25/04/2018, 13:14

Soạn bài Lòng yêu nước; Lao xao SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 62...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Đọc đoạn đầu của bài Lòng yêu nước (Từ đầu đến “lòng yêu Tổ quốc”) và cho biết. Soạn bài Lòng yêu nước; Lao xao SBT Ngữ văn 6 tập 2 – Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Đọc đoạn đầu của bài Lòng yêu nước (Từ đầu đến “lòng yêu Tổ quốc”) và cho biết. Soạn bài Lòng yêu nước; Lao xao SBT Ngữ văn 6 tập 2 –

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 62 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Đọc đoạn đầu của bài Lòng yêu nước (Từ đầu đến "lòng yêu Tổ quốc") và cho biết:

Bài tập

1. Đọc đoạn đầu của bài Lòng yêu nước (Từ đầu đến “lòng yêu Tổ quốc”) và cho biết:

a) Trình tự lập luận của đoạn văn, câu mở đầu và câu kết đoạn.

b) Nhận định mà tác giả nêu lên ở câu mở đầu được nhắc lại với sự mở rộng và nâng cao ở câu kết đoạn như thế nào ?

2. Bài văn đã gợi tả nhiều vẻ đẹp riêng biệt ở mỗi vùng trên đất nước Liên Xô (trước đây). Em hãy nhận xét về cách chọn lọc và miêu tả những vẻ đẹp ấy trong bài văn.

3. Nghệ thuật miêu tả các loài chim trong bài Lao xao rất tự nhiên, sinh động và hấp dẫn. Em hãy làm rõ cách miêu tả của tác giả qua những điểm sau :

– Mỗi loài được miêu tả về những phương diện nào và tả kĩ điểm gì ?

– Kết hợp tả và kể/tả ngoại hình và hoạt động như thế nào ?

– Tả xen kẽ các loài chim trong mối quan hệ của chúng.

4. Tìm những yếu tố văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích… đã được tác giả sử dụng trong bài. Em còn biết thêm những câu ca dao, đồng dao, thành ngữ nào cũng nói về loài chim ?

5. Qua việc miêu tả các loài chim trong bài Lao xao, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả với thiên nhiên, với quê hương ?

6. Viết đoạn văn miêu tả một loài chim ở vùng quê em hay nơi em ở.

Gợi ý làm bài

1. a) Trình tự lập luận ở đoạn đầu của bài Lòng yêu nước như sau :

– Nêu nhận định chung : “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.”.

– Nêu tình huống cụ thể : Chiến tranh đã làm cho những người dân Xô viết nhận ra sâu sắc hơn những vẻ đẹp riêng và hết sức quen thuộc của quê hương mình.

– Kết luận : Lòng yêu nhà, yêu làng xóm quê hương đã trở nên lòng yêu Tổ quốc.

b) Nhận định ở câu mở đầu mới nói đến ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định ấy đã được mở rộng, nâng cao và được khái quát thành một chân lí ở câu kết của đoạn văn : “Dòng suối… lòng yêu Tổ quốc”.

2. Tác giả đã lựa chọn và miêu tả vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau, từ vùng cực Bắc nước Nga đến vùng núi phía Tây Nam thuộc nước Cộng hoà Gru-đi-a, những làng quê êm đềm xứ U-crai-na, từ thủ đô Mát-xcơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ… Ở mỗi nơi, tác giả chọn miêu tả vài hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo của nơi đó. Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêng với đường nét, màu sắc và tất cả đều thấm đậm tình cảm yêu mến, tự hào của con người.

3. Nghệ thuật miêu tả các loài chim trong bài Lao xao rất sinh động, tự nhiên và hấp dẫn. Để đạt được hiệu quả đó, tác giả đã :

– Chọn miêu tả ở mỗi loài vật một vài nét nổi bật đáng chú ý hoặc về tiếng kêu ; hoặc về màu sắc, hình dáng ; hoặc về đặc điểm tập tính của chúng. (Tìm các dẫn chứng trong bài.)

– Kết hợp tả với kể (chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện về sự tích con bìm bịp). Miêu tả ngoại hình qua hành động (đoạn viết về các loài diều hâu, chèo bẻo, quạ, cắt).

– Các loài chim được tả theo hai nhóm có quan hệ gần gũi hoặc cùng họ với nhau : một nhóm là các loài chim lành, thường mang niềm vui đến cho con người như bồ các, sáo, tu hú, chim ngói… ; một nhóm là các loài chim dữ như diều hâu, quạ, cắt. Trong các nhóm ấy, chèo bẻo lại dám đánh lại những loài chim ác. Đoạn tả các loài chim dữ không tả riêng từng con mà tả chúng trong các cuộc giao tranh, làm hiện lên hình ảnh và tính nết, đặc điểm của mỗi loài một cách cụ thể, sinh động.

4. Những yếu tố văn hoá dân gian trong bài :

– Đồng dao : Bồ các là bác chim ri… là chú bồ các…

– Thành ngữ *: Dây mơ, rễ má ; Kẻ cắp gặp bà già ; Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn.

– Truyện cổ tích : Sự tích chim bìm bịp.

– Một số câu ca dao cũng nói về loài chim :

– Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

– Cái cò, cái vạc cái nông,

Ba con cùng béo vặt lông con nào ?

Vặt lông cái vạc cho tao,

Hành răm, mắm, muối cho vào mà thuôn.

– Ai đem con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng nó bay…

5. Bài Lao xao là đoạn trích từ cuốn hồi kí tự truyện Tuổi thơ im lặng của Duy Khán. Các loài chim được miêu tả trong khung cảnh làng quê gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của nhà văn. Qua đó, có thể cảm nhận được tình yêu rất hồn nhiên, trong sáng với thiên nhiên làng quê của tác giả, đó cũng là một phần của tình cảm quê hương bền chặt ở mỗi người.

6. Khi miêu tả cần theo một trình tự thích hợp và linh hoạt. Có thể bắt đầu bằng tiếng hót hay màu sắc, hình dáng đặc biệt gây ấn tượng của loài chim em tả rồi miêu tả tiếp về các phương diện khác của loài chim ấy. Cần lựa chọn, tả kĩ một vài điểm nổi bật đáng chú ý nhất, không tả dài, tả mọi thứ.

0