05/02/2018, 10:16

Văn lớp 10: Phân tích cảm nhận bài thơ Cung oán ngâm khúc

Hướng dẫn phân tích đoạn trích: “ Nỗi sầu oán của người cung nữ.”( Cung oán ngâm), có dàn ý và bài làm chi tiết. Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ một gia đình quyền quý. Từ nhỏ ông đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học. Đến khi trưởng thành , ông từng giữ nhiều chức quan ở phủ ...

Hướng dẫn phân tích đoạn trích: “ Nỗi sầu oán của người cung nữ.”( Cung oán ngâm), có dàn ý và bài làm chi tiết. Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ một gia đình quyền quý. Từ nhỏ ông đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học. Đến khi trưởng thành , ông từng giữ nhiều chức quan ở phủ chúa, nhớ đó mà ông thấy được thói ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ của vua chúa, cùng sự hà khắc của chính sách, chế độ cung nữ. Và “ Cung án ngâm” ra đời, là sự kết hợp giữa những gì tác giả mắt thấy tai nghe với tấm lòng nhân đạo bao la, vĩ đại, bởi vậy, dòng tâm trạng trong bài trở nên thấm thía hơn bao giờ hết. Trong đó, tiêu biểu là đoạn trích: “Nỗi sầu oán của người cung nữ.” Sau đây là hướng dẫn làm đề: phân tích đoạn trích: “ Nỗi sầu oán của người cung nữ.” có dàn ý và bài làm. Để làm bài tập này, ta cần hiểu khái quát về Nguyễn Gia Thiều và “ Cung oán ngâm”, sau đó đi phân tích, tìm hiểu từng ý thơ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. DÀN Ý BÀI THƠ CUNG OÁN NGÂM KHÚC 1. MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả, tác phẩm 2. THÂN BÀI: 4 khổ đầu: khắc họa cuộc sống tồi tàn, lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ đối lập với cảnh sa hoa tráng lệ nơi cung cấm 5 khổ cuối:cuộc sống đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày đêm trông ngóng chờ đợi mỏi mòn của người cung nữ. 3. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị đoạn trích. BÀI LÀM PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ CUNG OÁN NGÂM KHÚC Nguyễn Gia Thiều sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộ, được cậu là chúa Trịnh cho vào cung ăn học. Khi lớn lên làm quan ở phủ chúa,ông có cơ hội chứng kiến những thói ăn chơi hưởng lạc, hoang dâm vô độ của vua chúa, đặc biệt là những bất công đối với thân phận của những người cung nữ. Hoàn cảnh và lòng nhân đạo đã khiến ông viết nên “ Cung oán ngâm” – một trong những tiếng vang lớn của tư tưởng nhân đạo, của tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho con người thời bấy giờ. “ Cung oán ngâm” là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, trước được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của ông về cuộc đời bạc bẽo phù du. Cả khúc ngâm dài 356 câu với ngôn ngữ tài hoa, đài các, có nhiều chữ Hán và điển cố thể hiện nghệ thuật biểu đạt rất phong phú, già dặn, ảnh hưởng tới các nhà thơ đời sau. Đoạn trích gồm 36 câu ( từ câu 209 đến câu 244) đã thể hiện rõ nhất tinh thàn của cả tác phẩm. 4 khổ đầu là tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ. Không gian là cung quế- nơi người cung nữ ở, đoạn tuyệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. Không gian cô lẻ cùng thời gian đêm khyua càng khiến không khí trở nên vắng vẻ, lạnh lẽo hơn. Hơn nữa, thời gian đêm năm canh phù hợp cho nhân vật bộc lộ tâm trạng của mình. Đó còn là thời điểm của niềm hi vọng hạnh phúc hòa cùng nỗi tuyệt vọng nơi cô phòng mà ngày nào đêm nào cũng phải đối mặt. Trong tối tăm, ngườ cung nữ ấy vẫn “ trông ngóng lần lần”, khôn nguôi chờ đợi nhưng thực chất là đang chờ đợi một cái gì đó xa vời, nhưng biết là xa vời mà vẫn khôn nguôi hi vọng. Hi vọng nhiều thì tuyệt vọng càng nhiều, nghĩ lại tình cảnh của mình, nỗi xót xa trào lên, bật ra thành lời oán trách: “ Khoảnh làm chi bấy chúa xuân Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.” Lời trách, lời than ấy đã vạch trần bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của vua . Giọng điệu câu thơ như đay nghiến, trách cứ, nó thấm thía nỗi xót xa của nhân vật trữ tình: khi còn xuân sắc thì được yêu chiều nhưng khi nhan sắc tàn phai thì lại bị bỏ rơi, thê thảm. Các câu thơ càng nhấn mạnh vào sự xa hoa vẻ bề ngoài của cuộc sống nơi cung cấm đối lập với không khí lạnh lẽo, sự tồi tàn, héo úa về tih thần của cuộc sống nơi đây. Tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt: “ đãi nguyệt, thừa lương, phòng tiêu,…” vẽ ra trước mắt chúng ta nào lầu son nào gác tía, một cuộc sống xa hoa quyền quý nơi cung cấm. Bên cạnh lớp từ Hán Việt là hệ thống ngôn ngữ nôm na, giàu giá trị biểu cảm , khắc họa chân thực tình cảnh người cung nữ đang phải trải qua: xa hoa quyền quý đã không còn là niềm vui sống mà cô mong đợi. Cuộc sống xa hoa hoàn toàn đối lập với cuộc sống lạnh lẽo trong tình cảnh vô vọng về hạnh phúc lứa đôi: mới thấy giàu sang để làm gì nếu như không có tình yêu và hạnh phúc. Lúc đó, nàng chỉ còn biết làm bạn với giọt mưa đêm, với trăng với gió, sống trong sự mỏi mòn chờ đợi một ngày nào đó nhà vua sẽ ghé thăm. Nàng nhớ về , tiếc nuối cho một quá khứ tươi đẹp sum vầy đầm ấm mà ở đó , cung nữ được yêu chiều sủng ái. Khoảnh khắc ngắn ngủ của quá khứ tươi đẹp lóe lên rồi tắt dần đi lập tức bị đẩy lùi bởi bóng tối ở hiện tại, thực tế: cuộc sống cô quạnh, hoàn toàn bị bỏ quên, không còn người lai vãn. Những hình ảnh ước lệ đan cài hình ảnh thực: “ gối loan tuyết đóng”, “ chăn cù giá đông”: gối hạnh phúc chờ đón mà tuyết đóng, chăn để đắp cho ấm mà lại giá đông. Đây có lẽ còn là cái lạnh trong lòng người: cô đơn như một thứ cực hình, tra tấn về tâm hồn khiến cô gái buồn bã, ủ ê đến băng giá. Đến những câu thơ tiếp theo cảm xúc tâm trạng càng diễn biến theo chiều hướng bi kịch hơn, càng lúc càng não nề, bi đát. Lạnh lẽo, cô đơn ngay cả trong giấc ngủ, nàng vẫn cảm nhận được sự “tịch mịch, thâm u”, càng thêm thất vọng vì tuổi xuân đã bị khóa chặt vào với sự tẻ nhạt, tù túng, u ẩm, nặng nề, đen tối. Nỗi đau, nỗi khát khao khó được đền đáp khiến con người ta mòn mỏi chờ đợi, sự mỏi mòn thậm chí còn rơi vào cõi vô thức: “ Mặt buồn trông cửa nghiêm lâu”, “đứng tủi ngồi sầu”, gieo từng bước ngẩn ngơ vô định mà trong lòng khắc khoải, trăm mối tơ vò. Khi buồn thương càng trở nên quằn quại, tiếc nuối, khi hy vọng càng lúc càng mong manh, câu thơ lại chuyển thành giọng điệu trách móc: “ Hoa này bướm nỡ thờ ơ, Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!” “Giết nhau chẳng cái mưu cầu Giết nhau chẳng cái lưu cầu, Giết nhau bằng cái sầu độc chưa!” Và cuối cùng, mọi uất hận u sầu đã dồn tụ lại bật lên thành mong muốn bứt phá, khát khao vượt qua chốn tối tăm, lạnh lẽo, ảm đạm: “Đang tay muốn dứt tơ Hồng Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.” Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã thể hiện rõ số phận của người phụ nữa đương thời, đặc biệt dưới chệ độ cung nữ. Đó là những số phận bị bỏ quên , bị khóa kín tuổi xuân trong cung cấm ngột ngạt, tù túng. Họ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng càng khao khát càng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tiếng nói than thân, trách móc của người cung nữ đã trở thành tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội với sự xuống cấp trầm trọng của những giá trị đạo đức , với chế độ cung nữ hà khắc… Đoạn trích đã thể hiện tập trung được tất cả tư tưởng của tác phẩm. “ Cung oán ngâm.” đã phản chiếu hình ảnh của con người và gương mặt văn học đương thời.

Hướng dẫn phân tích đoạn trích: “ Nỗi sầu oán của người cung nữ.”( Cung oán ngâm), có dàn ý và bài làm chi tiết.

Nguyễn Gia Thiều xuất thân từ một gia đình quyền quý. Từ nhỏ ông đã được cậu ruột là chúa Trịnh Doanh đón vào cung để ăn học. Đến khi trưởng thành , ông từng giữ nhiều chức quan ở phủ chúa, nhớ đó mà ông thấy được thói ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ của vua chúa, cùng sự hà khắc của chính sách, chế độ cung nữ. Và “ Cung án ngâm” ra đời, là sự kết hợp giữa những gì tác giả mắt thấy tai nghe với tấm lòng nhân đạo bao la, vĩ đại, bởi vậy, dòng tâm trạng trong bài trở nên thấm thía hơn bao giờ hết. Trong đó, tiêu biểu là đoạn trích: “Nỗi sầu oán của người cung nữ.” Sau đây là hướng dẫn làm đề: phân tích đoạn trích: “ Nỗi sầu oán của người cung nữ.” có dàn ý và bài làm. Để làm bài tập này, ta cần hiểu khái quát về Nguyễn Gia Thiều và “ Cung oán ngâm”, sau đó đi phân tích, tìm hiểu từng ý thơ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

DÀN Ý BÀI THƠ CUNG OÁN NGÂM KHÚC
1. MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. THÂN BÀI:
4 khổ đầu: khắc họa cuộc sống tồi tàn, lẻ loi, buồn tủi của người cung nữ đối lập với cảnh sa hoa tráng lệ nơi cung cấm
5 khổ cuối:cuộc sống đày ải kéo dài với những thất vọng nặng nề trong cảnh ngày đêm trông ngóng chờ đợi mỏi mòn của người cung nữ.

3. KẾT BÀI:
Khẳng định lại giá trị đoạn trích.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ CUNG OÁN NGÂM KHÚC
Nguyễn Gia Thiều sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộ, được cậu là chúa Trịnh cho vào cung ăn học. Khi lớn lên làm quan ở phủ chúa,ông có cơ hội chứng kiến những thói ăn chơi hưởng lạc, hoang dâm vô độ của vua chúa, đặc biệt là những bất công đối với thân phận của những người cung nữ. Hoàn cảnh và lòng nhân đạo đã khiến ông viết nên “ Cung oán ngâm” – một trong những tiếng vang lớn của tư tưởng nhân đạo, của tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho con người thời bấy giờ.

“ Cung oán ngâm” là bài ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, trước được vua yêu chuộng, nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ. Ở trong cung, nàng xót thương cho thân phận mình và oán trách nhà vua phụ bạc. Qua khúc ngâm, tác giả còn gửi gắm quan niệm của ông về cuộc đời bạc bẽo phù du. Cả khúc ngâm dài 356 câu với ngôn ngữ tài hoa, đài các, có nhiều chữ Hán và điển cố thể hiện nghệ thuật biểu đạt rất phong phú, già dặn, ảnh hưởng tới các nhà thơ đời sau. Đoạn trích gồm 36 câu ( từ câu 209 đến câu 244) đã thể hiện rõ nhất tinh thàn của cả tác phẩm.

4 khổ đầu là tâm trạng người cung nữ được khắc họa trong hoàn cảnh bị nhà vua ruồng bỏ. Không gian là cung quế- nơi người cung nữ ở, đoạn tuyệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài. Không gian cô lẻ cùng thời gian đêm khyua càng khiến không khí trở nên vắng vẻ, lạnh lẽo hơn. Hơn nữa, thời gian đêm năm canh phù hợp cho nhân vật bộc lộ tâm trạng của mình. Đó còn là thời điểm của niềm hi vọng hạnh phúc hòa cùng nỗi tuyệt vọng nơi cô phòng mà ngày nào đêm nào cũng phải đối mặt. Trong tối tăm, ngườ cung nữ ấy vẫn “ trông ngóng lần lần”, khôn nguôi chờ đợi nhưng thực chất là đang chờ đợi một cái gì đó xa vời, nhưng biết là xa vời mà vẫn khôn nguôi hi vọng. Hi vọng nhiều thì tuyệt vọng càng nhiều, nghĩ lại tình cảnh của mình, nỗi xót xa trào lên, bật ra thành lời oán trách:
“ Khoảnh làm chi bấy chúa xuân
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.”
Lời trách, lời than ấy đã vạch trần bộ mặt tráo trở, tàn nhẫn của vua . Giọng điệu câu thơ như đay nghiến, trách cứ, nó thấm thía nỗi xót xa của nhân vật trữ tình: khi còn xuân sắc thì được yêu chiều nhưng khi nhan sắc tàn phai thì lại bị bỏ rơi, thê thảm. Các câu thơ càng nhấn mạnh vào sự xa hoa vẻ bề ngoài của cuộc sống nơi cung cấm đối lập với không khí lạnh lẽo, sự tồi tàn, héo úa về tih thần của cuộc sống nơi đây. Tác giả sử dụng nhiều từ Hán Việt: “ đãi nguyệt, thừa lương, phòng tiêu,…” vẽ ra trước mắt chúng ta nào lầu son nào gác tía, một cuộc sống xa hoa quyền quý nơi cung cấm. Bên cạnh lớp từ Hán Việt là hệ thống ngôn ngữ nôm na, giàu giá trị biểu cảm , khắc họa chân thực tình cảnh người cung nữ đang phải trải qua: xa hoa quyền quý đã không còn là niềm vui sống mà cô mong đợi. Cuộc sống xa hoa hoàn toàn đối lập với cuộc sống lạnh lẽo trong tình cảnh vô vọng về hạnh phúc lứa đôi: mới thấy giàu sang để làm gì nếu như không có tình yêu và hạnh phúc. Lúc đó, nàng chỉ còn biết làm bạn với giọt mưa đêm, với trăng với gió, sống trong sự mỏi mòn chờ đợi một ngày nào đó nhà vua sẽ ghé thăm. Nàng nhớ về , tiếc nuối cho một quá khứ tươi đẹp sum vầy đầm ấm mà ở đó , cung nữ được yêu chiều sủng ái. Khoảnh khắc ngắn ngủ của quá khứ tươi đẹp lóe lên rồi tắt dần đi lập tức bị đẩy lùi bởi bóng tối ở hiện tại, thực tế: cuộc sống cô quạnh, hoàn toàn bị bỏ quên, không còn người lai vãn. Những hình ảnh ước lệ đan cài hình ảnh thực: “ gối loan tuyết đóng”, “ chăn cù giá đông”: gối hạnh phúc chờ đón mà tuyết đóng, chăn để đắp cho ấm mà lại giá đông. Đây có lẽ còn là cái lạnh trong lòng người: cô đơn như một thứ cực hình, tra tấn về tâm hồn khiến cô gái buồn bã, ủ ê đến băng giá.

Đến những câu thơ tiếp theo cảm xúc tâm trạng càng diễn biến theo chiều hướng bi kịch hơn, càng lúc càng não nề, bi đát. Lạnh lẽo, cô đơn ngay cả trong giấc ngủ, nàng vẫn cảm nhận được sự “tịch mịch, thâm u”, càng thêm thất vọng vì tuổi xuân đã bị khóa chặt vào với sự tẻ nhạt, tù túng, u ẩm, nặng nề, đen tối. Nỗi đau, nỗi khát khao khó được đền đáp khiến con người ta mòn mỏi chờ đợi, sự mỏi mòn thậm chí còn rơi vào cõi vô thức: “ Mặt buồn trông cửa nghiêm lâu”, “đứng tủi ngồi sầu”, gieo từng bước ngẩn ngơ vô định mà trong lòng khắc khoải, trăm mối tơ vò. Khi buồn thương càng trở nên quằn quại, tiếc nuối, khi hy vọng càng lúc càng mong manh, câu thơ lại chuyển thành giọng điệu trách móc:
“ Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng!”
“Giết nhau chẳng cái mưu cầu
Giết nhau chẳng cái lưu cầu,
Giết nhau bằng cái sầu độc chưa!”
Và cuối cùng, mọi uất hận u sầu đã dồn tụ lại bật lên thành mong muốn bứt phá, khát khao vượt qua chốn tối tăm, lạnh lẽo, ảm đạm:
“Đang tay muốn dứt tơ Hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.”
Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã thể hiện rõ số phận của người phụ nữa đương thời, đặc biệt dưới chệ độ cung nữ. Đó là những số phận bị bỏ quên , bị khóa kín tuổi xuân trong cung cấm ngột ngạt, tù túng. Họ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc nhưng càng khao khát càng rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Tiếng nói than thân, trách móc của người cung nữ đã trở thành tiếng nói tố cáo mạnh mẽ xã hội với sự xuống cấp trầm trọng của những giá trị đạo đức , với chế độ cung nữ hà khắc…

Đoạn trích đã thể hiện tập trung được tất cả tư tưởng của tác phẩm. “ Cung oán ngâm.” đã phản chiếu hình ảnh của con người và gương mặt văn học đương thời.
0