28/02/2018, 07:47

Vì sao con người “sợ” màu đỏ?

Các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng nỗi ám ảnh đối với màu đỏ của con người có thể do nguồn gốc tiến hóa. Màu đỏ có thể tượng trưng cho mối nguy hiểm, nhiệt độ và sự giận dữ. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng các vận động viên Olympic mặc trang phục đỏ thường thành công hơn trong các trận đấu ...

Các nhà nghiên cứu Mỹ tin rằng nỗi ám ảnh đối với màu đỏ của con người có thể do nguồn gốc tiến hóa.

Màu đỏ có thể tượng trưng cho mối nguy hiểm, nhiệt độ và sự giận dữ. Một nghiên cứu còn phát hiện ra rằng các vận động viên Olympic mặc trang phục đỏ thường thành công hơn trong các trận đấu đối kháng, nghĩa là màu đỏ có tác dụng “trấn áp” đối phương.

Con người sợ màu đỏ có thể do nguồn gốc tiến hóa
Thêm phát hiện mới liên quan đến màu đỏ - Ảnh: Wordpress

Một loạt thử nghiệm mới đây của các chuyên gia thuộc Đại học Dartmouth (Mỹ) đăng trên chuyên san Psychological Science cho thấy cảm giác sợ màu đỏ của con người có thể do nguồn gốc tiến hóa. Họ đã đo phản ứng của loài khỉ Rezut khi chúng chọn thức ăn từ những người tham gia thử nghiệm. Khỉ Rezut được nghiên cứu do chúng là loài linh trưởng có khả năng thị giác tương tự con người.

Nhóm chuyên gia đã thiết lập một số thử nghiệm cho phép loài khỉ này lấy thức ăn từ những người mặc một áo thun màu đỏ, xanh lục hoặc xanh dương. Các nhà nghiên cứu dự đoán lũ khỉ sẽ không lấy trộm thức ăn của người mặc đồ đỏ và họ đã đúng.

Lũ khỉ thích người mặc áo xanh lục hoặc xanh dương hơn và tránh người mặc đồ đỏ bất kể người này là nam hay nữ. Các nhà khoa học cho rằng hành động của khỉ khẳng định hiện tượng né tránh màu đỏ đã tiến hóa từ tổ tiên chung cuối cùng của con người với loài khỉ “Thế giới cũ” (tức loài khỉ sinh sống ở các vùng thuộc châu Á và châu Phi, khác với khỉ “Thế giới mới” sinh sống ở Nam và Trung Mỹ).

Dù các kết luận khẳng định loài linh trưởng tránh màu đỏ nhưng tác nhân khiến con người “bối rối” trước màu này vẫn là một ẩn số. Có thể ác cảm với màu đỏ đã tiến hóa nhiều qua các loài linh trưởng và cả ở con người. Điều đó cũng có thể giúp con người sơ khai và các loài linh trưởng phân biệt được độ chín hay độc tố trong các loại cây, trái.

0