28/02/2018, 16:22

Bất ngờ với “cụ tổ” của mọi loại tên lửa đạn đạo liên lục địa

Cha đẻ của tên lửa đạn đạo rất choáng váng khi thứ vũ khí uy lực của mình được dùng để giết hại hàng nghìn dân thường tại Anh. Loại vũ khí của Hitler Mẫu thiết kế tên lửa V-2. London những năm 1944, cuộc sống người dân vô cùng khốn đốn sau những năm tháng căng mình trong Thế chiến ...

Cha đẻ của tên lửa đạn đạo rất choáng váng khi thứ vũ khí uy lực của mình được dùng để giết hại hàng nghìn dân thường tại Anh.

Loại vũ khí của Hitler

Mẫu thiết kế tên lửa V-2.
Mẫu thiết kế tên lửa V-2.

London những năm 1944, cuộc sống người dân vô cùng khốn đốn sau những năm tháng căng mình trong Thế chiến 2. Rạng sáng một ngày tháng 9, khi toàn bộ dân thủ đô đang say ngủ thì một vật thể lạ “không biết từ đâu dội xuống và gây ra những tiếng nổ kinh hoàng”, theo lời James Comey, một nhân chứng ở thời điểm vụ tấn công xảy ra.

Vụ tấn công bất chợt được quân đội Anh xác nhận là do quân Đức Quốc xã thực hiện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là họ đã dùng thiết bị gì để tấn công khi không hề có một máy bay nào “lởn vởn” trên bầu trời nước Anh ở thời điểm đó. Sự hoang mang và bi quan kéo dài nhiều ngày sau đó.

Không chỉ Anh mà các địa điểm khác ở Bỉ cũng chứng kiến sự tấn công nhanh như cắt của loại vũ khí kì dị. Những người còn sống chỉ biết miêu tả đó là những vệt đen lao vun vút từ trên trời xuống rồi phát nổ như bom. Bí ẩn về loại vũ khí đặc dị của quân Đức khiến nhiều người không khỏi lo âu.

Cha đẻ của tên lửa đạn đạo

Cha đẻ tên lửa V-2 là nhà khoa học thiên tài von Braun.
Cha đẻ tên lửa V-2 là nhà khoa học thiên tài von Braun.

Ở phía bên kia chiến tuyến, cha đẻ của loại vũ khí đặc biệt và có sức công phá ghê gớm tới vậy là kĩ sư tên lửa Wernher von Braun. Ngay từ khi còn nhỏ, von Braun đã ấp ủ ước mơ được chinh phục vũ trụ. Ông lựa chọn ngành vật lý và toán ứng dụng với mong muốn rằng sau này sẽ trở thành nhà khoa học tên lửa xuất chúng.

Mong ước của von Braun gặp đúng nhu cầu của Adolf Hitler, Quốc trưởng Đức Quốc xã kí quyết định chế tạo một loại vũ khí hủy diệt để tấn công quân Đồng minh. Chỉ sau 22 tháng nghiên cứu, von Braun đã cho ra mắt A-4 (sau đổi tên là động cơ tên lửa V-2) có sức công phá vượt trội. Chữ V được ngầm hiểu là Vengeance – sự trả thù.

Von Braun và Walt Disney ở Mỹ.
Von Braun và Walt Disney ở Mỹ.

Kênh BBC của Anh trong phim tài liệu lịch sử năm 2011 cho biết hơn 3.000 quả tên lửa V-2 đã được chế tạo và bắn tới tấp vào thủ đô London. Hậu quả, hơn 9.000 dân thường và quân nhân ở Anh đã thiệt mạng vì loại vũ khí khủng khiếp này.

Tên lửa V-2 được bắn lần đầu năm 1944 và chứng minh được sức tàn phá của mình. Quả tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới này có thể bay từ Đức, vượt chặng đường xa 320km với tốc độ siêu âm. Khi rơi xuống đất, nó tạo ra một số sâu 20 mét và rộng 10 mét. V-2 đủ sức hất văng 3.000 tấn gạch đá lên trời.

Nhược điểm duy nhất của tên lửa V-2 lúc đó là chi phí sản xuất rất tốn kém trong khi càng về cuối cuộc Đại chiến, quân Đức càng khan hiếm tiền của. So với máy bay ném bom, V-2 không gây sát thương hiệu quả bằng. Thông thường, mỗi khi V-2 được nhắm tới London, tên lửa này lại bay xa hơn dự tính từ 10-20 dặm.

Thành phố London tan hoang sau khi bị tên lửa V-2 tấn công.
Thành phố London tan hoang sau khi bị tên lửa V-2 tấn công.

Dù thành công của loại tên lửa V-2 đạt được mong muốn của Hitler nhưng khiến kĩ sư von Braun hết sức phiền lòng. Sau khi biết tin dân London chết thảm vì vũ khí mình chế tạo, ông nói: “Tên lửa của tôi bay cực kì chính xác, chỉ tiếc là nó bay tới nhầm hành tinh”. Ông cũng cho biết không hề nghĩ rằng mong muốn chế tạo tên lửa thám hiểm vũ trụ lại trở thành vũ khí giết người thảm khốc.

Nền tảng cho mọi loại tên lửa đạn đạo

Tên lửa V-2 đã khiến 9.000 dân Anh thiệt mạng.
Tên lửa V-2 đã khiến 9.000 dân Anh thiệt mạng.

Sau đó, von Braun cùng khoảng 1.600 nhà khoa học, kĩ sư khác của Đức Quốc xã đã bỏ trốn tới Mỹ và tham gia dự án Paperclip (Kẹp giấy). Với nền tảng tên lửa V-2 sẵn có, ông đã giúp Mỹ có được nhiều bước tiến vượt trội trong lĩnh vực chế tạo tàu vũ trụ và tên lửa. Vệ tinh Explorer 1 đầu tiên của Mỹ hay chương trình thám hiểm Mặt trăng Apollo đều mang đậm dấu ấn của von Braun. Ông được Mỹ trao Huân chương Khoa học Quốc gia năm 1975 và tiếp tục sứ mạng đưa con người lên Sao Hỏa cho tới khi qua đời.

Về phần Liên Xô, sau khi Đức Quốc xã bị tiêu diệt, họ cũng lấy được nhiều thông tin quan trọng về tên lửa V-2 rồi mang về nước. Giai đoạn đầu, Liên Xô chỉ tập trung vào phát triển tên lửa đánh phá các mục tiêu ở châu Âu.

Sau đó tới năm 1953, Sergei Korolyov được bổ nhiệm làm giám đốc chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa thì mọi chuyện mới đổi khác. Động cơ R-7 được Liên Xô chế tạo trong thời gian này và tới tháng 5.1957, quả tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Xô Viết được phóng lên nhưng nổ tung sau khi rời bệ phóng 400km.

Nga khai hỏa tên lửa R-7.
Nga khai hỏa tên lửa R-7.

Sau đó 3 tháng, Liên Xô thử thành công tên lửa và thiết bị này bay xa trên 6.000 km. Đây là quả tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới và tới năm 1959, đơn vị tên lửa chiến lược của Nga được chính thức thành lập. Nơi đóng quân của đơn vị tên lửa này là ở Plesetsk, miền tây bắc nước Nga.

Cũng nhờ thiết kế của tên lửa V-2 của Đức Quốc xã, Nga chế tạo và phóng thành công vệ tinh đầu tiên của mình. Vệ tinh Sputnik được phóng lên quỹ đạo vào tháng 10/1957. Chuyến bay đầu tiên có con người trên quỹ đạo được thực hiện bởi huyền thoại Yuri Gagarin năm 1961. Động cơ R-7 của Liên Xô vẫn được sử dụng tới ngày nay và giúp Nga đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công nghệ quốc phòng và thám hiểm vũ trụ.

0