Viết bài làm văn số 6: Văn tả người (làm tại lớp) SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 54...
Giải câu 1, 2, 3 trang 54 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Đề 2, trang 94, SGK.. Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Văn tả người (làm tại lớp) SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Giải câu 1, 2, 3 trang 54 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Đề 2, trang 94, SGK. Bài tập 1. Đề 2 , ...
Giải câu 1, 2, 3 trang 54 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Đề 2, trang 94, SGK.
Bài tập
1. Đề 2, trang 94, SGK.
2. Đề 4*, trang 94, SGK.
3. Đề 5, trang 94, SGK.
Gợi ý làm bài
1. Đối tượng miêu tả ở đây là hình ảnh mẹ hoặc bố nhưng trong một tình huống cụ thể : khi em ốm ; lúc em mắc lỗi và khi em làm được một việc tốt. Như thế vẫn là cùng một đối tượng nhưng ở ba tình huống khác nhau nên chân dung, cử chỉ hành động, ngôn ngữ của người được tả phải khác nhau.
Bố cục bài viết vẫn phải bám sát yêu cầu chung với ba phần lớn :
– Mở bài : giới thiệu tình huống (một trong ba tình huống trên) và đối tượng được miêu tả (mẹ hay bố).
– Thân bài : tập trung miêu tả đối tượng với tình huống cụ thể từ các phương diện : nét mặt, ngôn ngữ (lời nói) ; cử chỉ, hành động.
– Kết bài : suy nghĩ và tình cảm của người viết đối với mẹ hoặc bố trong hoàn cảnh đó.
2. Đối tượng miêu tả ở đây là người lực sĩ cử tạ (to, khoẻ) nhưng đồng thời phải miêu tả các động tác cử tạ (miêu tả người trong hoạt động, chứ không chỉ miêu tả chân dung tĩnh), cần tìm hiểu các động tác của người cử tạ để miêu tả cho đúng, tránh miêu tả người to khoẻ chung chung. Ví dụ hiện nay có hai kiểu đẩy trong bộ môn cử tạ là cử giật và cử đẩy.
Các em chỉ cần biết :
– Cử giật là đưa tạ lên đầu.
– Cử đẩy là đưa tạ vào ngực rồi mới đẩy lên đầu.
– Quả tạ là vật rất nặng, thường có hình cầu (tròn), to nhỏ tuỳ theo trọng lượng (số ki-lô-gam) ; nhưng với các lực sĩ cử tạ thì quả tạ rất nặng (hàng trăm ki-lô-gam), nên thường làm theo kiểu bánh xe treo ở hai đầu xà. Người cử tạ dùng hai tay to khoẻ và sức lực tổng hợp của cả cơ thể để nâng xà lên ngực và từ đó đưa lên đầu tuỳ theo kiểu cử tạ nêu trên.
– Người cử tạ rất cần một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng, đặc biệt là sức mạnh của cơ bắp thể hiện ở đôi chân to khoẻ, vững chãi và đôi cánh tay rắn chắc.
Căn cứ vào hiểu biết của bản thân em và một số thông tin vừa nêu để miêu tả hành động cử tạ của một lực sĩ theo yêu cầu của đề bài.
3. Tả một người theo ý thích của bản thân là một đề văn có tính mở, tức là đề bài không bắt buộc về đối tượng miêu tả. Tuy nhiên, đối tượng được tả ở đây thường có đặc điểm nổi trội về hình thức, ngôn ngữ, dáng vẻ ngoại hình hoặc tính cách, thái độ, tình cảm, nội tâm… Ngoài ra, cũng cần thấy đối tượng ấy có mối quan hệ như thế nào với người viết và tình cảm của người viết đối với đối tượng được tả ra sao ?
Từ các lưu ý trên, em tự xác định đối tượng và nội dung cho bài viết.
Bố cục (dàn ý) cho bài văn cũng như mọi bài khác, HS cần nắm vững nhiệm vụ của từng phần trong bài để đáp ứng yêu cầu cho phù hợp.