Về bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) của Hồ Chí Minh
Về bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) của Hồ Chí Minh Hai câu thơ đầu chỉ thời điểm gà gáy lần đầu, là thời điểm đã sang ngày mới, nhưng còn lâu mới sáng, lúc này đang còn rất sớm ...
Về bài thơ Giải đi sớm (Tảo giải) của Hồ Chí Minh
Hai câu thơ đầu chỉ thời điểm gà gáy lần đầu, là thời điểm đã sang ngày mới, nhưng còn lâu mới sáng, lúc này đang còn rất sớm
DÀN BÀI
1. Khổ thơ đầu
a. Hai câu thơ đầu
Hai câu thơ đầu chỉ thời điểm gà gáy lần đầu, là thời điểm đã sang ngày mới, nhưng còn lâu mới sáng, lúc này đang còn rất sớm.
“Chòm sao theo trăng hiện lên núi thu” nói tiếp về thời điểm trời sớm, chỉ có trăng sao. Câu thơ đầy ánh sáng, trăng sao như bầu bạn đồng hành cùng với người tù. Đây là một câu thơ tả thực.
Trăng sao vốn là người bạn tri âm tri ki và rất quen thuộc trong thơ Bác. Ngay ở 2 câu thơ đầu đã thấy tâm hồn Bác luôn hướng về thiên nhiên bằng một cái nhìn trìu mến, thiết tha.
b. Hai câu thơ tiếp
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn
- Câu thơ mang âm hưởng chắc nịch, trầm hùng, khoẻ khoắn do sự điệp lại ở hai chữ chinh và trận.
- Câu thơ bộc lộ cái cảm giác người tù vừa mới bắt đầu đi mà đã thấy đường xa (Người đi xa đã ở trên con đường xa).
- Hình ảnh từng cơn gió thu lạnh buốt quất vào mặt đày đoạ người đi đường
Khổ thơ nói về cảnh trời khuya, đường xa, gió lạnh. Tuy không nhấn vào việc bị giải đi, nhưng hình ảnh người tù hiện lên vừa gan góc chịu đựng, vượt lên hoàn cảnh, vừa như tìm thấy sự hoà hợp giữa tâm hồn với thiên nhiên trong nghịch cảnh này.
2. Khổ thơ cuối
Từ chỗ trời chưa sáng, còn rất sớm tới chỗ trời rạng đông: màu trắng đã chuyển thành màu hồng, những rơi rớt của bóng đêm sớm hết sạch, ở đây có: sự thay đổi đột ngột, mau lẹ, chỉ sự bừng sáng.
Bao trùm là hơi ấm và ánh sáng khí lạnh đã hết. Người bỗng cảm thấy tâm hồn thoải mái, náo nức. Cũng chính vì thế, nhân vật trữ tình ở trên kia được gọi là chinh nhân giờ đây thành hành nhân cho phù hợp với tâm trạng thư thái ở khung cảnh bình minh này.
Câu thơ “Hành nhân thi hứng hốt gia nồng” nói lên một điều: Người đang bị giải kia cảm thấy mình như không phải đang bị giải đi đến nơi tù ngục mà là : mở lòng đi đón bình minh. Người tù bỗng chốc đã trở thành nhà thơ từ lúc nao, trong lòng tràn trề thi hứng.
Hình tượng thơ vận động từ bóng đêm tới hừng đông, từ lạnh lẽo tới ấm một sớm mai bao la hùng vĩ tạo nên niềm hứng khởi lạc quan trước một ngày mới.
Hình tượng bình minh: niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc - vốn là một cảm hứng khá nhấtquán trong thơ Bác.
Bài thơ không nói chuyện bị đoạ đày, không nói chuyện bị giải đi sớm thế nào, mà chủ yếu là mở ra bức tranh về buổi sớm mai. Tự do nội tâm, niềm ung dung tự tại, tinh thần lạc quan, sự chủ động trong mọi hoàn cảnh là đẹp trong tâm hồn Bác để vượt lên mọi thử thách của cảnh lao tù. Đó là vẻ đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chí Minh.