Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?
Nguồn : “Why are American soldiers called G.I.s?”, History.com (truy cập ngày 11/11/2015). Biên dịch & Hiệu đính : Lê Hoàng Giang Nguồn gốc của biệt danh nổi tiếng này có phần bí ẩn. Một giả thuyết phổ biến cho rằng biệt danh này có nguồn gốc từ thế kỷ 20, khi đó ...
Nguồn: “Why are American soldiers called G.I.s?”, History.com (truy cập ngày 11/11/2015).
Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang
Nguồn gốc của biệt danh nổi tiếng này có phần bí ẩn. Một giả thuyết phổ biến cho rằng biệt danh này có nguồn gốc từ thế kỷ 20, khi đó “G.I.” là chữ được dán lên những thùng và xô rác của quân đội. Hai chữ cái này là tên viết tắt của nguyên liệu chế tạo ra những vật dụng đó: sắt mạ kẽm (Galvanized Iron). Về sau, theo như cuốn “Origins of the Specious: Myths and Misconceptions of the English Language” (tạm dịch: Nguồn gốc của những Sai lầm: Những hiểu lầm và ngộ nhận trong Tiếng Anh”) của các tác giả Patricia T. O’Conner và Stewart Kellerman, nghĩa của từ G.I. được mở rộng và đến Thế Chiến I nó đã được dùng để gọi tất cả những thứ liên quan đến quân đội Mỹ. Khi đó, G.I. được diễn giải lại thành “vấn đề chính phủ” (Government Issue) hoặc “vấn đề chung” (General Issue).
Sự phổ biến của thuật ngữ này đã khiến các binh sĩ trong Thế Chiến II dần dần tự gọi mình là các G.I.. Một số binh sĩ nhập ngũ dùng thuật ngữ này một cách mỉa mai để biểu hiện niềm tin của họ rằng họ chỉ như là những sản phẩm sản xuất hàng loạt của chính phủ. Trong Thế Chiến II, G.I. Joe cũng trở thành một thuật ngữ để chỉ binh lính Mỹ. Họa sĩ biếm họa Dave Breger, nhập ngũ vào năm 1941, được cho là tác giả của tên gọi này sau khi ông bắt đầu đăng những mẩu truyện tranh có tiêu đề “G.I. Joe” trên tuần san quân sự Yank từ năm 1942. Năm 1964, công ty đồ chơi Mỹ Hashbro sau khi nhận thấy thành công lớn của công ty đối thủ Mattel với dòng đồ chơi búp bê Barbie (phát hành năm 1959) đã cho ra mắt “G.I. Joe”, dòng đồ chơi mô hình anh hùng quân đội cho các bé trai.
Trong khi đó, vào tháng 6 năm 1944, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ký Đạo luật Tái Hội nhập Quân nhân, sau này thường được gọi là Luật G.I.. Đạo luật nổi tiếng này mang lại nhiều lợi ích cho các cựu quân nhân Mỹ sau Thế Chiến II, trong đó bao gồm các khoản tài trợ học phí đại học, hỗ trợ cho vay tiền để mua nhà và trợ cấp thất nghiệp.