Vì sao Thụy Sĩ là "lò ấp" giải Nobel nổi tiếng trên thế giới?
Thị trường đại chúng trong ngành kỹ thuật công nghệ đã nhanh chóng về tay các công ty Âu Mỹ trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ XIX, XX. Những tập đoàn lớn còn trụ lại thường là các doanh nghiệp tập trung vốn cao, hoặc đã thành danh trên các thị trường công nghệ cao với đặc điểm phân biệt ...
Thị trường đại chúng trong ngành kỹ thuật công nghệ đã nhanh chóng về tay các công ty Âu Mỹ trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ XIX, XX. Những tập đoàn lớn còn trụ lại thường là các doanh nghiệp tập trung vốn cao, hoặc đã thành danh trên các thị trường công nghệ cao với đặc điểm phân biệt riêng.
Xu thế này lại vô cùng phù hợp với những thế mạnh của Thụy Sï trong ngành công nghiệp kỹ thuật. Nhờ định hướng tập trung vào các công nghệ và sản phẩm chuyên biệt, các công ty Thụy Sï đã hoàn toàn tránh khỏi đòn tấn công khốc liệt của những công ty đến từ Trung Quốc và các quốc gia công nghiệp hóa khác.
Sau cùng, Thụy Sï vẫn bảo toàn được vị thế cùng sức sống của nền tảng sản xuất, trong khi các doanh nghiệp phương Tây khác phải rất chật vật mới giành lại được sức sáng tạo trong các lïnh vực đang phải đối đầu với vô số phương án thuê ngoài.
Ít người biết người Thụy Sï đã từng vay mượn, đánh cắp và tiến tới tự phát minh trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, nhằm giành lấy vị thế dẫn đầu trong lïnh vực máy móc (và nhiều lïnh vực khác). Do đó, họ đương nhiên sẽ giữ chặt các quân bài "nghiên cứu và phát triển" của mình, và đóng kín chiếc rương bí quyết.
Những ngôi trường sáng tạo
Để phát triển hoạt động nghiên cứu và phát triển, không thể không đề cập đến những ngôi trường sáng tạo mang tính định hướng, chuyên nghiệp và xuất chúng của quốc gia này, với đại diện là những ngôi trường cao đẳng và đại học kỹ thuật tại Zurich hay Lausanne.
Chúng đang liên tục khai sinh nên những doanh nghiệp mang tầm vóc toàn cầu – dù tại các nền kinh tế mới nổi hay phát triển – với hình thức đào tạo dành riêng cho nhiệm vụ duy trì sự ưu việt trong ngành kỹ thuật công nghệ. Tập đoàn công nghiệp ABB từng tiết lộ rằng các nhà máy của họ tại Thụy Sï vẫn đang làm ra những sản phẩm có lợi nhuận biên cao nhất so với hàng trăm nhà máy khác trên khắp thế giới.
Joe Hogan, cựu CEO của ABB từng phát biểu: "Hầu hết các phát minh thường ra đời ngay trên sàn công xưởng chứ không phải các lớp học, và một thực tập viên tại Thụy Sï sẽ có trình độ cao gấp ba lần bản sao của anh ta tại các quốc gia khác. Không những thế, khả năng biến lòng nhiệt huyết thành chất lượng trong công việc dường như đã có sẵn trong máu của họ".
Truyền thống đào tạo trong lïnh vực kỹ thuật tại Thụy Sï đã bắt nguồn từ rất lâu. Đó là khi ngôi trường Polytechikum được thành lập năm 1855 tại Zurich, và chính thức được đổi tên thành Đại học Kỹ thuật Quốc gia vào năm 1911 (hay ETH Zurich). Trên tất cả những học viện khác, ngôi trường này đã truyền bá danh tiếng về khoa học và kỹ thuật công nghệ Thụy Sï đến khắp thế giới.
Đại học Kỹ thuật Quốc gia Thụy Sĩ hay ETH Zurich.
Một cơ sở quan trọng khác chính là Ecole Spéciale de Lausanne, một trung tâm chuyên đào tạo riêng các kỹ sư từ năm 1853, và chính thức được hợp nhất vào Đại học Lausanne với tư cách khoa kỹ thuật công nghệ của trường. Ngoài ra, Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL) cũng nằm trong top các trường đại học công nghệ lừng danh thế giới.
Những vĩ nhân đoạt giải Nobel
Sự kiện thành lập trường "Poly" đã được minh chứng là mốc son trong lịch sử Thụy Sï. Ngay từ ban đầu, trường đại học này đã tự thích nghi với các nhu cầu trong nền công nghiệp, đồng thời thể hiện triết lý hoạt động thực tế đến mức thực dụng, song song với đảm bảo chất lượng đào tạo tốt nhất – một phẩm chất sau này đã trở thành thương hiệu quốc tế của Thụy Sï.
Ngay từ khi thành lập, ngôi trường đã không chỉ thu hút tài năng trong nước, mà còn là niềm ao ước đối với các nghiên cứu sinh nước ngoài. Các kỹ sư nước ngoài trẻ tuổi đã hết lời ca ngợi tiêu chuẩn đào tạo vượt trội của khoa kỹ thuật công nghệ, và không ngừng quảng bá danh tiếng cho ngành công nghiệp này trong những năm đầu.
Trong số 21 vï nhân đoạt giải Nobel trường đại học này đã khai sinh, hầu hết họ đều là những kỹ sư người nước ngoài – như Wilhelm Röntgen, người tìm ra tia X, cho đến Albert Eisntein, Wolfgang Pauli, Vladimir Prelog, Richard Ernst và Kurt Wütrich. Những thành tựu khoa học đột phá của họ đã góp phần khẳng định danh tiếng cho nền tảng khoa học và kỹ thuật công nghệ Thụy Sï. Hơn một nửa sinh viên thuộc chuyên khoa này tại ETH và EPFL đều là người nước ngoài.
Danh sách vĩ nhân Thụy Sĩ đoạt giải Nobel.
Thế nhưng, sở hữu một nền tảng đào tạo tốt cùng các phẩm chất chuyên môn chất lượng cao vẫn chưa đủ để duy trì cả một ngành công nghiệp – mà còn cần đến các doanh nghiệp kinh doanh thành công trên những nền tảng thế mạnh đó tại Thụy Sï. Và các dấu hiệu đã dần xuất hiện sau hàng thập kỷ suy thoái, đánh dấu sự trỗi dậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng sức mạnh vô hạn của những gã khổng lồ còn trụ lại, vốn đang nhắm đến một giai đoạn tăngtrưởng mới trong lïnh vực kỹ thuật công nghệ.
Nhận thức được xu thế đang xuất hiện tại các quốc gia đang phát triển, số lượng lao động đổ về ngành công nghiệp kỹ thuật cũng không ngừng tăng cao trong những năm gần đây: Sau điểm trũng năm 2002, khi số lượng nhân công lần đầu tiên giảm dưới 300 nghìn người trong nhiều thập kỷ, tổng số lượng việc làm đã tiếp tục gia tăng, và chạm mức 340 nghìn đầu công việc năm 2008.
Johann Schneider-Ammann, nguyên chủ tịch hiệp hội các chủ doanh nghiệp kỹ thuật chế tạo từng là Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề Kinh tế, đã nhận xét: "Ngành công nghiệp chế tạo Thụy Sï, với tỷ trọng xuất khẩu lên đến 80%, nhất định sẽ không ngừng tập trung vào nhu cầu của khách hàng nhằm đem lại giải pháp cho các vấn đề toàn cầu hiện nay".