Nếu bạn có thắc mắc quá trình đồ ăn bị mốc như thế nào thì đây là câu trả lời cho bạn!
Đảm bảo sau khi xem video này, bạn sẽ không còn muốn lãng phí thực phẩm nữa đâu. Không ít người trong chúng ta có thói quen soi "hạn" thực phẩm hay xem xét thật kĩ rồi mới quyết định có ăn chúng hay không? Bởi lẽ sẽ kinh hoàng biết mấy khi ta cắn 1 miếng thức ăn ngon lành rồi mới phát hiện ra, ...
Đảm bảo sau khi xem video này, bạn sẽ không còn muốn lãng phí thực phẩm nữa đâu.
Không ít người trong chúng ta có thói quen soi "hạn" thực phẩm hay xem xét thật kĩ rồi mới quyết định có ăn chúng hay không? Bởi lẽ sẽ kinh hoàng biết mấy khi ta cắn 1 miếng thức ăn ngon lành rồi mới phát hiện ra, thực phẩm đó đã bị mốc...
Mặc dù theo chuyên gia nấm mốc - tiến sĩ Patrick Hickey, một số chủng loại thực phẩm như bánh mì, pho mát, trái cây... vẫn có thể sử dụng được nếu chúng ta biết cách xử lý.
Nhưng câu hỏi đặt ra hôm nay là bạn có thắc mắc quá trình đồ ăn chúng ta mốc như thế nào không?
Temponaut Timelapse đã đăng tải video time-lapse (kỹ thuật kết hợp giữa nhiếp ảnh và video nhằm tạo ra những đoạn clip tua nhanh) ghi lại quá trình thực phẩm bị mốc đầy chân thực và có phần "kích thích" này.
Để có được video này, họ đã phải dành ra rất nhiều ngày để quay lại quá trình "mốc" của nhiều loại thức ăn và trái cây phổ biến như dưa hấu, dâu tây, dứa...
Để dứa có thể bị nấm mốc ăn mòn như này mất khoảng 2 tháng.
Saprophyte (bao gồm thực vật hoại sinh, nấm, vi sinh vật) là nguyên nhân chính gây ra quá trình phân hủy của các vật chất hữu cơ đã chết.
Saprophyte có thể lan truyền trong không khí hoặc xâm nhập thức ăn qua trung gian.
Thời gian mốc của dâu tây là khoảng 19 ngày.
Một vài loại thức ăn có lớp ngoài khô, mịn là "bức tường chắn" tự nhiên ngăn không cho các loại nấm, vi khuẩn tiếp xúc với phần nhân của thức ăn.
Theo chuyên gia thuộc USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì những loại trái cây có ruột mềm, mọng nước như kiwi, dưa hấu đã cắt miếng rất dễ mốc.
Phần ruột của các loại trái cây mọng nước dễ phân hủy bởi độ ẩm trong các loại quả này cao nên nấm mốc dễ lây lan.
Trong khi đó, loại quả có vỏ dày như cam, táo vẫn là phần "khó nuốt" nhất của nấm mốc.
Một thống kê cho thấy, chúng ta đang vứt bỏ khoảng 19% tổng số lượng thức ăn ta đã mua - tương đương khoảng 7 triệu tấn thức ăn và đồ uống mỗi năm. Đây thực sự là 1 sự lãng phí lớn.
Vì thế, bạn hãy nhớ, để tránh thức ăn bị phân hủy đáng tiếc thì hãy nên mua vừa đủ và ăn hết ngay nhé!