31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Trao duyên" trích "Truyện Kiều" số 5 - 6 Bài soạn "Trao duyên" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du lớp 10 hay nhất

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam Cuộc đời Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn ...

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
Cuộc đời
Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Cha là nguyễn Nghiễm học rộng tài cao làm quan đến chức tể tướng, mẹ là con quan lớn. Anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng ra làm quan -> đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình
Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được nếm trải cuộc sống khó khăn, đói khổ và chứng kiến số phận đau đớn của nhân dân -> Trải nghiệm cuộc sống phong trần, vốn sống của ông phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người
Được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất.
Sự nghiệp văn học
Sáng tác chữ Hán: 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài) và Bắc hành tạp lục (131 bài)
Sáng tác chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn


2. Tác phẩm:
a. Truyện Kiều thuộc thể loại truyện Nôm bác học.
Truyện Kiều của Nguyễn Du – kiệt tác số một của dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, vun vén cho những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.

b. Trao duyên

Nội dung: Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều nàng buộc mình phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán tiền hối lộ cho chúng để chuộc cha và em ra khỏi đòn ròi dã man. Sau khi thu xếp bán mình xong, Kiều tức trắng đêm để nghĩ đến số phận và tình yêu của mình với Kim Trọng rồi nàng nhờ em gái của mình Thúy Vân thay mình gả cho Kim Trọng.
Đoạn trích (từ câu 723 đến câu 756) là lời Thúy Kiều nói với Thúy Vân


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?

Bài làm:
Kiều đã nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu với Kim Trọng: Ngày quạt ước, Đêm chén thề
Ý nghĩa:
Kiều nhớ tới những kỉ niệm tình yêu, ngày tháng bình yên, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình là ngày quạt ước, đêm chén thề khi uống rượu thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng. Đó là cách nàng khắc ghi mối tình đẹp đẽ này trong tim mình. Sau này, trong suốt 15 năm truân chuyên, chưa bao giờ Kiều thôi nhớ Kim Trọng và đêm hôm ấy
Là một các nhắc khéo léo để buộc Thúy Vân nhận lời giúp Kiều trả nghĩa chàng Kim. Bởi với Kiều, mối tình này là mối tình đẹp, nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Kiều phải hi sinh dùng cuộc đời mình trả chữ hiếu cho cha mẹ (mà Kiều sẽ nhắc tới ngay phía dưới) nên việc Vân giúp Kiều trả nghĩa là điều bình thường
=> Sự khéo léo trong cách ứng xử, nhờ vả Vân của Kiều


Câu 2: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết : thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc ; Mất người ; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ; hồn ; Dạ đài cách mặt khuất lời ; người thác oan.
Ý nghĩa:
Nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây sẽ là cái chết đầy oan nghiệt (“Rưới xin chén nước cho người thác oan”). Đây chính là tiếng nói thương thân xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu, gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm thương cảm sâu sắc.
Làm nên giá trị nhân đạo, không chỉ thể hiện sự đau đớn thương cảm với Thúy Kiều mà còn thể hiện sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.


Câu 3: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Kiều đối thoại với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.
Bài làm:
Trong đoạn trích, Kiều đối thoại ba người, là với Vân, với chính mình và với Kim Trọng:
Với Vân : Kiều đã nhờ cậy Vân chấp nhận mối duyên tình và trả lễ cho chàng Kim hộ mình vì nàng đã phải chọn chữ hiếu thay cho chữ tình. Với Vân, Kiều mang sự biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản bớt nỗi day dứt trong lòng khi bội thề với Kim Trọng, vì nàng tin tưởng Vân sẽ giúp mình thực hiện lời thề, giữ mối lương duyên này với Kim Trọng.
=> Khi lựa chọn chữ hiếu thay chữ tình và quyết định bán mình chuộc cha và em, trong lòng Kiều giằng xé và day dứt đầy mâu thuẫn. Mãi cho đến khi Vân nhận lời thì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời trong lòng của Kiều.
Với chính mình : tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim "phận bạc như vôi" và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là "nước chảy hoa trôi lỡ làng".
Với Kim Trọng : Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn, coi mình như một kẻ phụ bạc, phản bội lời thề


Câu 4: trang 106 sgk Ngữ văn 10 tập 2
Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
Bài làm:
Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận, chữ tình – chữ hiếu.
Kiều tha thiết với tình yêu Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng lựa chọn sự hi sinh tình yêu. Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ trong khi con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0