11/01/2018, 00:02

Vì sao lại ngứa và gãi lại hết ngứa?

Ngứa là một trong những cảm giác mà mọi người đều có giống như là đau đớn hay sợ hãi. Cảm giác ngứa đôi khi làm cho người ta hết sức khó chịu, đứng ngồi không yên.Gãi ngứaChẳng hạn, vào mùa hè, bạn bị muỗi cắn, cảm giác ngứa sẽ làm cho bạn cảm thấy muỗi chính là con vật đáng ghét nhất thế giới.Theo ...

Ngứa là một trong những cảm giác mà mọi người đều có giống như là đau đớn hay sợ hãi. Cảm giác ngứa đôi khi làm cho người ta hết sức khó chịu, đứng ngồi không yên.Gãi ngứaChẳng hạn, vào mùa hè, bạn bị muỗi cắn, cảm giác ngứa sẽ làm cho bạn cảm thấy muỗi chính là con vật đáng ghét nhất thế giới.Theo các nghiên cứu khoa học, trên mỗi một mm2 da người có khoảng 100 đến 200 điểm cảm giác đau, 10 điểm cảm giác lạnh, 1 điểm cảm giác nóng nhưng lại không hề có điểm cảm giác ngứa.Đã không hề có điểm cảm giác ngứa, vậy thì tại sao chúng ta lại có cảm giác này?Đây là vấn đề đã từng làm các nhà khoa học phải đau đầu. Cùng với sự phát triển của khoa học, những nghiên cứu về vấn đề này ngày càng trở nên sâu rộng.Hiện nay có hai cách giải thích: một số nhà khoa học cho rằng, tuy con người không có điểm cảm giác ngứa nhưng khi các điểm cảm giác đau bị kích thích ở mức độ nhẹ, tín hiệu sẽ được truyền lên não và khiến người ta sinh ra cảm giác ngứa.Lại có một số nhà khoa học khác cho rằng, hiện nay tuy chưa tìm được điểm cảm giác ngứa nhưng rất có thể chúng vẫn tồn tại.Theo cơ chế ngứa mới được phát hiện vào năm 2001. Thủ phạm gây ngứa là một hóa chất tên là histamin, có sẵn trong dưỡng bào dưới da. Nó liên kết với đầu mút của dây thần kinh trên những thụ quan đặc biệt.Khi bị viêm hay dị ứng, dưỡng bào lập tức tiết ra histamin, tạo ra cảm giác ngứa ngáy và làm vùng da quanh đó bị đỏ lên.Cảm giác này truyền lên não và não lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi hoặc cọ sát vào chính nơi đang ngứa.Hành vi gãi giúp ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh vùng spinothalamic trong suốt thời gian bị ngứa, nghĩa là ngăn chặn tủy sống truyền tín hiệu từ vùng da bị kích thích đến não. Do đó giúp ta hết cảm giác ngứa.Mới đây, một nghiên cứu mới nhất trên loài chuột của ĐH Oxford, đã thắp lên một tia sáng để có thể thấy được những gì xảy ra trong cơ thể con người khi chúng ta cảm thấy ngứa.Cảm giác ngứa thường xảy ra khi có một va chạm nhẹ vào lông ở trên da. Điều này khiến cho bạn đưa tay đến ngay vị trí có tác động và gãi nó đi.Nhìn có vẻ như vô thức, nhưng những hành động đơn giản như vậy chính là một cách hiệu quả để bảo vệ làn da khỏi bị tổn thương khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài hay là côn trùng và kí sinh trùng.Hành động bảo vệ này đến từ một điều hiển nhiên là, khi gãi, ta có thể cắt ngang bất cứ thứ gì đang ở trên da bạn và gây ra cảm giác ngứa.Đơn giản như khi bị muỗi đốt, con muỗi đậu trên tay và cú chích khiến ta phải gãi ngay vị trí đó để đuổi kẻ hút máu đi.Ngoài ra còn có cả những bằng chứng đưa ra rằng cảm giác ngứa không phải chỉ là quá trình xảy ra trên làn da của bạn, đôi khi còn có thể là do những yêu tố về tâm lý.Đã có những ghi chép về “Ngứa lây” khi mà chỉ cần nhìn người khác gãi cũng có thể khiến cho một người có cảm giác như đang có một vết ngứa lan ra.Thực sự, một nghiên cứu gần đây, của ĐH Y dược Wake forest, cho thấy:Chỉ bằng những kích thích thông qua hình ảnh hoặc âm thanh liên quan đến hành động gãi cũng có thể khiến cho hành vi gãi ngứa gia tăng đột biến trên những người tham gia.

Khi bị ngứa, bạn đưa tay gãi. Hành vi này giúp ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh trong tủy sống truyền tín hiệu từ vùng da đến não, hết cảm giác ngứa.

Các công trình nghiên cứu trước đây khẳng định một phần của tủy sống (vùng spinothalamic) đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tín hiệu về cảm xúc. Tế bào thần kinh trong vùng này sẽ hoạt động tích cực hơn khi có tác nhân gây ngứa trên da.

Nghiên cứu mới nhất trên các loài linh trưởng của ĐH Minnesota ghi nhận, hành vi gãi giúp ngăn chặn hoạt động của tế bào thần kinh vùng spinothalamic trong suốt thời gian bị ngứa, nghĩa là ngăn chặn tủy sống truyền tín hiệu từ vùng da bị kích thích đến não. Do đó giúp ta hết cảm giác ngứa.

Cơ chế trên dường như chỉ xảy khi cơ thể bị ngứa, còn trong điều kiện bình thường, hành vi gãi không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của não. Nhà nghiên cứu Glenn Giesler hy vọng kết quả lần này có thể cung cấp thêm chứng cứ chính xác giúp điều trị bệnh ngứa mãn tính hiệu quả ngay từ lần đầu tiên. Ông kiến nghị cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để có thêm cơ sở khoa học vững chắc.

Giáo sư Gil Yosipovitch, chuyên gia điều trị chứng ngứa đến từ ĐH Wake Forest (Mỹ) cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ngứa mãn tính, trong đó bao gồm bệnh zona, AIDS, vấn đề về túi mật và bệnh Hodgkin. Các chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân và hiện nay vẫn chưa thể điều trị. Do đó phát hiện trên có ý nghĩa lớn trong việc điều trị.

Ông nói: “Việc kích thích cơ học hoặc sử dụng thuốc có thể gây ức chế các tế bào thần kinh tạo ra cảm giác ngứa nhưng không gây hại đến da. Phương pháp này có thể áp dụng để điều trị hiệu quả chứng ngứa mãn tính”. Ông cũng nhấn mạnh ngứa là một hiện tượng phức tạp có liên quan đến các yếu tố như cảm xúc và sinh lý. “Câu hỏi được đặt ra là điều gì xảy ra với những bệnh nhân bị ngứa mãn tính mà hành vi gãi có thể làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn?”.

Tiến sĩ Paul Bays, Viện Khoa học Thần kinh Nhận thức UCL nhìn nhận rằng nghiên cứu cung cấp một phần chứng cứ quan trọng giải thích những cơ chế sinh lý về cách thức giảm cảm giác ngứa. "Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa rõ tại sao hành vi gãi chỉ có tác dụng với chứng ngứa, mà lại không hiệu quả với cảm giác đau - vốn được truyền lên não với cùng cơ chế ".
0