09/06/2018, 23:13

Vì sao nhiệt độ trong thành phố lại cao hơn? - Câu hỏi hay

Tôi cảm thấy nhiệt độ trong nội thành thường cao hơn nhiệt độ ở ngoại thành, đặc biệt vào mùa hè. Tại sao vậy? (Thu Thảo) Ảnh minh họa: my.whirlwindsteel.com Độc giả có câu hỏi ...

Tôi cảm thấy nhiệt độ trong nội thành thường cao hơn nhiệt độ ở ngoại thành, đặc biệt vào mùa hè. Tại sao vậy? (Thu Thảo)

hot-weather-construction-4958-1429326965

Ảnh minh họa: my.whirlwindsteel.com

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Phải nói lại đúng hơn là khi trời nằng thì nhiệt độ trong thành phố cao hơn nhiệt độ ở ngoại ô và các vùng nông thôn.Vì trong thành phố hầu như diện tích tiếp xúc ánh nắng mặt trời như diện tích mặt đất, diện tích mặt nước và diện tích cây xanh được thay thế bằng diện bề mặt nhân tạo bê tông hóa, nhựa đường...Đây là những cốt liệu hấp thụ nhiệt rất chậm và cũng tỏa nhiệt rất chậm. Do đó, trong thành phố ngoài nhiệt độ môi trường còn có nhiệt độ của " đội quân" vật liệu nhân tọa tỏa ra và giao thoa với nhau. Chính vì vậy mà cho dù nhiệt độ trong ngày có nắng nóng bao nhiêu thì cùng trong một vùng nhưng khi về đêm, nông thông hay ngoại ô vẫn rất mát mẻ, còn trong thành phố rất oai bức là do Bê Tông nói chung từ từ tỏa nhiệt ra. - (khuongnam)

Có 03 nguyên nhân sau:
1. Trong thành phố, bề mặt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là bê tông xi măng, nhựa đường rất nhiều (nhà ở, đường giao thông, sân bãi). Đây là những vật liệu hấp thụ nhiệt rất lớn, sau khi hấp thụ chúng bức xạ nhiệt ra mội trường làm cho nhiệt độ không khí tăng lên. Ở ngoại thành thì ngược lại, cây xanh nhiều. Cây xanh ít hấp thụ nhiệt nhưng lại tiêu hủy năng lượng mặt trời do khả năng quang hợp để tăng trưởng, đồng thời giữ độ ẩm không khí, hấp thụ khí CO2 cung cấp Ôxy cho môi trường xung quanh.
2. Trong thành phố, mật độ dân số cao, phương tiện giao thông nhiều, máy điều hòa không khí, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn… rất nhiều. Đây là các đối tượng sinh ra nhiệt lượng rất lớn. Ở ngoại thành thì đối tượng này không đáng kể.
3. Gió chính là giải pháp tản nhiệt rất hiệu quả, nhưng trong thành phố nhà cửa cao san sát, nên gió không vào được.
Vì vậy để cải tạo vi tiểu khí hậu trong đô thị, chúng ta phải tăng cường cây xanh, mảng xanh và mặt nước đồng thời giảm bê tông hóa bề mặt công trình. - (hockts)

Vì chặt hết cây rồi còn đâu! ^.^ - (Phùng Đức Hải)

Khi bạn đi qua 1 cái máy điều hòa ở phía mặt ngoài, bạn sẽ thấy rất nóng do nhiệt tỏa ra, mật độ người và xe cộ trong thành phố cao, nhà toàn là mặt kính với mái tôn, thiếu cây xanh... nên nhiệt độ lên cao là đúng rồi bạn. - (huynhthimychauit)

Vì ở thành phố ít cây xanh hơn, lại có nhiều công trình xây dựng, đường xá, các công trình bằng xi măng, nhà cửa, .v.v. những vật liệu đó phản xạ nhiệt. - (Khoa Nguyễn Văn)

Tp không có nhiều cây xanh .người thì lại nhiều .ô nhiễm càng nhiều .Vì miền quê gió mát thật dễ chịu - (Hoa Dương)

Tại vì trong thành phố nóng hơn - (Phạm TănG)

Biết rõ rồi còn hỏi, bạn thấy có anh chị nào trả lời sai không. Họ rất chuẩn vì vấn đề này chúng ta tiếp xúc hàng ngày, vấn đề là khắc phục nó như thế nào mà thôi - (Dat Ngocong)

bức xạ nhiệt của bê tông hóa, quá trình hấp thụ nhiệt chậm nhưng tỏa nhiệt cũng rất chậm của bê tông. Tp chủ yếu là nhà cửa, đường sá, các công trình...., cây xanh ít đồng thời lưu lượng xe cộ trên đường rất cao, mật độ dân số cao nốt nên nền nhiệt độ ở nội thành sẽ cao hơn nền nhiệt ở ngoại thành là dĩ nhiên roài. - (thaothaodt)

Trong một căn phòng có nhiều người cũng nóng hơn là ít người. Nhất là mùi "người" nồng nặc lên nữa. Ở thành phố, mọi người xúm xít vào chen chúc cũng vậy thôi. Bạn hỏi câu hỏi này hơi ngộ nghĩnh đó. - (SonHai)

mặt đường nhựa, tòa nhà, và xe cộ phản xạ nhiệt, khiến cho nhiệt độ cao hơn. Nếu bạn đi đường vào những ngày nắng hóng, bạn sẽ thấy bên trên đường, không khí có vẻ "rung rung", đó là do nhiệt độ cao gây ra. Ngoài ra, các chất thải từ xe cộ và sự thiếu không khí trong lành từ cây cỏ cũng gây ra sự khác nhau giữa hai vùng. - (Aister Pendragon)

Môi trường xung quanh đấy bạn. Ngoại thành trống trải, nội thành lượng nhiệt tỏa ra từ phương tiện gt, đường xá, nhà cửa cũng phải hơn mấy độ - (ducthanh)

Không nhất thiết là thành phố nóng hơn ngoại ô đâu bạn , ví dụ bạn đi trên đường trục đường công viên Tao Đàn hoặc Dinh Độc Lập sẽ mát mẻ hơn đi trên đường ngoại ô huyện Hóc Môn. Nói chung là khu vực nào nhiều cây xanh thì nhiệt độ ở đó sẽ thấp hơn. - (Ray)

Vì chúng ta chưa quan tâm, vô cảm đến việc cây xanh trong thành phố bị chặt, các đầm lầy, sông ngòi bị lấp... - (LD)

Do bức xạ từ nền đường, nhiệt độ tỏa ra từ phương tiện giao thông, ít gió .... mình nghĩ vậy - (LNQ)

Người ta gọi đó là "hiệu ứng đô thị" Do o tp. Phuong tien xe cộ tỏa nhiệt nhiều +it cay xanh nhieu nha cao tang hap thu nhiet thi de toa nhiet thi khó. Khoi bui khi xe khí CO2 lam sinh hieu ung nha kính. cam giac dong duc lam con nguoi thay nong(nong do tam ly)... - (dinhquang)

Ngoại thành nhiều cây,sông,vườn nên mát mẻ.Nội thành nhìn đâu cũng bê tông, building gắn đầy kính phản xạ ánh sáng muốn đui mắt mát làm sao nổi??? - (lehuuloi)

Đất chật người đông công trình nhiều ok - (danghoagiang)

Người đông,xe cộ nhiều là lý do chính. - (Ly nguyen thi)

Vì ở thành phố thì mật độ bê tông hóa cao, bê tông hóa thì giữ nhiệt lâu, thêm vào đó nữa là mật độ cây xanh thấp (cây xanh nhiều sẽ làm mát bầu không khí), máy lạnh nhiều (từ hộ dân, từ xe hơi) tỏa ra lượng nhiệt lớn cho nên ở Thành thị luôn nóng hơn ở nông thôn nhiều nhiều lần. - (lenguyenvu81)

Mua thêm nhà ở ngoại thành. Mùa lạnh vô Tp sống, mùa nóng ra ngoại thành. - (trancongcong80)

khói xe nhiều thế biểu sao không nóng hơn cho được, ngày lạnh thích nhất là đi sau xe buýt :)), ấm ơi là ấm :)) - (Mai Ba Sao)

Thật ghen tị với các bạn ở nội thành,ở chỗ tôi muốn tìm cảm giác "ấm áp "như các bạn cũng khó... Xung quanh toàn núi đá không à. - (Caobang)

Rất nhiều yếu tố:
Đầu tiên là hiệu ứng bê tông hóa, ban ngày khi bị nắng chiếu bê tông hấp thu nhiệt và nóng lên, sau khi mặt trời lặn các khối bê tông lại bức xạ nhiệt ra ngoài làm nóng không khí
Thứ 2 là do tác dụng ngược của điều hòa nhiệt độ, cục lạnh của điều hòa làm mát trong phòng nhưng lại phả hơi nóng ra ngoài.
Thứ 3 là do ở thành phố mật độ nhà cửa quá dày đặc, không khí đối lưu kém, gió bị chặn nên khí nóng không luân chuyển tốt được như ở nơi thoáng đãng.
Thứ 4 là do khí thải khói xe, hàm lượng CO2 quá lớn cũng làm cho không khí thêm ngột ngạt và nóng bức - (Hanoians)

càng nóng thì họ xài máy lạnh càng nhiều..hơi lạnh thỉ giữ trong phòng...còn hơi nóng thì xả ra ngoài..1 m3 lạnh chắc bằng 50m3 nóng...thì đó là tất nhiên..bô xe máy..1 ngày biết bao nhiêu chiếc..chạm vào là phỏng - (tung tung wu)

Hiện tượng này gọi chung là hiệu ứng đảo nhiệt. Vì các lý do như trên, hầu hết các thành phố lớn vào mùa nắng nóng đều bị hiện tượng này.

- (Đỗ Hữu Nhật Quang)

Tổng hợp của nhiều loại nguồn cung nhiệt và nguồn giải nhiệt:
a) nguồn cung: động cơ xe, hiệu ứng nhà kính, hập thụ nhiệt bê tông và thải ngược lại môi trường, điện chiếu sáng, nhiệt độ các loại máy móc, thiết bị , bếp ăn. Do tập trung đông người nên có rất nhiều thiết bị cung cấp nhiệt,
b) nguồn giải nhiệt: hồ nước, khoảng không gian rộng, gió tự nhiên
So sánh giữa thành phố và ngoại ô thì các bạn thấy rất rõ nguồn cung nhiệt của thành phố rất lớn, trong khi nguồn giải lại quá ít, vùng ngoại ô thì ngược lại, do vậy nhiệt độ trong thành phố bao giờ cũng cao hơn nhiệt độ ở ngoại ô. Cách nhận biết dễ nhất là vào ban đêm mùa hè, bạn đi từ ngoại ô vào thành phố, lúc ngang qua chỗ tập trung dân cư và nhiều ánh đèn đường+ các tòa nhà chọc trời sẽ thấy nhiệt độ thay đổi hẳn, hoặc mùa đông thì đi từ vùng ngoại ô vào thành phố sẽ thấy ấm áp hơn - (hungdiachat)

tất cả các ý kiến của các bác đưa ra vấn đề chính là HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH! - (thanhhatinh)

vì trong thành phố có nhiều cô gái mặc đồ bốc lửa hơn. - (toanxoay76)

Đó là hìệu ứng nhà kính đó - (hien)

Hiệu ứng nhà kinh đó bạn ạ - (tranquochoan1960)

Hiệu ứng đô thị.... - (Lê Ngọc Sơn)

0