Ý nghĩa văn chương SBT Ngữ Văn 7 tập 2 trang 49 SBT Ngữ Văn 7 tập 2...
Giải câu 1, 2, 3 trang 49 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Ví thử có người chưa hiểu thế nào là “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương” muốn nhờ em giải thích, em sẽ nói gì ?. Bài tập 1. Ví thử có người chưa hiểu thế nào là “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương” muốn ...
Bài tập
1. Ví thử có người chưa hiểu thế nào là “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương” muốn nhờ em giải thích, em sẽ nói gì ?
2. Hoài Thanh viết : “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến đó bằng cách nói rõ Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích) của Nguyễn Trãi đã gây cho ta “những tình cảm ta không có”, “luyện những tình cảm ta sẵn có” như thế nào ?
3. Ví thử có người hỏi em rằng trong đoạn văn Ý nghĩa văn chương của nhà văn Hoài Thanh, những ý cơ bản nhất là gì thì em sẽ trả lời thế nào ?
Gợi ý làm bài
1. a) Cần hiểu muc đích của bài tập là nhằm bước đầu rèn luyện ý thức coi trọng lí thuyết và năng lực hiểu được lí thuyết, hiểu được khái niệm là công cụ để nhận thức văn học. Mặt khác, đây còn là bước đầu tập giải thích, trình bày một vấn đề cho người khác hiểu.
– Với bài tập này, mới đọc qua có thể nghĩ là khó, nhưng khó hay không khó còn tuỳ thuộc vào mức độ yêu cầu được đặt ra và cách thức hướng dẫn thực hiện yêu cầu đó. Ở đây, mức yêu cầu chỉ cần sơ bộ hiểu thế nào là “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”, để từ đó có thể nói lại cho người khác hiểu, dĩ nhiên cũng ở mức đơn giản, bước đầu.
– Cần chú ý rằng việc hiểu lí thuyết phải đi đôi với khả năng kiểm nghiệm lí thuyết qua việc phân tích tác phẩm cụ thể. Có như thế thì sự hiểu biết lí thuyết mới đạt đến độ cần có. Trong khi giải thích lí thuyết cho người khác hiểu cũng phải có dẫn chứng xác đáng trên cơ sở phân tích một vấn đề, một tác phẩm văn học cụ thể. Có thế, người nghe mới hiểu rõ.
b) Để làm bài tập này, hãy chuẩn bị trước những hoạt động sau đây :
– Đọc kĩ lại chú thích (7), trang 62, SGK.
– Đọc kĩ hai đoạn sau trong văn bản “Ýnghĩa văn chương”:
+ Đoạn 1 : “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao ?”.
+ Đoạn 2 : “Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non… Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng…”.
– Nêu nội dung quan niệm của Hoài Thanh về “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”.
+ Với đoạn 1, đó là trạng thái tình cảm, cảm xúc của người ta trước và sau khi “xem truyện” (cũng có nghĩa là xem văn chương nói chung) là thế nào, để từ đó suy ra sự tác động của văn chương đến người đọc.
+ Với đoạn 2, hãy chú ý đến sự khác nhau về giá trị của “cảnh núi non, hoa cỏ”, khi chưa có và khi đã có thi sĩ ca tụng. Từ đó, suy ra một phương diện khác của tác động văn chương với cái gọi là “mãnh lực lạ lùng” của nó.
– Chọn một tác phẩm (ví dụ : đoạn thơ Sau phút chia li trong Chinh phụ ngâm khúc hoặc bài thơ Qua Đèo Ngang…) để phân tích, chứng minh cho những gì em đã hiểu, về cái “mãnh lực lạ lùng của văn chương”.
c) Từ kết quả chuẩn bị trên, hãy suy nghĩ và lập dàn ý cho lời giải thích của em với người muốn hiểu. Có thể theo trình tự như sau :
– Trước hết, nói qua thế nào là “mãnh lực”.
– Nêu xuất xứ của cụm từ “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”.
– Đọc lại hai đoạn văn trên và chỉ ra những ý chính về “cái mãnh lực lạ lùng của văn chương”.
– Lấy vài dẫn chứng trong một tác phẩm nào đó để phân tích, minh hoạ.
2. a) Trước hết, cần nhận thức mục đích của bài tập này là nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết vào việc hiểu tác phẩm văn học cụ thể, để từ đó nâng cao chất lượng học tập trên cả hai phương diện : lí thuyết và hiểu biết tác phẩm.
b) Tìm ra những nội dung chính trong ý kiến của Hoài Thanh là :
– “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”.
– Văn chương “luyện những tình cảm ta sẵn có”.
c) Từ việc hiểu ý kiến của Hoài Thanh, em hãy đôi chiếu, kiểm tra lại thực trạng tình cảm của mình trước và sau khi học “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi, ghi lại những điều gì trước chưa có, nay mới có, trước “sẵn có” nhưng còn mờ nhạt, nay rõ nét hơn, thấm thìa hơn. (Ví dụ 1 : Trước, em chưa hề biết gì về Côn Sơn, do đó chưa hề thích thú gì nơi này. Nay nhờ học đoạn thơ mà bắt đầu biếtCôn Sơn là một thắng cảnh, nơi mà người anh hùng kiêm đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều năm tháng gắn bó, lại có “Bài ca Côn Sơn” hấp dẫn tuyệt vời, vì vậy em yêu thích và khát khao được đến Côn Sơn để tham quan, để thưởng ngoạn cảnh đẹp, chiêm ngưỡng di tích lịch sử. Đó là thuộc tình cảm “không có”, nay nhờ văn chương mà có. Ví dụ 2 : Trước, em đã thích nghe tiếng suối chảy róc rách, nay sau khi học “Bài ca Côn Sơn” em hình dung “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” – nghĩa là nghe tiếng suối như tiếng đàn, thì việc nghe tiếng suối chắc chắn sẽ càng thích thú hơn). Đó là trường hợp tình cảm đã “sẵn có” nhưng nhờ văn chương mà “luyện” cho thích thú hơn.
d) Dựa theo các ví dụ trên, có thể tiếp tục nêu lên những nội dung tình cảm, những điều lí thú khác mà đoạn thơ trích “Bài ca Côn Sơn” đã đưa đến cho em từ chỗ “không có” mà có, “sẵn có” mà có thêm.
3. – Cần thấy mục đích của bài tập này là nhằm rèn luyện năng lực đọc văn bản mà yêu cầu quan trọng nhất là phải nhận ra được đâu là những ý chính của văn bản, để từ đó mà nhớ. Một nguyên tắc cần biết nữa là : để nhớ được nội dung một vấn đề, điều cần nhất là phải nhớ được những ý chính rồi từ đó mà nhớ thêm ý phụ được chừng nào hay chừng ấy.
– Cách làm : Hãy đọc đi đọc lại nhiều lần đoạn văn và dùng bút chì gạch dưới những câu chữ mà mình cho là ý chính. Xong một lần, lại đọc lại và kiểm tra xem đã thật đúng chưa, đủ chưa. Nếu chưa thì bổ sung thêm. Ví như ở bài Ý nghĩa văn chương này thì hướng trả lời về những ý chính là :
+ “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài” ;
+ “Văn chương sẽ là hình dung của sư sống muôn hình vạn trạng” ;
+ “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” ;
+ “mãnh lực lạ lùng của văn chương” ;
+ “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” ;
+ “luyện những tình cảm ta sẵn có” ;
+ “Nếu trong pho lịch sử loài người… nghèo nàn sẽ đến bực nào !…