Xếp hạng theo điều kiện trong excel – Phần 1
Nhắc tới việc xếp hạng trong excel, chúng ta thường nghĩ ngay tới hàm RANK. Để biết thêm về hàm RANK và cách sử dụng, mời các bạn xem thêm ở bài viết này: Hàm Rank, hàm xếp thứ hạng trong Excel Trong bài viết này, blog.hocexcel.online sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu sâu hơn về hàm RANK trong ...
Nhắc tới việc xếp hạng trong excel, chúng ta thường nghĩ ngay tới hàm RANK.
Để biết thêm về hàm RANK và cách sử dụng, mời các bạn xem thêm ở bài viết này:
Hàm Rank, hàm xếp thứ hạng trong Excel
Trong bài viết này, blog.hocexcel.online sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu sâu hơn về hàm RANK trong các phiên bản Office từ 2010 trở lên, và việc làm thế nào để xếp hạng theo một hoặc nhiều điều kiện.
Xem thêm: hướng dẫn sử dụng Excel 2010
Những nội dung chính:
Phần 1. Hàm xếp hạng trong các phiên bản office từ 2010 trở lên được thay đổi từ hàm RANK sang hàm RANK.AVG và hàm RANK.EQ
Phần 2. Hàm RANK / RANK.AVG / RANK.EQ đều không hỗ trợ xếp hạng theo điều kiện. Muốn xếp hạng theo điều kiện cần kết hợp thêm những bước tính toán khác.
Phần 3. Cách xây dựng công thức xếp hạng theo một điều kiện, hoặc theo nhiều điều kiện (theo thứ tự ưu tiên)
Để dễ hình dung, chúng ta sẽ áp dụng bài tập sau để làm ví dụ minh họa:
Sau đây chúng ta bắt đầu tìm hiểu các nội dung:
Phần 1: Phân biệt các hàm RANK / RANK.AVG / RANK.EQ
Bắt đầu từ phiên bản 2010, trong excel xuất hiện 2 hàm thay thế cho hàm RANK là hàm RANK.AVG và hàm RANK.EQ. Các phiên bản trước đó (2003, 2007) chỉ có hàm RANK mà thôi.
Về cú pháp, 3 hàm này đều có cú pháp giống nhau
CÚ PHÁP
=RANK( number, ref, [order])
=RANK.AVG( number, ref, [order])
=RANK.EQ( number, ref, [order])
Trong đó:
– Number: Đối số mà bạn muốn tìm thứ hạng cho nó.
– Ref: Một mảng hoặc tham chiếu đến danh sách các số.
– Order: Số chỉ rõ cách xếp hạng. (Order có 2 giá trị là 0 và 1).
*Lưu ý: Nếu Order=0 thì xếp hạng theo thứ tự giảm dần, order =1 thì xếp hàng theo thứ tự tăng dần.
Chúng ta xét việc sử dụng 3 hàm này vào bài tập và xem kết quả thu được thế nào nhé: (Xếp theo thứ tự giảm dần)
Hàm RANK và RANK.AVG cho kết quả giống nhau. Ở đây hàm RANK.AVG nghĩa là thứ hạng trung bình, tức là nếu có sự đồng hạng (thứ hạng ngang nhau) thì sẽ xếp trung bình cho số hạng đó (2 người đồng hạng thì thứ hạng trung bình là + 0,5 ; 10 người đồng hạng thì thứ hạng trung bình là + 0,1) (AVG là viết tắt của Average)
Hàm RANK.EQ sẽ xếp đồng hạng mà không tính trung bình hạng, tức là nếu 2 người đồng hạng thì sẽ xếp cùng vào 1 thứ hạng được làm tròn, chứ không phải thứ hạng lẻ. (EQ là viết tắt của Equal)
Để có thể ứng dụng việc xếp hạng của các hàm này vào việc xếp hạng theo một hoặc nhiều điều kiện, mời các bạn đón xem ở những phần sau của bài viết này. Mục tiêu của chúng ta là bảng kết quả sau:
Phần 2: xếp hạng theo một điều kiện
Phần 3: xếp hạng theo nhiều điều kiện (theo thứ tự ưu tiên)