đề, hai khía cạnh của đời sống xã hội. Đó chính là cho và nhận của một con người trong xã hội, trong mối quan hệ tương tác với toàn xã hội. Mỗi cá thể đều là một mảnh ghép một mắt xích không thể thiếu.


Câu nói này có hai ý nghĩa bổ sung ý nghĩa cho nhau, có tác dụng tương trợ cho nhau. Vế thứ nhất là sống là cho có ý nghĩa mỗi con người sống trong xã hội, trong một tập thể cộng đồng người cần có tấm lòng bao dung, phải biết cho đi tình cảm, sự độ lượng của mình.


Nếu bạn bè người khác trong xã hội gặp khó khăn ta có điều kiện để giúp đỡ được thì chúng ta nên giúp đỡ. Bởi ai cũng sẽ có những lúc gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống.


Việc cho này phải xuất phát từ trái tim biết yêu thương cảm thông cho nhau, không nên ích kỷ chỉ biết nghĩ tới mình, khư khư lo cho lợi ích cá nhân mình mà không quan tâm tới nỗi đau của đồng loại.


Trong cuộc sống con người cần phải sống quan tâm lo lắng cho người khác. Đó chính là cuộc sống ý nghĩa và được người xưa truyền dạy nếp sống ý nghĩa tương thân tương ái.


Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Hay như câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”


Trong vế thứ hai của câu nói này tác giả Tố Hữu đã chỉ ra “Đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống của chúng ta sẽ có lúc ta gặp khó khăn được người khác trong cộng đồng, trong xã hội giúp đỡ, thì chúng ta cũng cần biết quan tâm giúp đỡ người khác trong cộng đồng.


Cho đi yêu thương để nhận về tình yêu thương đó chính là quy luật muôn đời của tạo hóa. Trong lúc chúng ta cho đi thì chúng ta cũng cảm thấy sự ấm áp của trái tim mình khi làm được gì đó giúp đỡ, có ý nghĩa với những người xung quanh mình.


Lối sống luôn trao đi yêu thương, trao đi sự tin tưởng có có thể san đi những gánh nặng nhọc nhằn cho người khác trong cùng tập thể, xã hội. Một lối sống cao quý, hướng thiện, hướng tâm hồn tới sự thanh cao, là một cuộc sống đưa con người tới sự thanh thản trong tâm hồn.


Tuy nhiên, trong cuộc sống có nhiều người vẫn sống ích kỷ, chỉ khư khư ôm suy nghĩ lối sống cá nhân ích kỷ. Không muốn giúp đỡ bất kỳ ai, chỉ muốn mình được hưởng lợi mà thôi. Những con người này sẽ bị xã hội đào thải, bị cô lập bởi lối sống ích kỷ không biết nghĩ tới những người xung quanh của họ.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết câu hát rằng “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để là gì em biết không. Để gió cuốn đi”. Mỗi con người chúng ta sống trong cuộc sống cần phải biết yêu thương chia sẻ với người khác, biết cho đi để nhận về đó chính là một cuộc sống tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần hướng tới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0