05/02/2018, 10:08

Văn lớp 10: Phân tích cảm nhận bài ca dao Muối ba năm

Thơ ca là thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm trong đời sống con người, hình thành khi mà con người ta có nhu cầu tự biểu hiện cảm xúc của bản thân. Mà sự mở đường cho thơ ca đến với nhân loại là ca dao, dân ca. Sinh ra với mục đích bày tỏ những tình cảm cảm xúc khó nói thành lời của con người, ...

Thơ ca là thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm trong đời sống con người, hình thành khi mà con người ta có nhu cầu tự biểu hiện cảm xúc của bản thân. Mà sự mở đường cho thơ ca đến với nhân loại là ca dao, dân ca. Sinh ra với mục đích bày tỏ những tình cảm cảm xúc khó nói thành lời của con người, một trong những đề tài muôn thủa của ca dao đó là tình yêu đôi lứa. Có biết bao những câu ca dao cô đọng xúc tính mà tràn ngập tình tứ chảy ra như đoạn nhạc không dứt về tình nghĩa nồng ấm giữa người với người. Một trong số những bài ca dao tình yêu để lại trong tâm hồn người đọc nhiều lắng đọc nhất đó là bài ca dao: “Muối ba năm”. Dưới đây là dàn ý và bài làm phân tích bài ca dao “Muối ba năm” mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về ý nghĩa tiềm ẩn của bài ca dao đặc sắc này. Để phân tích bài ca dao này, chúng ta cần giới thiệu về bài ca dao, phân tích từng câu ca dao một, chỉ ra ý nghĩa của những biện pháp tu từ được sử dụng. DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CA DAO MUỐI BA NĂM 1. MỞ BÀI Giới thiệu bài ca dao: “Muối ba năm” 2. THÂN BÀI Câu 1: Muối mặn: tượng trưng cho sự mặn nồng, Ba năm: thời gian dài Câu 2: Gừng: cay, nồng ấm khi ăn còn vương mãi ở trong cổ họng; chín tháng: dài => Muối, gừng: hình ảnh gần gũi, mộc mạc, những da vị mặm mà mà do chinh con người tạo nên qua sự khổ công vun đắp trong thời gian dài để tạo cho cuộc sống những hương vị. Câu 3: Nghĩa nặng, tình dày: đôi nam nữ đã trải qua sóng gió, tình cảm không hời hợt mà sâu nặng Câu 4: ba vạn sáu ngàn ngày: cách nói mộc mạc như người xưa, một con số to lớn biểu hiện một thời gian dài và có ý nghĩa như vô tận, không thể hết được. 3. KẾT BÀI Khẳng định sức sống mãnh liệt, vĩnh cửu của tình yêu đôi lứa cùng nghĩa tình của nhân loại. BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÀI CA DAO “MUỐI BA NĂM” “Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.” Những câu ca dao trong bài ca dao: “Muối ba năm” mỗi lần cất lên lại không tránh khỏi dư vang đậm đà trong lòng người đọc. Từ thủa xa xưa, tình yêu đôi lứa đã tự tạo cho nó một đề tài riêng và nổi trội làm cho người ta phải hướng về nó như lẽ dĩ nhiên. Đã có vô vàn những bài ca dao tình yêu chỉ vẻn vẹn có vài dòng mà còn lưu mãi trong lòng những trái tim biết rung cảm. Mỗi bài ca dao về tình yêu sẽ cho ta những cách cảm nhận riêng và ở bài “Muối ba năm” cũng vậy. Bài ca dao mở đầu một cách rất tự nhiên, gây cho người ta cái cảm giác thấm thía ngay từ những phút tiếp xúc ban đầu: “Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.” Nếu như ở một số những bài ca dao viết về tình yêu đôi lứa khác, tác giả dân gian luôn dùng những hình ảnh mềm mại, thơ mộng, đẹp huyền điệu thì ở đây, ta lại bắt gặp hình ảnh muối, gừng, hai hình ảnh vô cùng dân giã, quen thuộc không hề tô vẽ, bóng bẩy. Ta đã không còn xa lạ gì với hai loại da vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày này, đó đều là những da vị cho bản thân con người tạo nên bằng công sức lao động và những tháng ngày chờ đợi. Muối thì mặn, cho dù để bao lâu đi nữa thì cái hương vị mặn mòi của biển cả không bao giờ mất đi. Cái vị cay nồng nàn của gừng thì tỏa lan từ đầu lưỡi đến tận cuống họng khiến cho người ta nhớ mãi. Đây còn là hai vị thuốc rất có giá trị cho sức khỏe. Những từ chỉ thời gian: “ba năm”, “chín tháng” vừa cụ thể nhưng lại vừa tượng trưng cho một khoảng thời gian xa, dài, biểu tượng cho những thử thách, ấy vậy mà khi nó xuất hiện lại càng tô đậm những mùi vị không nhạt phai của muối và gừng. Không chỉ vậy, khoảng thời gian dài ấy thậm chí có thể khiến cho muối càng mặn, gừng càng cay. Rõ ràng thời gian ấy chả có nghĩa lí gì đối với những điều đã sẵn mặn mà như là muối, gừng. Nhưng mới đọc đến đây thôi thì vẫn chưa ra được hết những hàm ý của bài ca dao, câu thơ sau sẽ hé lộ tất cả những ẩn dụ, để người đọc hiểu hơn về những ngụ ý trong những hình ảnh: “Đôi ta nghĩa nặng tình dày” Khi ở trên, ta thấy rằng, muối và gừng và hai loại mùi vị thấm đậm và rất khó để nhạt phai. Nếu điều này nói về tình cảm của đôi nam nữ thì chắc hẳn đây không thể là một cặp nam nữ với tình yêu đơn thuần mà nhất định là một tình yêu vô cùng sâu đậm, thắm thiết, đã lên mùi cay nồng, mặn mà như muối, như gừng và đặc biệt là phải là tình cảm đã trải qua những thử thách của thời gian. Vì khi thời gian đã lên những thử thách, vượt qua được nó, người ta mới có cho nhau những tình cảm nồng càng thêm nồng, tình nghĩa càng nặng trĩu, dày dặn. Rõ ràng tình cảm là những điều vô hình, không thể sờ, nắm được, nhưng có lẽ bằng sự cảm nhận tinh tế của lứa đôi, họ đã dần cảm nhận được hương vị nồng ấm và độ nặng, độ dày dặn của đối phương. Đây nhất định không thể là một tình yêu hời hợt mà phải là một tình yêu không chỉ đậm tình mà còn nặng nghĩa. Sự mộc mạc trìu mến của giọng điệu bài ca dao càng làm cho người đọc muốn tin tưởng đây là tình cảm của một cặp vợ chồng hết sức yêu thương nhau, một đôi vợ chồng tình nghĩa đậm sâu, đã cùng trải qua gian khó khiến cho tình cảm ngày qua ngày không những không nhạt phai mà như muối biển và gừng cay, chỉ càng nồng, càng ấm. Vì vậy mà: “Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.” Lại là một cách nói thời gian mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng là cách nói vừa cụ thể vừa có tính chất vô định hình. Những con số được đưa ra khá rõ ràng “ba vạn sáu ngàn ngày” nhưng chỉ với hám ý về một khoảng thời gian không chỉ dài mà còn xa xôi, thậm chí không biết sẽ có ngày ấy hay không. Điều này cũng chính là ngấm ngầm khẳn định sự không bao giờ chia xa của đôi nam nữ tình sâu nghĩa nặng đòng thời cũng là khát khao bên nhau đến trọn đời của bất cứ đôi vợ chồng nào. Bài ca dao đã ca ngợi tình yêu son sắt, mặn nồng của vợ chồng tình nghĩa như một sự khẳng định nồng ấm về tình người, tình yêu. Tình yêu luôn là thứ tìm cảm sâu sắc, dạt dào, khó phai nhòa, có thể trường tồn vĩnh cửa theo năm tháng và có thể vượt lên mọi sự xa cách, khó khăn, thử thách, sau tất cả, tình yêu còn trở nên nồng nàn sau đắm hơn bao giờ hết. Tuy bài ca dao không có những xúc cảm lãng mạn, mãnh liệt như ở một số bài ca dao tình yêu khác nhưng đậm đà, thấm đẫm mùi vị của một tình yêu chân thành, nồng nàn, thủy chung, ấm áp và có sự lắng đọng của những cảm xúc giản dị mà không bao giờ tàn phai.

Thơ ca là thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm trong đời sống con người, hình thành khi mà con người ta có nhu cầu tự biểu hiện cảm xúc của bản thân. Mà sự mở đường cho thơ ca đến với nhân loại là ca dao, dân ca. Sinh ra với mục đích bày tỏ những tình cảm cảm xúc khó nói thành lời của con người, một trong những đề tài muôn thủa của ca dao đó là tình yêu đôi lứa. Có biết bao những câu ca dao cô đọng xúc tính mà tràn ngập tình tứ chảy ra như đoạn nhạc không dứt về tình nghĩa nồng ấm giữa người với người. Một trong số những bài ca dao tình yêu để lại trong tâm hồn người đọc nhiều lắng đọc nhất đó là bài ca dao: “Muối ba năm”. Dưới đây là dàn ý và bài làm phân tích bài ca dao “Muối ba năm” mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về ý nghĩa tiềm ẩn của bài ca dao đặc sắc này. Để phân tích bài ca dao này, chúng ta cần giới thiệu về bài ca dao, phân tích từng câu ca dao một, chỉ ra ý nghĩa của những biện pháp tu từ được sử dụng.

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI CA DAO MUỐI BA NĂM
1. MỞ BÀI
Giới thiệu bài ca dao: “Muối ba năm”
2. THÂN BÀI
Câu 1: Muối mặn: tượng trưng cho sự mặn nồng, Ba năm: thời gian dài
Câu 2: Gừng: cay, nồng ấm khi ăn còn vương mãi ở trong cổ họng; chín tháng: dài
=> Muối, gừng: hình ảnh gần gũi, mộc mạc, những da vị mặm mà mà do chinh con người tạo nên qua sự khổ công vun đắp trong thời gian dài để tạo cho cuộc sống những hương vị.
Câu 3: Nghĩa nặng, tình dày: đôi nam nữ đã trải qua sóng gió, tình cảm không hời hợt mà sâu nặng
Câu 4: ba vạn sáu ngàn ngày: cách nói mộc mạc như người xưa, một con số to lớn biểu hiện một thời gian dài và có ý nghĩa như vô tận, không thể hết được.
3. KẾT BÀI
Khẳng định sức sống mãnh liệt, vĩnh cửu của tình yêu đôi lứa cùng nghĩa tình của nhân loại.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÀI CA DAO “MUỐI BA NĂM”
“Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
Đôi ta nghĩa nặng tình dày,
Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Những câu ca dao trong bài ca dao: “Muối ba năm” mỗi lần cất lên lại không tránh khỏi dư vang đậm đà trong lòng người đọc. Từ thủa xa xưa, tình yêu đôi lứa đã tự tạo cho nó một đề tài riêng và nổi trội làm cho người ta phải hướng về nó như lẽ dĩ nhiên. Đã có vô vàn những bài ca dao tình yêu chỉ vẻn vẹn có vài dòng mà còn lưu mãi trong lòng những trái tim biết rung cảm. Mỗi bài ca dao về tình yêu sẽ cho ta những cách cảm nhận riêng và ở bài “Muối ba năm” cũng vậy.

Bài ca dao mở đầu một cách rất tự nhiên, gây cho người ta cái cảm giác thấm thía ngay từ những phút tiếp xúc ban đầu:
“Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.”
Nếu như ở một số những bài ca dao viết về tình yêu đôi lứa khác, tác giả dân gian luôn dùng những hình ảnh mềm mại, thơ mộng, đẹp huyền điệu thì ở đây, ta lại bắt gặp hình ảnh muối, gừng, hai hình ảnh vô cùng dân giã, quen thuộc không hề tô vẽ, bóng bẩy. Ta đã không còn xa lạ gì với hai loại da vị không thể thiếu trong đời sống hàng ngày này, đó đều là những da vị cho bản thân con người tạo nên bằng công sức lao động và những tháng ngày chờ đợi. Muối thì mặn, cho dù để bao lâu đi nữa thì cái hương vị mặn mòi của biển cả không bao giờ mất đi. Cái vị cay nồng nàn của gừng thì tỏa lan từ đầu lưỡi đến tận cuống họng khiến cho người ta nhớ mãi. Đây còn là hai vị thuốc rất có giá trị cho sức khỏe. Những từ chỉ thời gian: “ba năm”, “chín tháng” vừa cụ thể nhưng lại vừa tượng trưng cho một khoảng thời gian xa, dài, biểu tượng cho những thử thách, ấy vậy mà khi nó xuất hiện lại càng tô đậm những mùi vị không nhạt phai của muối và gừng. Không chỉ vậy, khoảng thời gian dài ấy thậm chí có thể khiến cho muối càng mặn, gừng càng cay. Rõ ràng thời gian ấy chả có nghĩa lí gì đối với những điều đã sẵn mặn mà như là muối, gừng. Nhưng mới đọc đến đây thôi thì vẫn chưa ra được hết những hàm ý của bài ca dao, câu thơ sau sẽ hé lộ tất cả những ẩn dụ, để người đọc hiểu hơn về những ngụ ý trong những hình ảnh:
“Đôi ta nghĩa nặng tình dày”
Khi ở trên, ta thấy rằng, muối và gừng và hai loại mùi vị thấm đậm và rất khó để nhạt phai. Nếu điều này nói về tình cảm của đôi nam nữ thì chắc hẳn đây không thể là một cặp nam nữ với tình yêu đơn thuần mà nhất định là một tình yêu vô cùng sâu đậm, thắm thiết, đã lên mùi cay nồng, mặn mà như muối, như gừng và đặc biệt là phải là tình cảm đã trải qua những thử thách của thời gian. Vì khi thời gian đã lên những thử thách, vượt qua được nó, người ta mới có cho nhau những tình cảm nồng càng thêm nồng, tình nghĩa càng nặng trĩu, dày dặn. Rõ ràng tình cảm là những điều vô hình, không thể sờ, nắm được, nhưng có lẽ bằng sự cảm nhận tinh tế của lứa đôi, họ đã dần cảm nhận được hương vị nồng ấm và độ nặng, độ dày dặn của đối phương. Đây nhất định không thể là một tình yêu hời hợt mà phải là một tình yêu không chỉ đậm tình mà còn nặng nghĩa. Sự mộc mạc trìu mến của giọng điệu bài ca dao càng làm cho người đọc muốn tin tưởng đây là tình cảm của một cặp vợ chồng hết sức yêu thương nhau, một đôi vợ chồng tình nghĩa đậm sâu, đã cùng trải qua gian khó khiến cho tình cảm ngày qua ngày không những không nhạt phai mà như muối biển và gừng cay, chỉ càng nồng, càng ấm. Vì vậy mà:
“Còn xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Lại là một cách nói thời gian mộc mạc, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng là cách nói vừa cụ thể vừa có tính chất vô định hình. Những con số được đưa ra khá rõ ràng “ba vạn sáu ngàn ngày” nhưng chỉ với hám ý về một khoảng thời gian không chỉ dài mà còn xa xôi, thậm chí không biết sẽ có ngày ấy hay không. Điều này cũng chính là ngấm ngầm khẳn định sự không bao giờ chia xa của đôi nam nữ tình sâu nghĩa nặng đòng thời cũng là khát khao bên nhau đến trọn đời của bất cứ đôi vợ chồng nào.

Bài ca dao đã ca ngợi tình yêu son sắt, mặn nồng của vợ chồng tình nghĩa như một sự khẳng định nồng ấm về tình người, tình yêu. Tình yêu luôn là thứ tìm cảm sâu sắc, dạt dào, khó phai nhòa, có thể trường tồn vĩnh cửa theo năm tháng và có thể vượt lên mọi sự xa cách, khó khăn, thử thách, sau tất cả, tình yêu còn trở nên nồng nàn sau đắm hơn bao giờ hết. Tuy bài ca dao không có những xúc cảm lãng mạn, mãnh liệt như ở một số bài ca dao tình yêu khác nhưng đậm đà, thấm đẫm mùi vị của một tình yêu chân thành, nồng nàn, thủy chung, ấm áp và có sự lắng đọng của những cảm xúc giản dị mà không bao giờ tàn phai.
0