03/12/2018, 22:16

[Bạc Liêu] Đề Văn trong kì thi KSCL kỳ 1 lớp 7: Cảm nghĩ về thầy/cô giáo mà em yêu quý

Đề thi gồm các câu trong tác phẩm ‘Bạn đến chơi nhà’, ‘Cảnh khuya’, ‘Cuộc chia tay của những con búp bê’ và đề bài tập làm văn: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý. SỞ GD&ĐT TỈNH BẠC LIÊU KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn kiểm tra: ...

Đề thi gồm các câu trong tác phẩm ‘Bạn đến chơi nhà’, ‘Cảnh khuya’, ‘Cuộc chia tay của những con búp bê’ và đề bài tập làm văn: Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.

SỞ GD&ĐT TỈNH BẠC LIÊU 

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn kiểm tra: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TIẾNG VIỆT: 

1. Nêu tác dụng của điệp ngữ và kể tên các dạng điệp ngữ đã học.

2. Đặt một câu có sử dụng từ láy và cho biết từ láy đó thuộc loại nào?

II. PHẦN VĂN BẢN: 

1. Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

2. Nêu ý nghĩa của văn bản Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

3. Qua văn bản ‘Cuộc chia tay của những con búp bê’. Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:

Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.

Hướng dẫn giải:

PHẦN TIẾNG VIỆT: 

1.  Tác dụng của điệp ngữ: làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

– Kể tên các dạng điệp ngữ đã học:

+ Điệp ngữ cách quãng

+ Điệp ngữ nối tiếp

+ Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)

2.  Đặt một câu đúng cú pháp, nội dung phù hợp, có sử dụng từ láy.

– Xác định đúng loại của từ láy đó: Láy toàn bộ hoặc láy bộ phận.

II. PHẦN VĂN BẢN:

1. – Học sinh chép lại chính xác phần còn lại của bài thơ Bạn đến chơi nhà.

– Tác giả: Nguyễn Khuyến.

2.Học sinh nêu đầy đủ, chính xác ý nghĩa của văn bản Cảnh khuya – Hồ Chí Minh: Bài thơ là sự cảm mến và trân trọng trước tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác đối với dân, với nước.

3. Qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài muốn gửi đến người đọc thông điệp: Tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quý giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp, giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:

1. Yêu cầu về hình thức:

 Bài làm đúng thể loại văn biểu cảm: Giàu cảm xúc.

– Xây dựng bố cục đủ ba phần.

– Lời văn rõ ràng, mạch lạc.

– Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.

2. Yêu cầu về nội dung:

a) Mở bài: Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy.

b) Thân bài: Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô):

– Hình dáng, lời nói, cử chỉ… của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng.

– Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy.

– Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến,…

– Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn.

c) Kết bài:Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô).

0