31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Trao duyên" trích "Truyện Kiều" số 6 - 6 Bài soạn "Trao duyên" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất

I. Đôi nét về tác giả - Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. - Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. ...

I. Đôi nét về tác giả
- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của tác giả

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.


II. Đôi nét về tác phẩm Trao duyên
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân
- Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò
- Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến
4. Giá trị nghệ thuật
Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.


III. Hướng dẫn tìm hiểu bài

Bài tập 1: Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng: Ngày quạt ước, Đêm chén thề

Ý nghĩa:
o Kiều nhớ tới những kỉ niệm tình yêu, ngày tháng bình yên, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình, cách nàng khắc ghi mối tình đẹp đẽ này trong tim mình.

o Là một cách nhắc khéo léo để buộc Thúy Vân nhận lời giúp Kiều trả nghĩa chàng Kim.

=> Sự khéo léo trong cách ứng xử, nhờ vả Vân của Kiều


Bài tập 2: Những từ ngữ: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.

Ý nghĩa:
o Nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. => tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu, gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm thương cảm sâu sắc.

o Làm nên giá trị nhân đạo, không chỉ thể hiện sự đau đớn thương cảm với Thúy Kiều mà còn thể hiện sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.


Bài tập 3: Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng:

Với Vân : Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng.
=> Khi lựa chọn chữ hiếu thay chữ tình và quyết định bán mình chuộc cha và em, trong lòng Kiều giằng xé và day dứt đầy mâu thuẫn. Mãi cho đến khi Vân nhận lời thì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời trong lòng của Kiều.

Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim "phận bạc như vôi" và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là "nước chảy hoa trôi lỡ làng".
Với Kim Trọng : Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề


Bài tập 4: Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều.

Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu.
Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0