Vì sao tết 3 - 3 âm lịch lại có phong tục ăn bánh trôi, bánh chay?
Bánh trôi, bánh chay Thời xa xưa ở Trung Quốc có trung thần Giới Tử Thôi vì giận vua Tấn đã phụ công nên đưa mẹ vào rừng để trú thân. Vua cho quan đến đốt rừng cốt ý để mời ông về hoàng cung, nhưng ông đã cùng mẹ chịu chết cháy chứ không ra. Nhân dân tỏ lòng thương tiếc ông nên cứ ...
Bánh trôi, bánh chay
Thời xa xưa ở Trung Quốc có trung thần Giới Tử Thôi vì giận vua Tấn đã phụ công nên đưa mẹ vào rừng để trú thân. Vua cho quan đến đốt rừng cốt ý để mời ông về hoàng cung, nhưng ông đã cùng mẹ chịu chết cháy chứ không ra. Nhân dân tỏ lòng thương tiếc ông nên cứ đến ngày ông mất (3-3 âm lịch) đã tổ chức ngày tết ăn kiêng lửa và chỉ ăn đồ lạnh. Vì vậy tết 3 -3 âm lịch còn gọi là tết Hàn thực, tức là ăn lạnh. Phong tục này du nhập vào Việt Nam đã lâu nhưng ta không kiêng lửa và cũng không cúng Giới Tử Thôi mà chỉ là cúng tổ tiên. Riêng ở vùng Hà Tây kết hợp với sự tích Hai Bà Trưng, nhân dân ta đã tổ chức hội đền Hát Môn, làm 100 viên bánh trôi, tế xong đem 50 bánh để lên lá sen thả trôi trên sông Hát nơi Hai Bà Trưng tự vẫn. Chữ trôi có lẽ có từ nguồn gốc này.