Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến trình phát triển, lịch sử vận động không theo ...
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau
Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến trình phát triển, lịch sử vận động không theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người.
Câu hỏi. ?
Trả lời:
Lịch sử là sự kế tục tiếp diễn giữa các thế hệ. Nhưng sự kế tục lịch sử bao hàm sự kế tục cách mạng lại đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chủ động, tự giác và chắc chắn. Tiến trình phát triển, lịch sử vận động không theo một con đường thẳng. Những người cộng sản vốn ý thức được quy luật vận động của lịch sử thông qua hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, Bác Hồ đã nói: 'Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"1
Sau ngày Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh gửi gắm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”. Thanh niên “là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai", “là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc”[1].
Qua đó ta thấy Bác Hồ luôn đánh giá cao khả năng cách mạng và cống hiến to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc, tiền đồ của cách mạng. Thanh niên là cái cầu nối giữa các thế hệ: kế tục sự nghiệp của lớp người đi trước đồng thời bồi dưỡng, dìu dắt thế hệ đàn em. Thanh niên bao giờ cũng là lớp người hăng hái, nhiệt tình, luôn luôn đi đầu trong mọi việc khó khăn: ‘‘Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”.
Vai trò, sức mạnh, khả năng của thanh niên ta đã được khẳng định trong lịch sử dấu tranh cách mạng của đất nước, nhưng điều đó không phải là bất biến. Các thế hệ trẻ lớp sau có nối tiếp được lý tưởng và đi tiếp con đường lớp cha anh đã lựa chọn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần rất quan trọng phụ thuộc và sự chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau và sự nêu gương về lý tưởng và đạo đức của thế hệ đi trước.
Trong Di chúc, Hồ Chí Minh nhắc đến đoàn viên và thanh niên. Người lưu ý: Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, coi đó là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Tương lai của đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phụ thuộc vào hiện tại ta đang thực hiện Di chúc của Bác Hồ: chăm lo “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" như thế nào.
Xây dựng, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, trước hết phải xây dựng họ trở thành những người Việt Nam mới phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ và có nghề, sau đó bồi dưỡng họ thành cán bộ, đảng viên vừa hồng vừa chuyên. Nghĩa là phải đào tạo họ thành người trước khi thành cán bộ, thành người lãnh đạo.
Trong nội dung bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Bác Hồ đặt lên hàng đầu vấn đề bồi dưỡng lý tưởng, chí khí và đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Lý tưởng mà Bác Hồ quan tâm giáo dục cho thanh niên là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tức là kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngày nay, các thế lực chốngchủ nghĩa xã hội đang tìm cách lung lạc thanh niên ta bằng cách tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Chúng ta lựa chọn chủ nghĩa xã hội vì, như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chỉ có chủ nghĩa xã hội mới cứu được nhân loại, đem lại cho mọi người tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no, việc làm cho mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc. Và thực tế Việt Nam dù chưa thật hoàn hảo cũng đã minh chứng điều này.
Xác định lý tưởng đúng không thực là khó đối với thanh niên hiện nay, vấn đề là phải kiên định lý tưởng nghĩa là phải có ý chí, nhất là ở những bước quanh (thoái trào) của cách mạng. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là làm cho họ kế thừa được chí lớn của các thế hệ cha anh, biến lý tưởng cách mạng thành ý chí cách mạng, thành động lực tinh thần mạnh mẽ, đánh bại âm mưu phá hoại của kẻ thù, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến thành công, nhanh chóng đưa Việt Nam lên hàng các quốc gia phát triển của khu vực, thế giới. Trong 5 điều Bác Hồ dạy thanh niên, Người nhấn mạnh điểu trước tiên là: “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”1 .
Lý tưởng và ý chí cách mạng chỉ có thể duy trì và phát triển trên nền tảng đạo đức cách mạng, đó là đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Bác Hồ. Thiếu đi nền tảng này, tuổi trẻ chưa trải qua dạn dày đấu tranh sẽ không đủ vượt qua những thăng trầm, khó khăn của hoàn cảnh để kiên trì phấn đấu đến cùng cho lý tưởng. Thiếu nền tảng đạo đức cách mạng, người chiến sĩ trẻ dễ gục ngã trước những cám dỗ của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải “đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, chỉ có lòng chí công vô tư người thanh niên sẽ không bị giàu sang quyến rũ. nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục.
Cuối cùng trong nội dung giáo dục, Bác Hồ yêu cầu: “Thanh niên phải học và học cho giỏi”, "phải ham học”. Cách mạng đòi hỏi cả nhiệt tình cách mạng và tri thức cách mạng. Thanh niên ta ngày nay cần theo được tấm gương học tập của Bác Hồ: từ một người yêu nước nhiệt thành, tuy không có điều kiện học tập nhiều trong nhà trường, nhờ sự nỗ lực với ý chí phi thường, nhờ cả thiên tài trí tuệ hiếm có. Người đã từng bước chiếm lĩnh được những đỉnh cao của trí thức cách mạng, “là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnh vực, một con người uyên bác... Người sẽ trở thành một lãnh tụ cách mạng không phải bằng hình thức bề ngoài mà bằng học thức, hiểu biết và trí tuệ của Người”.
Noi theo tấm gương Hồ Chí Minh, thanh niên không ngừng vươn lên chiếm lĩnh những giá trị mới nhất của thời đại văn minh trí tuệ (do phương tiện thông tin, kỹ thuật số và các điều kiện thuận lợi khác đem lại) phấn đấu trở thành những nhân tài thuộc nhiều lĩnh vực, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu, như sinh thời Bác Hồ đã từng mong mỏi.