Văn mẫu tả cái trống trường
Văn mẫu tả cái trống trường 4.8 (96%) 380 votes Bài làm 1 Một trong những hình ảnh huyền thoại của bất cứ ngôi trường nào là chiếc trống trường. Chiếc trống trường trang nghiêm nằm yên trên sảnh lớn nhà trường luôn là vẻ đẹp của ngôi trường – ngôi nhà thứ hai của hàng ngàn học sinh. Chiếc trống ...
Văn mẫu tả cái trống trường 4.8 (96%) 380 votes Bài làm 1 Một trong những hình ảnh huyền thoại của bất cứ ngôi trường nào là chiếc trống trường. Chiếc trống trường trang nghiêm nằm yên trên sảnh lớn nhà trường luôn là vẻ đẹp của ngôi trường – ngôi nhà thứ hai của hàng ngàn học sinh. Chiếc trống trường là vật ...
Bài làm 1
Một trong những hình ảnh huyền thoại của bất cứ ngôi trường nào là chiếc trống trường. Chiếc trống trường trang nghiêm nằm yên trên sảnh lớn nhà trường luôn là vẻ đẹp của ngôi trường – ngôi nhà thứ hai của hàng ngàn học sinh.
Chiếc trống trường là vật dụng, là đồ dùng và là người bạn của học trò chúng tôi. Chiếc trống trường đã cùng với ngôi trường bắt đầu từ những ngày đầu tiên đi vào hoạt động đến nay. Mặc dù đã nhiều năm, chiếc trống đã nhiều tuổi nhưng tiếng trống vang lên vẫn ròn rã như lúc đầu. Mỗi lần tiếng trống trường vang lên: "Tùng … tùng.." học trò chúng tôi lại xôn xao, xao xuyến đến lạ. Chiếc trống có hình trụ lồi hai đáy hình tròn phẳng nhẵn thín. Dù đã lâu nhưng mặt trống vẫn nhẵn thín như vậy. Mặt trống được làm bằng da trâu hoặc da bò. Mỗi lần dùi trống đánh vào mặt trống, mặt trống rung lên căng và phát ra tiếng. Do sử dụng đã lâu nên mặt trống có màu ngà ngà phai dần từ tâm trống đi ra.
Hai mặt trống được thiết kế hoàn toàn giống nhau. Thân trống được ghép từ những mảnh gỗ mỏng xếp khít lại với nhau. Giữa thân trống có hai đai lồi lên bao vòng quanh thân. Hai đai này giúp cho những mảnh ghép này được cố định. Thân trống được sơn màu, thường sẽ được sơn màu đỏ gạch sẫm hoặc nâu. Người bạn đời của trống chính là chiếc dùi trống. Chiếc trống có vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Nó được ví như chiếc đồng hồ báo thức của ngôi trường. Với hàng trăm, hàng ngàn học sinh, việc lấy tiếng trống trường làm hiệu lệnh để giúp cho học sinh có kỉ cương nề nếp hơn, các giờ học cũng đảm bảo được đúng tiến trình. Tiếng trống trường khai giảng năm học mới, tiếng trống trường bắt đầu giờ giải lao, tiếng trống trường cũng là hiệu lệnh giờ tan trường. Nhờ có tiếng trống, hoạt động nhà trường mới được diễn ra một cách khoa học.
Chiếc trống trường là vậy. Bao nhiêu năm tháng qua đi vẫn chung thủy nằm trang nghiêm trên giá chờ đợi những đợt hè qua đi để năm học mới bắt đầu, bắt đầu làm công việc của mình.
Bài làm 2
Đối với học trò chúng tôi, chiếc trống trường luôn là một vật vừa gần gũi, vừa xa xôi. Chiếc trống trường bao năm vẫn nằm đó như một kỉ niệm khó có thể phai mờ.
Chiếc trống trường gần gũi bởi lẽ nó luôn hiện diện trong mỗi buổi học của chúng tôi. Ngày đầu tiên của năm học mới, tiếng trống trường thiêng liêng: "Tùng…tùng" đánh dấu sự khởi đầu của một năm học trong lễ khai giảng đầu năm. Mặc dù đã trải qua nhiều lễ khai giảng nhưng đối với tôi, trong thời khắc trọng đại ấy, mỗi lần nghe thấy tiếng trống trường vang lên, lòng tôi lại xao xuyến đến lạ. Rồi những buổi học, tiếng trống trường là hiệu lệnh của giờ vào học, giờ giải lao, và tan tầm. Không có tiếng trống, chúng tôi sẽ không thể biết sử dụng thời gian của một buổi học sao cho hợp lý và khoa học nhất. Có thể nói, chiếc trống trường làm nhiệm vụ, luôn bên cạnh, song hành cùng học trò chúng tôi suốt một năm học dài. Chỉ đến những tháng nghỉ hè dong chơi, chiếc trống trường mới thực sự nằm im lìm nghỉ ngơi trên giá. Gần gũi là thế nhưng cũng cực kì xa xôi. Bởi,chúng tôi đã học biết bao nhiêu năm vẫn chưa một lần được chạm vào mặt trống. Mặt trống tròn xoe được làm bằng da trâu hoặc da bò dày. Mặt trống lúc nào cũng trơn nhẵn, bóng láng. Mặt trống được trang trí bởi những miếng giấy màu được cắt theo họa tiết cơ bản của chiếc trống đồng Đông Sơn. Chúng tôi cũng chưa một lần được chạm vào thân trống lúc nào cũng phình ra như bụng bia của bác hàng xóm cạnh nhà. Thân trống được làm bằng những mảnh gỗ mỏng ghép lại. uốn cong, phình ra. Ở giữa thân trống có đai lồi lên để cố định những mảnh gỗ,. Thân trống được sơn màu đỏ gạch sẫm nổi bật. Chưa một lần được chạm vào trống, chỉ đứng xa xa nhìn ngắm nó. Bởi nhà trường quản lý rất chặt, không cho phép học sinh được chạm, nghịch trống. Bởi thế mà học sinh chúng tôi không bao giờ dám chơi xung quanh chiếc trống ấy. Hơn nữa, chiếc trống lại được đặt ở gần khu nhà hiệu bộ nên chỉ rất nhiều thầy cô họp bàn xung quanh đó. Chiếc trống vừa gần gũi lại xa lạ ấy quả thực rất quen thuộc đối với chúng tôi – thế hệ học sinh.
Ngày xa trường, chắc chắn, một trong những kỉ niệm chúng tôi nhớ về chính là hình ảnh chiếc trống trường nằm im lìm trên giá. Chiếc trống trường già nua của ngôi trường đơn sơ chúng tôi từng theo học.
Kim Oanh