24/05/2018, 14:32

Viện văn học( Việt Nam )

* Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận, lịch sử và phê bình văn học * Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược phát triển toàn diện nền văn học Việt Nam * Tổ chức tư vấn và tham gia đào tạo sau ...

* Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận, lịch sử và phê bình văn học

* Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược phát triển toàn diện nền văn học Việt Nam

* Tổ chức tư vấn và tham gia đào tạo sau đại học về văn học

* Tham gia phát triển tiềm lực về ngành văn học của cả nước

Theo quyết định số 1030/QĐ-KHXH ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Văn học, Viện Văn học có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Trình Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam chiến lược, qui hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm, và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt

2. Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận, những thành tựu văn học của thế giới và khu vực; nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học Việt Nam; tổng kết thực tiễn văn học trong nước, trên cơ sở đó xây dựng và phát triển lý luận văn học Việt Nam, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối phát triển đất nước nói chung và văn học - nghệ thuật nói riêng

3. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực nghiên cứu văn học; tiến hành đào tạo sau đại học theo qui định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Viện Khoa học xã hội Việt Nam cũng như của đất nước nói chung

4. Theo chức năng, tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo sự phân công của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Thực hiện các tư vấn khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện

5. Tổ chức hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo theo qui định hiện hành

6. Trao đổi thông tin khoa học với các cơ quan trong nước và nước ngoài theo qui định chung của pháp luật; xây dựng và quản lý tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu và phê bình văn học, truyền bá tri thức văn học, hướng dẫn dư luận công chúng văn học

7. Ký kết, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa học và các nhà khoa học trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật và các qui chế của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

8. Quản lý về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện theo các qui định, chế độ của Nhà nước và của Viện Khoa học xã hội Việt Nam

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Khối nghiên cứu khoa học

1. Phòng văn học Việt Nam cổ - trung đại

2. Phòng văn học Việt Nam cận - hiện đại

3. Phòng văn học Việt Nam đương đại

4. Phòng văn học dân gian

5. Phòng văn học các dân tộc ít người

6. Phòng văn học nước ngoài

7. Phòng lý luận văn học

8. Phòng văn học so sánh

9. Phòng xã hội học văn học

Khối giúp việc Viện trưởng

1. Phòng hành chính tổng hợp

2. Phòng quản lý khoa học và đào tạo

Tạp chí Nghiên cứu văn học

Tính từ 1960 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu văn học (có giai đoạn mang tên Tạp chí văn học) là cơ quan ngôn luận của Viện, đồng thời là diễn đàn của ngành và của bạn đọc quan tâm đến sự nghiệp nghiên cứu văn học. Tạp chí bao gồm:

1. Tổng biên tập và Phó tổng biên tập

2. Phòng biên tập - trị sự

Tạp chí Nghiên cứu văn học định kỳ ra một tháng một số.

Khối phục vụ nghiên cứu

Thư viện: với chức năng thông tin và tư liệu phục vụ độc giả trong giới, chủ yếu là cán bộ trong Viện và các nghiên cứu sinh của Viện, thư viện của Viện Văn học là một trong những thư viện chuyên ngành lớn nhất. Kho sách của Viện có 68.000 bản bao gồm sách nghiên cứu và sách sáng tác (66.800 bản) được cập nhật khoảng 600 bản/năm; từ điển (1.200 bản) được cập nhật khoảng 50 bản/năm. Các báo và tạp chí chuyên ngành gồm khoảng 7.000 bản của 110 loại báo và tạp chí trong và ngoài nước. Ngoài ra, thư viện có các báo cáo dạng kỷ yếu hội thảo, đề tài nghiên cứu các cấp, luận án, luận văn và đặc biệt có nhiều tài liệu độc bản quý hiếm, bản thảo viết tay v.v. Thư viện bao gồm:

1. Kho sách

2. Phòng mượn sách

3. Phòng đọc

4. Hệ thống máy tính tra cứu, lưu trữ tư liệu

5. Bộ phận phục vụ tra cứu, sao chụp tư liệu

Điều hành thư viện là giám đốc và Phó giám đốc thư viện.

PGS.TS. Phan Trọng Thưởng, Viện trưởng Viện Văn học (Việt Nam) (bên phải) đang trao đổi với Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam trong một buổi hội thảo khoa học.

Viện trưởng

1. Giáo sư Đặng Thai Mai: Viện trưởng 1959-1976

2. Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Viện trưởng 1976-1985

3. Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Trinh: Viện trưởng 1985-1988

4. Giáo sư Phong Lê: Viện trưởng 1988-1995

5. Giáo sư Hà Minh Đức: Viện trưởng 1995-2003

6. Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng: Viện trưởng từ 2003.

Phó viện trưởng

1. Nhà phê bình Hoài Thanh: Phó viện trưởng 1959-1969

2. Phó giáo sư Vũ Đức Phúc: Phó viện trưởng 1970-1984

3. Tiến sĩ Nguyễn Minh Tấn: Phó viện trưởng 1970-1975

4. Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Trinh: Phó viện trưởng 1970-1984

5. Phó giáo sư Nguyễn Văn Hoàn: Phó viện trưởng 1980-1988

6. Tiến sĩ Huỳnh Văn Vân: Phó viện trưởng 1984-1991

7. Phó giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn Bổng: Phó viện trưởng 1988-1996

8. Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng: Phó viện trưởng 1996-2003

9. Phó giáo sư, Tiến sĩ Trương Đăng Dung: Phó viện trưởng từ 1995-2010

10. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp: Bí thư Chi bộ, Phó viện trưởng từ 2008.

11. Tiến sĩ Trần Thị Hải Yến: Phó viện trưởng từ tháng 8 năm 2010.

* Dự án điều tra tổng thể tư liệu văn học Việt Nam 10 thế kỷ (thế kỷ 10 đến thế kỷ 20)

* Bộ Lịch sử văn học Việt Nam 10 thế kỷ (thế kỷ 10 đến thế kỷ 20)

* Dịch thuật, giới thiệu các khuynh hướng, trường phái lý luận phê bình văn học nước ngoài thế kỷ 20

* Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 2000) cho Viện Văn học.

* Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho Viện Văn học.

* Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho Tạp chí Nghiên cứu văn học.

* Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những cán bộ nghiên cứu của Viện (Giáo sư Đặng Thai Mai, Giáo sư Cao Xuân Huy, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, Giáo sư viện sĩ Hồ Tôn Trinh, nhà phê bình Hoài Thanh) và Giải thưởng Nhà nước cho những công trình sáng tạo của cá nhân (nhà thơ Hoàng Trung Thông, Giáo sư Hà Minh Đức, Giáo sư Phong Lê, Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Thị Băng Thanh)

0