Xì hơi tiếng càng nhỏ thì càng nặng mùi, đúng hay là sai?
Ai trong chúng ta cũng từng nghe tin rằng những quả "trung tiện" câm lặng chính là vũ khí tốt nhất để giải tán đám đông, vì nó nặng mùi hơn "bom" nổ to rất nhiều. Sự thật thì thế nào? Bên cạnh ăn, ngủ, đi vệ sinh và sex, thì "trung tiện" (hay dân gian còn gọi là "rắm" ) cũng là một trong ...
Ai trong chúng ta cũng từng nghe tin rằng những quả "trung tiện" câm lặng chính là vũ khí tốt nhất để giải tán đám đông, vì nó nặng mùi hơn "bom" nổ to rất nhiều. Sự thật thì thế nào?
Bên cạnh ăn, ngủ, đi vệ sinh và sex, thì "trung tiện" (hay dân gian còn gọi là "rắm") cũng là một trong những nhu cầu căn bản của con người.
Và chỉ mỗi chuyện "quả bom" thôi cũng sinh ra lắm chuyện. Bom nổ to thì xấu hổ, nổ nhỏ thì chẳng ai nhận, lại dễ làm sứt mẻ đoàn kết nội bộ. Chẳng ra làm sao cả!
Nghe trong gió có tiếng nổ bom?
Tuy nhiên, còn một vấn đề khác liên quan đến chuyện bom nổ to hay nhỏ. Theo như "giang hồ" đồn thổi, những quả bom không phát ra tiếng mới là vũ khí có mức "sát thương" kinh khủng nhất, hơn hẳn khi nổ to. Thực hư của lời đồn này ra sao? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây.
Nguồn gốc của rắm và nguyên nhân khiến những trái bom trở nên nặng mùi
Theo thống kê thì trung bình, mỗi người trong chúng ta thả khoảng 14 quả bom mỗi ngày. Nhưng có lẽ nhiều người sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng, phần lớn số đó là do chúng ta đã nuốt quá nhiều không khí dư thừa trong quá trình vận động.
Lượng khí này đi vào người qua mọi hành động liên quan đến cơ miệng: nhai kẹo cao su, ăn uống, cười nói... Tất nhiên, đi vào được thì phải có đường ra! Một lượng khí được đẩy ra ngoài bằng việc ợ hơi, nhưng phần lớn sẽ tiến vào hệ tiêu hóa và chui ra phía cổng sau.
Một nguyên nhân khác tạo ra bom, đó là thức ăn.
Đó cũng chính là thủ phạm gây ra những vụ nổ bom "cỡ lớn". Tuy nhiên, do là không khí với thành phần chủ yếu là Nitrogen, Hydro và CO2, những quả bom này rất ít mùi, thậm chí gần như chẳng để lại dấu vết gì ngoài tiếng nổ.
Bên cạnh đó vẫn còn một nguyên nhân khác tạo ra bom, đó là thức ăn. Khi đã vượt qua dạ dày đến ruột, thức ăn sẽ bị vi khuẩn tấn công và lên men ngay tại đây. Quá trình này thải ra các hóa chất có gốc lưu huỳnh, với mùi thối rất đặc trưng.
Thông thường, mỗi quả bom chỉ chứa khoảng 1% lượng khí thối này. Có điều khi không có nhiều khí dư thừa, lượng khí thối sẽ tập trung với mật độ lớn hơn, đương nhiên sẽ đem lại "sát thương" cao hơn. Nhưng quan trọng hơn, do có thể tích nhỏ nên đây là những quả bom gần như không phát ra tiếng động!
Ai là thủ phạm?
Giờ thì câu trả lời của bạn đã có rồi đó! Lời đồn đại đã đúng - những quả bom "thầm lặng" quả thực có mùi nặng hơn rất nhiều!
Làm sao để xì hơi đỡ... thúi?
Đương nhiên, xì hơi thì phải có mùi và ấy là chuyện bình thường, vì nó thể hiện rằng chế độ ăn của bạn đang tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu như lần nào mùi cũng nặng thì đó có thể là dấu hiệu không ổn đối với hệ tiêu hóa.
Nếu bạn rơi vào tình trạng khó xử như thế thì tốt nhất nên hạn chế lượng protein hấp thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, nên cắt giảm các sản phẩm từ bột mỳ như bánh mỳ, mỳ Ý, bánh quy... mà thay vào đó là cơm, ngô, khoai tây.
Rượu và đồ uống có cồn cũng có thể khiến thực phẩm trong ruột biến mùi. Tốt nhất là không nên uống rượu và tăng cường uống nước trắng, bạn sẽ ổn thôi.