Viết bài tập làm văn số 3 lớp 11, I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn...
Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11 – Viết bài tập làm văn số 3 lớp 11. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khái niệm Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học, trào lưu, trường phái… 2. Phân loại – ...
2. Phân loại
– Phân loại theo cách thức: Phân tích, bình luận, bình giảng, chứng minh văn học.
– Phân loại theo nội dung: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, một tác phẩm, một nhân vật…
Trong thực tế, ở nhà trường thường gặp kiểu bài hỗn hợp trong đó phối hợp các cách thức để làm bài nghị luận về một nội dung nào đó.
3. Yêu cầu
– Phát hiện được giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
– Phát hiện được nền cảm xúc, tình cảm của của tác phẩm, tác giả.
– Phát hiện được những giá trị về tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm.
– Thể hiện dược năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học cá nhân.
Lưu ý khi nghị luận về một vấn đề văn học:
– Phải xuất phát từ những đặc trưng của văn học: Tính hình tượng; Tính hàm súc, đa nghĩa, tính nghệ thuật của ngôn từ; tính hệ thống của tác phẩm.
– Những tri thức cần huy động: Tri thức về thời đại của tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, về văn học và tiếng Việt, …
II. DÀN BÀI GỢI Ý
Đề 1
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – một tiếng khóc bi tráng.
a. Mở bài
– Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu.
– Giới thiệu tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – một tiếng khóc bi tráng.
b. Thân bài
– Giải thích:
+ “bi tráng”: Vừa bi ai, vừa hùng tráng.
+ “tiếng khóc bi tráng”: “tiếng khóc” là biểu hiện của sự mất mát, của nỗi đau, “tiếng khóc bi tráng” là tiếng khóc, là sự mất mát đầy đau xót, tiếc nuối nhưng rất đáng tự hào.
– Bài văn tế khóc những người nghĩa sĩ Cần Giuộc (Họ là những người như thế nào?)
– Cái “bi” của tiếng khóc:
+ Vốn là người nông dân lam lũ, nghèo khổ; khi giặc sang xâm lược họ bị bóc lột, sỉ nhục “quăng vùa hương, xua bàn độc”; bị triều đình bỏ rơi.
+ Họ tham gia chiến đấu thua kém địch về mọi điều kiện.
+ Họ bị đàn áp đẫm máu, cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
+ Nỗi đau còn mãi giằng xé những người còn sống “mẹ già leo lét ánh đèn”, “Vợ yếu chạy tìm chồng”…
– Cái “tráng” của tiếng khóc.
+ Những người nông dân anh hùng vốn rất bình thường đứng dậy khởi nghĩa.
+ Dù thua kém địch, họ vẫn can đảm, kiên cường xông pha (đặc biệt chú ý bức tranh công đồn).
+ Người nghĩa sĩ – nông dân được núi sông đời đời khắc ghi về tinh thần chiến đấu, về lòng yêu nước quả cảm, can trường.
c. Kết bài
– Khẳng định thành công của tác phẩm, “tiếng khóc bi tráng” ấy lần đầu tiên trong văn học VN dựng tượng đài bất tử về người nông dân.
– Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền Văn học VN.
Đề 2
Vẻ đẹp của Bài ca ngất ngưởng.
Mở bài
– Giới thiệu về Nguyễn Công Trứ.
– Giới thiệu về Bài ca ngất ngưởng – một bài thơ hay.
b. Thân bài
– Phân tích bài thơ theo bố cục
– Chú ý ở mỗi phần cần làm nổi bật nội dung chính, tư tưởng của tác giả là gì? Nội dung, tư tưởng đó mới mẻ, tiến bộ ở chỗ nào? (ý thức trách nhiệm cá nhân đối với cuộc đời, ý thức được giá trị bản thân; sống phóng khoáng, tự do tự tại; lòng yêu nước tư tưởng trung quân áI quốc…)
– Song song với nội dung tư tưởng, ở mỗi phần cũng cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật. (Biện pháp gì? Tác dụng?)
– Tổng kết về giá trị khái quát, nổi bật nhất của tác phẩm (Nội dung, nghệ thuật)
c. Kết bài
– Khẳng định thành công và giá trị tác phẩm: thể hiện quan điểm sống mới mẻ, tiến bộ; lòng yêu nước sâu sắc.
– Khẳng định vị trí tác giả trong nền Văn học dân tộc.
Đề 3
Con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.
a. Mở bài
– Giới thiệu về tác gia Nguyễn Khuyến.
– Giới thiệu con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.
Thân bài
– Giới thiệu thời đại của tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ (giai cấp phong kiến lúc suy tàn, thực dân Pháp tiến hành đô hộ nước ta, Nguyễn Khuyến lánh đời ở ẩn…)
– Hình ảnh con người thanh cao: lánh đục câu cá.
– Con người yêu thiên nhiên, vô cùng tinh tế, nhạy cảm: Đắm mình vào thiên nhiên mùa thu để cảm nhận được những nét mỏng manh, tinh tế nhất “trong veo”, “làn hơi gợn tí”, “lá vàng”…
– Con người đầy tâm trạng, luôn ẩn chứa tình yêu nước âm thầm, khắc khoải: Câu cá nhưng không phải là câu cá, tâm hồn luôn hướng đến nơi đâu “Cá đâu đớp động”, cảnh đẹp nhưng buồn vì tâm trạng nhà thơ.
– Điểm qua đôi nét về nghệ thuật: vần “eo”, phép đối, vốn từ thuần Việt
– Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ Nguyễn Khuyến thể hiện qua bài thơ.
c. Kết luận
– Khẳng định giá trị của bài thơ.
– Ngợi ca và khẳng định vị trí của Nguyễn Khuyến – nhà thơ của làng quê Bắc Bộ.
Đề 4
Có người cho rằng bài thơ Vịnh khoa thi Hương là tiếng khóc, nhưng có người lại cho đó là tiếng cười châm biếm sâu cay của Trần Tế Xương trước thời cuộc lúc bấy giờ. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
a. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Tú Xương và phong cách thơ Tú Xương.
– Giới thiệu những ý kiến đánh giá khác nhau xung quanh bài thơ Vịnh khoa thi Hương
b. Thân bài
– Thời đại, hoàn cảnh ra đời của bàI thơ (năm 1897 khi Việt Nam đã nằm dưới sự “bảo hộ” của Thực dân Pháp…)
– Tại sao nói bài thơ là tiếng khóc? (Đau xót trước cảnh thi cử, tìm kiếm nhân tài của đất nước bị thực dân làm cho hoen ố “Lọng cắm rợp trời…..mụ đầm ra”, “Nhân tài…nào ai đó…”)
– Tại sao nói bài thơ là tiếng cười châm biếm sâu cay? (Mai mỉa, châm biếm sự lôi thôi, lố bịch cảnh trường thi “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ….mụ đầm ra”)
– Ý kiến riêng: Nên gộp cả hai ý kiến trên, điều đó xuất phát từ đặc điểm, phong cách thơ Tú Xương.
– Nghệ thuật của bài thơ? (Phép đối, cách dùng từ…)
– Giá trị của bài thơ? (Tố cáo xã hội nửa phong kiến Thực dân nhố nhăng, giả dối; bày tỏ lòng yêu nước qua nỗi đau trước thảm cảnh của dân tộc.)
c. Kết luận
– Khẳng định đặc điểm và giá trị của bài thơ.
– Khẳng định vị trí của Tú Xương trong nền văn học dân tộc.
Đề 5
Về một bài thơ trung đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích.
a. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả và phong cách tác giả.
– Giới thiệu về bài thơ.
b. Thân bài
– Thời đại, hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của bài thơ.
– Những nét độc đáo về nội dung?
– Những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật?
– Giá trị của bài thơ.
c. Kết luận
– Khẳng định giá trị của tác phẩm đối với nền văn học dân tộc, với sự nghiệp của tác giả.
– Vị trí của nhà thơ trong nền văn học dân tộc.