31/03/2021, 14:50

Bài soạn "Từ ấy" của Tố Hữu số 6 - 6 Bài soạn "Từ ấy" của Tố Hữu lớp 11 hay nhất

A. Kiến thức trọng tâm 1. Tác giả: Tố Hữu ( 1920 – 2002) tên thật Nguyễn Kim Thành Quê: Ông sinh ra tại Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cuộc đời và Sự nghiệp: Từ bé Tố Hữu đã tỏ ra rất thông minh và say mê niềm yêu văn học Ông tham gia chiến đấu, ...

A. Kiến thức trọng tâm

1. Tác giả:

Tố Hữu ( 1920 – 2002) tên thật Nguyễn Kim Thành
Quê: Ông sinh ra tại Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Cuộc đời và Sự nghiệp:
Từ bé Tố Hữu đã tỏ ra rất thông minh và say mê niềm yêu văn học
Ông tham gia chiến đấu, từng bị bắt giam và sau đó vượt ngục thành công tiếp tục hoạt động trên hai mặt quân sự và văn hóa nghệ thuật.
Con đường thơ gắn liền với con đường cách mạng : Từ ấy, Việt Bắc, gió lộng…
Dấu mốc là năm 1937, khi Tố Hữu được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng đấu tranh vì lợi ích của nhân dân, tạo ra bước ngoặt trong tư tưởng người thanh niên trẻ
Trước 1937: Giống như tầng lớp trí thức đương thời, Tố Hữu "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời"
Sau 1937: Đường đời, đường thơ, đường cách mạng gắn bó, tồn tại song hành. Ông đem thơ để phục vụ kháng chiến, lấy thực tế khốc liệt của cuộc chiến làm tư liệu sáng tác cho thơ.


2. Tác phẩm:

Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu, với những cảm xúc , suy tư sâu sắc của mình để ghi lại sự kiện đáng nhớ ấy bài thơ "Từ ấy" được ra đời.
Từ ấy được sáng tác năm 1938. nằm trong phần "Máu lửa" của tập Từ ấy.
Bài thơ như lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ tư tưởng Cách mạng, qua đây ta thấy được rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng và tác dụng kỳ diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2

Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?

Bài làm:
Những hình ảnh để chỉ lí tưởng ta có bắt gặp ngay trong khổ thơ đầu tiên:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
Trong đó ta có thể thấy những hình ảnh như: bừng nắng hạ, mặt trời, vườn hoa lá, tiếng chim, đậm hương. Đây chính là những hình ảnh để chỉ lí tưởng và biểu hiện cảm xúc được Tố Hữu miêu tả.
Trong hai câu thơ đầu : Hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim…. Là những hình ảnh ẩn dụ khẳng định lí tưởng cách mạng như nguồn sáng mới soi sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy rực rỡ như nắng hạ, kì diệu như ánh sáng mặt trời tỏa ra những tư tưởng đúng đắn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở ra trong tâm hồn người thanh niên một chân trời mới.
Hai câu thơ sau: Hình ảnh so sánh: Hồn như vườn hoa lá – đậm hương rộn tiếng chim. Ánh mặt trời kì diệu đã mang sức sống đến cho thiên nhiên khiến tất cả dậy sắc, lên hương, tràn ngập âm thanh rộn rã.


Câu 2: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2
Khi thấy được sáng sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?
Bài làm:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có nhận thức về một lẽ sống hòa quyện cái tôi riêng với cái ta chung của toàn dân tộc.
Trong khổ hai này tác giả thể hiện cái tôi đã hòa quyện với cái ta chung, điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: buộc lòng, hồn tôi, hồn khổ, … từ cái tôi chung tác giả đã “buộc lòng” với mọi người từ buộc ở đây không phải là ép buộc mà đó là thể hiện sự khăng khít gắn chặt của nhà thơ với mọi người dân tộc Việt Nam.
Tác giả dùng điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của hành động buộc lòng kia. Đó là để cho tình cảm riêng thành một tình cảm lớn, tình yêu đất nước và dân tộc Việt Nam. Để được đồng cảm cộng khổ cùng nhân dân vượt qua khốn khó này.
Gần gũi nhau tạo nên một khối đời vững mạnh chống lại thực dân xâm chiếm. Qua đó ta thấy được, nhà thơ không chỉ vui mừng khi được kết nạp mà còn nhận ra được lí tưởng sống của mình.


Câu 3: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao?
Bài làm:
Sau khi được giác ngộ lý tưởng Cách mạng nhà thơ đã nhận ra được lý tưởng của chính mình và cùng đó có những chuyển biến tình cảm hết sức sâu sắc.
Tác giả thấy mình là: con của vạn nhà, là em, là anh không còn là một người sống lạc lõng giữa đời và không có ý nghĩa trong cuộc đời như trước kia nữa.
Nhà thơ tự dùng những từ thân mật như “anh, em,con” thể hiện sự thân thiết gần gũi như một gia đình. Và quả thật không chỉ có gia đình nhỏ của mình nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn.


Câu 4: Trang 44 sgk ngữ văn 11 tập 2
Nhận xét về các biện pháp tu từ dùng trong bài thơ. Có gì đáng chú ý trong nhịp điệu của các câu thơ?
Bài làm:
Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.
Tất cả đã làm nổi bật tâm trạng “cái tôi” của nhà thơ.


Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Từ ấy"

Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Từ ấy" đã đánh dấu bước ngoặt trưởng thành vô cùng lớn lao của nhà thơ Tố Hữu trên chặng đường Cách mạng. Nó là tiếng reo mừng, sung sướng của một người thanh niên trẻ khi tìm được đường đi cho mình để từ đó, quyết tâm đem sức mình cống hiến cho Tổ quốc, đó là tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo.
2. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang).
Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ.
Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.
Giọng thơ ngọt ngào, tâm tình mà đậm chất trữ tình chính trị.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0