Xu hướng tất yếu cùa sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Xu hướng tất yếu cùa sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận đụng một cách triệt để quan điểm duy vật về lịch sử để nghiên cứu xã hội loài người, từ đó đã xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, phân tích một cách khoa học sự chuyển biến ...
Xu hướng tất yếu cùa sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận đụng một cách triệt để quan điểm duy vật về lịch sử để nghiên cứu xã hội loài người, từ đó đã xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, phân tích một cách khoa học sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn và coi đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã vận đụng một cách triệt để quan điểm duy vật về lịch sử để nghiên cứu xã hội loài người, từ đó đã xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, phân tích một cách khoa học sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn và coi đó là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
Trong nhiều tác phẩm của mình, đặc biệt là trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và tác phẩm Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một giai đoạn phát triển mới của nhân loại, các ông viết: "Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại". Nhưng mặt khác, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng: trong xã hội đối kháng giai cấp đó, con người càng chinh phục thiên nhiên, cải tạo tự nhiên thì tình trạng người áp bức, bóc lột người càng được mở rộng.
Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản càng phát triển đến trình độ xã hội hóa cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa thêm sâu sắc. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận định: "Từ hàng chục năm nay. lịch sử công nghiệp và thương nghiệp không phải là cái gì khác hơn là lịch sử cuộc nổi dậy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại quan hệ sản xuất hiện đại".
Tính mâu thuẫn qay gắt trong lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa tư bản biểu hiện trên lĩnh vực chính trị - xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với giai cấp tư sản ngày càng trở nên quyết liệt.
Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản xuất hiện ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành ngày càng trở nên sâu sắc. Qua thực tiễn cuộc đấu tranh, giai cấp công nhân đã nhận thức được rằng, muôn giành thắng lợi phải tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học, hình thành chính đảng của giai cấp mình. Khi đảng cộng sản ra đời, toàn bộ hoạt động của nghĩa đều hướng vào lật đổ nhà nước của giai cấp tư sản, xác lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Việc thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là sự mở đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chũ nghĩa.
Như vậy, sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phải có những điều kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản. Mặt khác, từ thực tiễn cách mạng, giai cấp công nhân phải giác ngộ cách mạng, phải xây dựng được chính đảng cách mạng, phải kiên quyết đấu tranh giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản khi có thời cơ cách mạng. Cách mạng không tự diễn ra, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ
C.Mác và Ph.Ăngghen dự báo sự ra đời của hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa từ những nuớc tư bản chủ nghĩa phát triển, sống trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khi mà giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng phản động, đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước lạc hậu, biến các nước đó thành thuộc địa, khi mà lực lượng công nhân đã phát triển mạnh mẽ, V.I.Lênin đã dự báo sự xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở các nước tư bản chủ nghĩa có trình độ phát triển trung bình và những nước thuộc địa sau khi được giải phóng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lực lựơng sản xuất của chủ nghĩa tư bản có tính xã hội hóa cao đã mang tính chất toàn cầu ngày càng mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa. Ý thức được mâu thuẫn đó giai cấp tư sản dùng rất nhiều biện pháp như tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, thành lập các tập đoàn tư bản,... với mong muốn làm giảm những mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản. Song, sở hữu nhà nước trong chủ nghĩa tư bản, thực chất chỉ là giai cấp tư sản lợi dụng nhà nước, nhân danh nhà nước để nắm tư liệu sản xuất. Do vậy, mâu thuẫn đối kháng trong kinh tế và trong lĩnh vực chính trị - xã hội không hề suy giảm. Mâu thuẫn đó chỉ có thể giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nhằm mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
"Mác đặt vấn đề chủ nghĩa cộng sản giống như một nhà tự nhiên học đặt chẳng hạn, vấn đề tiến hóa của một giống sinh vật mới, một khi đã biết nguồn gốc của nó", nhưng cũng khẳng định hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là kết quả hoạt động tự giác của giai cấp công nhân, bằng hành động đấu tranh cách mạng của giai cấp này, bởi vì chế độ tư bản chủ nghĩa không tự nó sụp đổ. Ngày nay chủ nghĩa tư bản đã lỗi thời, nhưng giai cấp tư sản vẫn tìm mọi biện pháp bảo vệ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Trong khi nhấn mạnh vai trò tích cực của nhân tố chủ quan trong tiến trình cách mạng xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa xác lập chế độ mới xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học cũng cương quyết đấu tranh chống lại khuynh hướng cách mạng phiêu lưu, không tính đến trình độ phát triển của hiện thực cách mạng, không xem xét tới trình độ giác ngộ của nhân dân, thiếu sự chuẩn bị chu đáo.
soanbailop6.com