Văn lớp 10: Phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung
Hướng dẫn đề bài phân tích bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung hay nhất có dàn ý và bài làm. Là một đất nước nhỏ bé nhưng chúng ta không ít lần phải đối mặt với giặc ngoại xâm, với những đế quốc mạnh. Chúng ta tuy không có những trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhưng với tinh thần yêu nước, lòng ...
Hướng dẫn đề bài phân tích bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung hay nhất có dàn ý và bài làm. Là một đất nước nhỏ bé nhưng chúng ta không ít lần phải đối mặt với giặc ngoại xâm, với những đế quốc mạnh. Chúng ta tuy không có những trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhưng với tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi, dành lại độc lập tự do cho dân tộc thì đã chiến thắng được rất nhiều kẻ thù.Dù gặp nhiều khó khăn từ ngoại cảnh thì nhân dân ta cũng không từ bỏ vẫn quyết tâm đến cùng. Điều này đã làm nên sự khác biệt mà mọi đất nước khác đều phải than phục chúng ta. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 khi làm dạng bài phân tích ta thường gặp đề phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung từng câu, nghệ thuật và đánh giá chung toàn bài từ nội dung đến tinh thần mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc. DÀN Ý: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “CẢM HOÀI” CỦA ĐẶNG DUNG 1.MỞ BÀI: Giới thiệu tác giả Đặng Dung và tác phẩm Cảm hoài Nêu nội dung của bài: là tâm sự bày tỏ khát vọng tận chung báo quốc của bề tôi chung nghĩa 2.THÂN BÀI:Hai câu đề: Mâu thuẫn giữa việc đời và tuổi tác để làm bật lên băn khoăn của con người ham muốn đấu tranh Hai câu thực: Những suy nghĩ sâu sắc về thời và thế Hai câu luận:Bày tỏ mong muốn của tác giả được giúp vua giúp nước Hai câu kết: Tác giả ý thức sâu sắc hơn bi kịch tuổi tác nhưng lại bật lên vẻ đẹp của con người có niềm tin và ý chí bất khuất trước mọi hoàn cảnh Đánh giá: nội dung, nghệ thuật và tinh thần tác giả 3.KẾT BÀI: Khơi gợi trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước và tinh thần cống hiến. BÀI LÀM: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “CẢM HOÀI” CỦA ĐẶNG DUNG Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn có trong mình lòng yêu nước, tự hào dân tộc và muốn xây dựng quê hương đất nước dù có gặp bất cứ khó khăn gì. Tinh thần ấy càng được thể hiện rõ hơn khi đất nước có chiến tranh, tinh thần chiến đấu càng dâng cao mãnh liệt. Và Bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung đã thể hiện rõ tinh thần ấy. Hai câu thơ mở đầu đã bày tỏ tâm sự của tác giả khi ý thức được tình huống đầy mâu thuẫn: “Thế sự du du nại lão hà, Vô cùng thiên địa nhập hàn ca”Đó là mâu thuẫn giữa việc đời dài dằng dặc với chủ thể trữ tình đã già, biết phải làm sao? Vừa ý thức được bi kịch vừa đặt ra câu hỏi: tuổi tác là bi kịch lớn của đời người là hạn chế mà ta khó thể vượt qua. Thời gian trôi đi ta lại già đi khiến người ta cho dù còn trí hướng thì khó đạt được. Bi kịch không đơn giản về tuổi tác mà ý thức trách nhiệm của nhà thơ với việc nước. Đó là việc bảo vệ đất nước, tiêu diệt giặc ngoại xâm. Vì thế vấn đề tuổi tác lại một lần nữa tạo nên nhân tố bi kịch khiến nhà thơ phải thốt lên câu hỏi “biết làm sao đây” là tiếc, trăn trở, một chút ngậm ngùi vì bất lực nhưng lại là cách đặt ra trách nhiệm với cuộc đời ngay khi tuổi đã già. Đây là quan niệm sống cao đẹp, là lẽ sống cống hiến có ý nghĩa với nước với dân, là biểu hiện kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh. Nhưng câu thơ thứ hai với hình ảnh thơ kì vĩ thấy được hoài bão của con người trước thiên nhiên để xoay chuyển cục diện đã nâng tầm trí tuệ của chủ thể trữ tình vượt lên trên bi kịch tuổi tác. Từ bi kịch đó mà làm bật lên sự băn khoăn của con người ham đấu tranh, chiếm lĩnh thế giới vượt lên giới hạn cuộc đời. Từ ý thức về hoàn cảnh của mình nhà thơ bày tỏ những suy nghĩ sâu sắc về thời và thế. “Thời lai đồ điếu thành công dị Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”Câu thơ có nhắc đến chuyện bán thịt, câu cá của Phàm Khoái, Hàn Tín nhưng không phải nhấn mạnh kẻ phàm thường cũng có thể thành công nếu gặp thời. Vì vậy kẻ anh hùng không gặp thời lỡ vận thì cũng tất yếu. Mất thời không thế dẫu là người tài thì cũng thất bại mà thôi. Vậy mà khi viết về Hồ Quý Li một ông vua nhà cải cách vĩ đại thế kỉ XV Nguyên Trãi nhận xét: “Anh hùng để hận mấy trăm đời” Mối hận Hồ Quý Li là không có nhân hào không có người hiền tài để chống đỡ còn Đặng Dung là mối hận người anh hùng lỡ vận không có thiên thời. Đây là những trải nghiệm được đúc kết từ cuộc đời của nhà thơ từ những kinh nghiệm đầy máu, nước mắt từ những năm tháng cầm quân đánh giặc. Hai câu thơ không chỉ được viết bằng trải nghiệm mà bằng sự phân tích đầy lí trí, sự linh cảm về kết cục đáng buồn mà mình sắp phải gánh chịu. Tuy biết mình tuổi cao thời vận hết nhưng không buông xuôi tuyệt vọng: “Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”Bày tỏ mong muốn của tác giả vọng lên trong tâm can cháy lên trong khát khao muốn được giúp vua giúp chúa muốn nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch. Câu thơ thứ sáu có mượn ý của bài “Tẩy binh mã” của Đỗ Phủ để bộc lộ mong muốn chấm dứt chiến tranh lập lại hào bình cho dân cho nước. Mong muốn ấy được gửi vào những hình ảnh thơ kì vĩ bộc lộ qua giọng điệu mạnh mẽ khiến chủ thể trữ tình trở nên lớn lao sánh ngang vũ trụ. Dù sức tài lực kiệt, dù thời vận không đến nhưng không gì có thể ngăn cản được ý chí tâm huyết và khát vọng người anh hùng trong sự nghiệp kinh bang cứu thế. Cho dù bất cứ thời điểm nào thì tâm nguyện của Đặng Dung là mang tài năng của mình giúp vua đem thái bình cho dân tộc. Đó là tâm nguyện người anh hùng nhưng thật đáng tiếc là không thể vượt qua thực tại khắc nghiệt vẫn đối mặt với nỗi đau của sự bất lực. Đến thời điểm này Đặng Dung vẫn chưa tìm thấy con đường nào để đi tiếp chấm dứt chiến tranh mà đều bế tắc. Vì vậy dù nói về điều kì vĩ nhưng câu thơ vẫn đọng lại sự ngậm ngùi. Như bao người nam nhi, Đặng Dung cũng có những khát vọng lớn lao muốn cứu nước nhưng không thể thực hiện được: “Quốc thù vị báo đầu tiên bạch Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”Thù nước chưa trả thì mái tóc đã bạc sớm mất rồi vẫn là một tình huống đầy bi kịch ý thức tuổi tác lại là trở ngại. Trong tâm thức tác giả điều luôn canh cánh trong lòng đã hiện hữu một cách trực tiếp. Tuy có chút ngậm ngùi về giới hạn tuổi tác trên con đường cứu nước chưa có lối thoát nhưng hùng tâm tráng trí thì vẫn chưa phai nhạt. Trong câu kết hình ảnh người anh hùng một lão tướng tóc đã bạc nhưng biết bao lần mang gươm báu mà dưới ánh trăng. Hình ảnh một con người với hành động kiên định không chịu cúi đầu không thua cuộc bền bỉ nung nấu ý nguyện được trả thù. Có thể coi câu kết là điểm sáng bài thơ để nhận ra ngoài sự cảm thương cho số phận người anh hùng lỡ vận thì cảm giác hào sảng bởi hùng khí ngút trời cứ dấy lên trong người đọc niềm tin vào ý chí bất khuất của con người trước mọi hoàn cảnh để thấy rằng dù thất bại mà lòng không nản. Bài thơ vừa buồn mà như khúc tráng ca. Bài thơ đã thể hiện rất rõ tinh thần của nhân dân ta dù có bị vấn đề tuổi tác hay ngoại cảnh tác động với lòng căm thù giặc đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Đó chính là bài học cho thế hệ trẻ chúng ta phải không ngừng cố gắng xây dựng đất nước.
Hướng dẫn đề bài phân tích bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung hay nhất có dàn ý và bài làm.Là một đất nước nhỏ bé nhưng chúng ta không ít lần phải đối mặt với giặc ngoại xâm, với những đế quốc mạnh. Chúng ta tuy không có những trang thiết bị tiên tiến hiện đại nhưng với tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi, dành lại độc lập tự do cho dân tộc thì đã chiến thắng được rất nhiều kẻ thù.Dù gặp nhiều khó khăn từ ngoại cảnh thì nhân dân ta cũng không từ bỏ vẫn quyết tâm đến cùng. Điều này đã làm nên sự khác biệt mà mọi đất nước khác đều phải than phục chúng ta. Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 khi làm dạng bài phân tích ta thường gặp đề phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích nội dung từng câu, nghệ thuật và đánh giá chung toàn bài từ nội dung đến tinh thần mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “CẢM HOÀI” CỦA ĐẶNG DUNG
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả Đặng Dung và tác phẩm Cảm hoài
Nêu nội dung của bài: là tâm sự bày tỏ khát vọng tận chung báo quốc của bề tôi chung nghĩa
2.THÂN BÀI:
- Hai câu đề: Mâu thuẫn giữa việc đời và tuổi tác để làm bật lên băn khoăn của con người ham muốn đấu tranh
- Hai câu thực: Những suy nghĩ sâu sắc về thời và thế
- Hai câu luận:Bày tỏ mong muốn của tác giả được giúp vua giúp nước
- Hai câu kết: Tác giả ý thức sâu sắc hơn bi kịch tuổi tác nhưng lại bật lên vẻ đẹp của con người có niềm tin và ý chí bất khuất trước mọi hoàn cảnh
- Đánh giá: nội dung, nghệ thuật và tinh thần tác giả
3.KẾT BÀI:
Khơi gợi trong chúng ta tình yêu quê hương đất nước và tinh thần cống hiến.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “CẢM HOÀI” CỦA ĐẶNG DUNG
Từ xưa đến nay nhân dân ta luôn có trong mình lòng yêu nước, tự hào dân tộc và muốn xây dựng quê hương đất nước dù có gặp bất cứ khó khăn gì. Tinh thần ấy càng được thể hiện rõ hơn khi đất nước có chiến tranh, tinh thần chiến đấu càng dâng cao mãnh liệt. Và Bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung đã thể hiện rõ tinh thần ấy.
Hai câu thơ mở đầu đã bày tỏ tâm sự của tác giả khi ý thức được tình huống đầy mâu thuẫn:
Vô cùng thiên địa nhập hàn ca”
Từ ý thức về hoàn cảnh của mình nhà thơ bày tỏ những suy nghĩ sâu sắc về thời và thế.
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”
Tuy biết mình tuổi cao thời vận hết nhưng không buông xuôi tuyệt vọng:
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”
Như bao người nam nhi, Đặng Dung cũng có những khát vọng lớn lao muốn cứu nước nhưng không thể thực hiện được:
Kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma”
Bài thơ đã thể hiện rất rõ tinh thần của nhân dân ta dù có bị vấn đề tuổi tác hay ngoại cảnh tác động với lòng căm thù giặc đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Đó chính là bài học cho thế hệ trẻ chúng ta phải không ngừng cố gắng xây dựng đất nước.