Văn lớp 10: Cảm nhận về bài ca dao “Thân em như củ ấu gai”
Hướng dẫn làm phân tích bài ca dao và cảm nhận về bài thơ bài ca dao “Thân em như củ ấu gai” có dàn ý và bài viết tham khảo Những người phụ nữ miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân cọn bọ ngựa, chão chuộc mà thôi", còn phụ nữ miện xuôi lại than mình như con Ong cái kiến. Đây không ...
Hướng dẫn làm phân tích bài ca dao và cảm nhận về bài thơ bài ca dao “Thân em như củ ấu gai” có dàn ý và bài viết tham khảo Những người phụ nữ miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân cọn bọ ngựa, chão chuộc mà thôi", còn phụ nữ miện xuôi lại than mình như con Ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương cũng tự than “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son” Người phụ nữ ngày xưa luôn cất lên những tiếng than tựa hồ chua xót như vậy. Họ hiểu được xã hội phong kiến ngày xưa không trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ. Xã hội “ Trọng nam khinh nữ” khiến cho những người phụ nữ dù có đẹp đến mấy cũng không được trân trọng. Thật đau xót thay. Họ đẹp nhưng họ không được trân trọng, không được nói tiếng nói riêng của mình. Nhưng họ vẫn luôn có được ý thức tự trọng về nhân phẩm, nhân cách của bản thân mình. Dưới đây là dàn ý và bài phân tích bài ca dao : “ Thân em như củ ấu gai”. Mong rằng hướng dẫn này giúp các bạn có được bài viết tốt DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CẢM NHẬN CA DAO: “THÂN EM NHƯ CỦ ẤU GAI I. MỞ BÀI: Khái quát về ca dao nói chung và ca dao than thân nói riêng ảnh hưởng của ca dao tới đời sống người dân lao động II. THÂN BÀI:“Thân em” : mô típ quen thuộc, chủ thể trữ tình là người con gái “ Củ ấu gai” + so sánh: vẻ ngoài của người phụ nữ và vị thế của họ trong xã hội xưa bị xem nhẹ. Cặp từ đăng đối “ đen” – “trắng” khẳng định giá trị thật sự của người phụ nữ không nằm ở vẻ bề ngoài mà nằm ở giá trị bên trong : tấm lòng son, thuỷ chung son sắt. “Ai ơi, nếm thử mà xem!”: tiếng mời gọi thiết tha nhưng không kém phần cứng cỏi. “Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”: ẩn sâu bên trong của vẻ ngoài đen đúa xấu xí là một tâm hồn lương thiện trong trắng, giá trị tâm hồn rất cao, giàu lòng tự trọng è Tác giả dân gian thể hiện ước mơ của người phụ nữ ngày xưa khi không được coi trọng, bị xem thường vẻ bề ngoài và từ đó khẳng định giá trị người phụ nữ III. KẾT BÀI: Khẳng định giá trị bài ca dao. BÀI LÀM PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO: “THÂN EM NHƯ CỦ ẤU GAI” Từ bao đời nay, trong tiếng ru của bà của mẹ cất lên những câu ca dao ngọt ngào. Ấy là bởi, ca dao dân ca gắn liền với đời sống của người dân lao động không chỉ xưa mà ngày nay nó đi liền với cuộc sống hiện đại. Bài ca dao “ Thân em như củ ấu gai” cất lên như tiếng than của người phụ nữ về giá trị bản thân. “Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Ai ơi nếm thử mà xem! Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi” Bài ca dao mở đầu bằng mô típ quen thuộc trong ca dao than thân : “ Thân em”. Cùng với mô típ quen đó là vế so sánh: “Thân em như củ ấu gai”. Một cách so sánh thẳng thắn bộc trực, thừa nhận về chính mình của cô gái. Nhưng câu thơ thứ hai vang lên giọng điệu lại ngậm ngùi, xót xa: “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”. Câu nói vừa thực lại vừa hình ảnh. Thực bởi đó là hình dạng, cấu tạo của củ ấu gai. Ấu gai có vỏ ngoài đen đậm, nhưng lột bỏ lớp vỏ ấy là một màu trắng ngọt ngào. Cô gái tự ví mình với củ ấu gai ý nói vẻ bề ngoài của mình không được ưa mắt, không xinh đẹp, kiều diễm, nhưng ẩn sâu bên trong, đằng sau lớp vỏ ấy là một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, là một tâm hồn thuỷ chung, son sắt. Cặp từ đăng đối: “ đen – trắng” nhấn mạnh hơn ý muốn nói của nhân vật trữ tình. Người xưa có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đó cũng là ý của cô gái, là cách dân gian nói hình ảnh về vẻ ngoài không thể đánh giá tất cả con người. Cái lí đã được trình bày một cách rất tường tận. Tiếp sau đó chính là việc cái tình đòi thổ lộ và bộc bạch “Ai ơi, nếm thử mà xem!”. Đó là một tiếng gọi, một lời mời – cứng cỏi, táo bạo mà không kém phần tha thiết. Tiếng gọi “ Ai ơi” tha thiết mà đầy xót xa nhưng cũng từ đó mà người đọc như càng thấu hiểu phẩm chất tốt đẹp của họ mà mọi người ít biết đến. Sự khẳng định phẩm chất của nhân vật trữ tình thấm đẫm sự chua xót, cay đắng khi một người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thuỷ chúng, son sắt nhưng lại không được trân trọng. Tác giả dân gian như cùng cô gái mà đau đớt, xót xa. Câu cuối của bà ca dao như được thốt ra trung hậu, tình cảm và thấm thìa lạ thường: “Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”. Từ chỗ tồn tại như một đối tượng so sánh thuần túy, củ ấu gai bỗng chốc được đồng nhất với chính nhân vật trữ tình, khiến nhân vật trữ tình không ngần ngại dùng tiếng em lần thứ hai ở dòng thơ cuối, bất chấp trước đó “cô” đã dùng từ nếm có vẻ chỉ thích hợp với củ ấu gai thật sự mà thôi. Bài ca dao như đã nhấn mạnh đến giá trị đích thực của người con gái dịu hiền. Người phụ nữ nông dân tuy vất vả, lam lũ quanh năm và không ít lần họ đã tự so sánh “Thân em như củ ấu gai”. Cái củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống dưới bùn sâu, chẳng mấy ai để ý tới, dẫu rằng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa bùi chứ không phải vì bên ngoài nó gai góc xấu xí mà bên trong nó cũng vậy. Người phụ Việt Nam ngày xưa cũng thế, ngày tối tần tảo lam lũ vất vả khiến họ chẳng có thời gian để chăm sóc bản thân. Nhưng vẻ ngoài đó không thể đánh giá tất cả bản thân họ bởi ẩn sâu bên trong là tâm hồn trong sáng, thuần hậu, thuỷ chung. Bài ca dao như tiếng nói chung của tất cả những người dân lao động ngày xưa. Đó là khao khát được bình đẳng, được trân trọng, được yêu thương. Giá trị của bài ca dao còn xanh mãi với muôn đời
Hướng dẫn làm phân tích bài ca dao và cảm nhận về bài thơ bài ca dao “Thân em như củ ấu gai” có dàn ý và bài viết tham khảoNhững người phụ nữ miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân cọn bọ ngựa, chão chuộc mà thôi", còn phụ nữ miện xuôi lại than mình như con Ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương cũng tự than
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CẢM NHẬN CA DAO: “THÂN EM NHƯ CỦ ẤU GAI
I. MỞ BÀI:
Khái quát về ca dao nói chung và ca dao than thân nói riêng
ảnh hưởng của ca dao tới đời sống người dân lao động
II. THÂN BÀI:
- “Thân em” : mô típ quen thuộc, chủ thể trữ tình là người con gái
- “ Củ ấu gai” + so sánh: vẻ ngoài của người phụ nữ và vị thế của họ trong xã hội xưa bị xem nhẹ.
- Cặp từ đăng đối “ đen” – “trắng” khẳng định giá trị thật sự của người phụ nữ không nằm ở vẻ bề ngoài mà nằm ở giá trị bên trong : tấm lòng son, thuỷ chung son sắt.
- “Ai ơi, nếm thử mà xem!”: tiếng mời gọi thiết tha nhưng không kém phần cứng cỏi.
- “Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.”: ẩn sâu bên trong của vẻ ngoài đen đúa xấu xí là một tâm hồn lương thiện trong trắng, giá trị tâm hồn rất cao, giàu lòng tự trọng
- è Tác giả dân gian thể hiện ước mơ của người phụ nữ ngày xưa khi không được coi trọng, bị xem thường vẻ bề ngoài và từ đó khẳng định giá trị người phụ nữ
III. KẾT BÀI:
Khẳng định giá trị bài ca dao.
BÀI LÀM PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO: “THÂN EM NHƯ CỦ ẤU GAI”
Từ bao đời nay, trong tiếng ru của bà của mẹ cất lên những câu ca dao ngọt ngào. Ấy là bởi, ca dao dân ca gắn liền với đời sống của người dân lao động không chỉ xưa mà ngày nay nó đi liền với cuộc sống hiện đại. Bài ca dao “ Thân em như củ ấu gai” cất lên như tiếng than của người phụ nữ về giá trị bản thân.
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Bài ca dao như tiếng nói chung của tất cả những người dân lao động ngày xưa. Đó là khao khát được bình đẳng, được trân trọng, được yêu thương. Giá trị của bài ca dao còn xanh mãi với muôn đời