31/05/2017, 22:18

Vội vàng (Xuân Diệu)

Hướng dẫn Soạn bài: Vội vàng (Xuân Diệu) Câu 1: Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn: – Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. – Đoạn 2 (câu 14 – 29): băn khoăn trước giới hạn của cuộc đời. – Đoạn 3 (đoạn còn lại): hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống. Câu 2: ...

Hướng dẫn Soạn bài: Vội vàng (Xuân Diệu) Câu 1: Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn: – Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. – Đoạn 2 (câu 14 – 29): băn khoăn trước giới hạn của cuộc đời. – Đoạn 3 (đoạn còn lại): hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống. Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ (câu 14 – 24) mang ý vị triết lí nhân sinh sâu sắc. Cảm ...

Hướng dẫn Soạn bài:

Câu 1: Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:

– Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

– Đoạn 2 (câu 14 – 29): băn khoăn trước giới hạn của cuộc đời.

– Đoạn 3 (đoạn còn lại): hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống.

Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ (câu 14 – 24) mang ý vị triết lí nhân sinh sâu sắc. Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm, nên mang nét riêng của Xuân Diệu rất rõ.

a) Thời gian và mùa xuân

Xuân đương ti, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân đã già,

Xuân Diệu viết bài thơ này khi mới ngoài hai mươi tuổi, nghĩa là còn rất trẻ. Người trai trẻ ấy nghĩ về mùa xuân như vậy, mới biết sức tàn phá của thời gian như thế nào, và thi nhân “sợ” thời gian trôi nhanh ra sao! Ở cái tuổi ấy, có lẽ ít người nghĩ thế, và nhất là viết như thế để giãi bày lòng mình trong thơ. Hai câu trên là đối lập (đương tới / đương qua, còn non / sẽ già) để đi đến một kết luận khẳng định về sự đồng nhất giữa mùa xuân và tác giả (con người):

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mt.

Mùa xuân trôi đi thì cuộc đời con người cũng chấm hết. Cảm thức về sự tàn phá của thời gian thật mạnh và sâu, được nâng lên như một triết lí nhân sinh của Xuân Diệu. Một con người bình thường không thể nghĩ về thời gian, không gian “sợ” thời gian trôi nhanh đến mức như thế. Hẳn là trong ông có chứa chất bi kịch của nhà thơ lãng mạn trong thân phận một thi nhân mất nước lúc bấy giờ, hay chính vì ông quá yêu cuộc sống nồng nhiệt và say đắm mà “sợ” thời gian cướp mất mùa xuân của mình.

Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu ở đây, thực ra, suy cho cùng, cũng chính là hệ quả tất yếu phải có của lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông.

b) Thời gian và tuổi trẻ

Thời gian cướp đi mùa xuân cũng có nghĩa là cướp mất tuổi trẻ của nhà thơ. Đây chính là nỗi xót đau và lo lắng nhất của Xuân Diệu. Bởi chính ông là con người trân trọng tuổi trẻ nhất và lo sợ thời gian trôi nhanh thì tuồi trẻ sẽ không còn nữa. Điều đó được ông bộc lộ thật chân thành, tha thiết:

Lòng tôi rng, nhưng lượng tri c cht,
Không cho dài thi tr ca nhân gian,
Nói làm chi rng xuân vn tun hoàn,
Nếu tui tr chng hai ln thm li!

Làm sao cuộc đời con người lại có hai lần “tuổi trẻ”? Và khi thời gian đã trôi nhanh thì liệu tuổi trẻ có còn? Như vậy, “xuân vẫn tuần hoàn” thì cuộc sống còn có ý nghĩa gì khi tuổi trẻ đã hết? Với Xuân Diệu, cái quý nhất cua đời người là tuổi trẻ, tuổi trẻ là đẹp nhất, cuộc sống thời tuổi trẻ là hạnh phúc nhất, đáng sống nhất. Và điều ông lo sợ nhât là mất đi cái thời quý giá ấy của cuộc sống con người. Nếu không còn tuổi trẻ thì cuộc sống con người cùng chẳng còn ý nghĩa:

Còn tri đất, nhưng chng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc c đất tri;
Mùi tháng năm đều rm v chia phôi,
Khp sông núi vn than thm tin bit ...

Qua cảm nhận về thời gian – cũng là qua nỗi băn khoăn của Xuân Diệu trước cuộc đời, ta thấy hiện lên cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời mà nhà thơ khao khát. Đó là tình yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc đời tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời.

Câu 3: Chính vì yêu tha thiết cuộc sống đời thường quanh mình, Xuân Diệu đã phát hiện ra trong cuộc sống đó những nét đẹp thật tinh tế,đáng yêu, giàu chất thơ như đã phân tích trên đây.

– Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, có nhiều hạnh phúc nhất của cuộc đời một con người (xem phân tích câu 2).

– Xuân Diệu quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa (hoặc ở một cõi khác) mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta, là sự sống quen thuộc của trần thế. Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc; được sống trong một “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần“… Vì vậy, phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống cho mình bằng những ý tưởng thật táo bạo:

Tôi mun tt nng di
Cho màu đừng nht, mt;
Tôi mun buc gió li
Cho hương dng bay đi.

Và chính vì thế, nhà thơ đă có một cách sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, của mùa xuân như nhan đề bài thơ mà ông đã bày tỏ nỗi lòng.

Câu 4: Đoạn cuối bài thơ:

Ta mun ôm
C s sng mi bt đầu mơn mn
...
Hi Xuân Hng, ta mun cn vào ngươi!

Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng. Hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả.

– Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn.

– Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng: điệp cú pháp; điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến (Ta muốn ôm, Ta muốn riết … Ta muốn cắn), trạng thái tăng tiến (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê …).

=> Nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.

II. Luyện tập

– Câu nói của Vũ Ngọc Phan là một nhận định chung, mang tính khái quát về Xuân Diệu và thơ Xuân Diệu. Nhận định đó có hai ý:

+ Thơ Xuân Diệu có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.

+ Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía.

– Cần vận dụng câu nói đó vào trường hợp bài thơ Vội vàng của ông, có nghĩa là phân tích bài thơ đế làm sáng tỏ nhận định của Vũ Ngọc Phan. Cách vận dụng như sau:

+ Trong bài Vội vàng, ý “yêu đương” chưa rõ, cần khai thác cảm hứng “tuổi xuân” (tức tuổi trẻ) để làm bài.

+ Chứng minh rằng, với cảm hứng “tuổi xuân” lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết. Cụ thể là:

  • Lúc vui: đoạn 1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết (chứng minh qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người; qua sự cuồng nhiệt, hối hả, vội vàng của nhà thơ đến với cuộc sống để “ôm” cuộc sống ấy vào lòng mà tận hưởng).
  • Lúc buồn: đoạn 2: Ngay cả khi lo sợ thời gian trôi nhanh cướp mất tuổi xuân của mình, nhà thơ băn khoăn lo lắng, nhưng trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình bằng những câu thơ tha thiết với tuổi trẻ và mùa xuân như muốn níu kéo tuổi xuân ở mãi với mình.
0