12/01/2018, 18:03

Viết bài làm số 7: Văn nghị luận trang 136 SGK Ngữ văn 10

Viết bài làm số 7: Văn nghị luận trang 136 SGK Ngữ văn 10 Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có người cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có người ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho ...

Viết bài làm số 7: Văn nghị luận trang 136 SGK Ngữ văn 10

Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có người cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có người ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

ĐỊNH HƯỚNG CHUNG

Bài làm văn số 7 là bài viết văn nghị luận tổng hợp, yêu cầu học sinh phải huy động đến những kiến thức và kĩ năng dưới đây:

- Kiến thức lí thuyết về văn nghị luận (đặc điểm, yêu cầu, cách làm bài. lập luận, các thao tác nghị luận, lập dàn ý trong bài văn nghị luận...).

- Kiến thức phần đọc - hiểu văn bản vãn học (nghị luận văn học).

- Kiến thức đời sống xã hội (nghị luận xã hội).

Để làm tốt bài viết, học sinh cần phân biệt kiểu bài nghị luận với kiểu bài tự sự và kiểu bài thuyết minh, phải quan tâm tới đời sống xã hội, nhất,là những gì đang được đặt ra một cách bức thiết. Kiến thức đời sống sẽ giúp ích cho người viết làm tốt đề nghị luận xã hội. Học sinh cũng cần ôn tập phần đọc - hiểu các tác phẩm văn học để làm tốt đề bài văn nghị luận.

GỢI Ý MỘT SỐ ĐỀ BÀI

Đề 1: Dân tộc ta có truyền thông “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sông hiện nay?

1. Xác định yêu cầu của đề ra:

- Về thể loại: nghị luận xã hội.

- Nội dung: vấn đề “Tôn sư trọng đạo”, một vấn đề có tính truyền thống của dân tộc.

- Phạm vi tư liệu: dùng cho bài viết rất rộng (từ xưa đến nay)

- Thao tác lập Luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác, lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

2. Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a. Giải thích vấn đề: truyền thống “tôn sư trọng đạo”

- Giải thích các khái niệm: “sư”? “tôn sư”?, “đạo”? “trọng đạo”?

- Giải thích ý nghĩa của vấn đề: “tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các ý chính:

+ Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy.

+ Coi trọng việc học hành.

+ Coi trọng đạo lý làm người, đề cao nhân nghĩa...

b. Truyền thống “tôn sư trọng đạo'” được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:

- Hoàn cảnh, điều kiện sống có những gì thay đổi?

- Những gì được tiếp tục phát huy? Những gì có sự bổ sung, phát triển? Những hiện tượng nào cần lên án?

c. Cần phải làm gì để phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?

Đề 2: Có ý kiên cho rằng: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

Anh (chị) thấy ý kiến này như thế nào?

1. Xác định yêu cầu của đề ra:

- Về thể loại: nghị luận xã hội.

- Nội dung: quá trình hình thành, phát triển của những thói xấu ở con người.

- Phạm vi tư liệu: những kiến thức đời sống, xã hội

- Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác, lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

2. Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a. Giải thích:

- Thế nào là những thói xấu của con người?

- Tại sao nói: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.

b. Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:

- Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những thói tật xấu.

- Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà vạ kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính” (khía cạnh đúng của ý kiến).

- Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói hư tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người đó sẽ trở nên hoàn thiện (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).

c. Hướng rèn luyện của bản thân nói riêng và của mọi người nói chung.

Đề 3: Hưởng ứng đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, chi đoàn 10A tó chức hội thảo với chủ đê: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.

Anh (chị) hãy viết bài tham gia hội thảo đó.

1. Xác định yêu cầu của đề ra:

- Về thể loại: nghị luận văn học

- Nội dung: vấn đề nghị luận là hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp, một vấn đề đang được đặt ra một cách bức thiết hiện nay.

- Phạm vi tư liệu: Những kiến thức về mồi trường

- Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác, lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

2. Bài viết cần làm nổi bật được những ý cơ bản sau:

a. Ý nghĩa của đợt thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp ỉ à gì?

b. Vấn đề môi trường hiện nay ra sao? Mái trường của chúng ta đang trong tình trạng như thế nào?

c. Muốn có “một mái trường xanh, sạch, đẹp”, cần thực hiện những biện pháp gì?

Đề 4.Học bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão, có người cho rằng: sự hổ thẹn của tác giả là quá đáng, kiêu kì. Ngược lại, có người ngợi ca và cho rằng đó là biểu hiện một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước.

Hãy cho biết ý kiến của anh (chị).

1. Xác định yêu cầu của đề ra:

- Về thể loại: nghị luận văn học.

- Nội dung: bàn luận về hai vấn đề trái ngược nhau khi đọc bài thơ Thuật hoài với sự hổ thẹn của tác giả thể hiện ở hai câu cuối

- Phạm vi tư liệu: bài thơ Thuật hoài là những hiểu biết về xã hội, đặc biệt là thời đại của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.

- Thao tác lập luận: Người viết cần sử dụng một cách tổng hợp các thao tác,

lập luận: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh.

2. Học sinh có thể tham khảo dàn ý sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.

- Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.

b. Thân bài:

- Giải thích ý kiến thứ nhất

- Giải thích ý kiến thứ hai.

- Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục)

c. Kết bài:

- Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.

- Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.

 








0