Bài viết số 7 lớp 10 đề 2: Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường
HƯớng dẫn học sinh làm bài tập làm văn số 7 lớp 10 đề số 2 về câu nói những thói xấu ban đầu là người khách qua đường hay nhất với 2 bài văn mẫu tham khảo Con người không ai là hoàn hảo cả. Bởi trong chúng ta luôn luôn là sự đấu tranh ác liệt giữa thiên thần và ác quỷ, giữa cái trắng và cái đen, ...
HƯớng dẫn học sinh làm bài tập làm văn số 7 lớp 10 đề số 2 về câu nói những thói xấu ban đầu là người khách qua đường hay nhất với 2 bài văn mẫu tham khảo Con người không ai là hoàn hảo cả. Bởi trong chúng ta luôn luôn là sự đấu tranh ác liệt giữa thiên thần và ác quỷ, giữa cái trắng và cái đen, giữa sự bi hùng, trác tuyệt với sự thấp hèn, đen tối ở bên trong. Chính vì thế, con người luôn là sinh thể đa dạng, phong phú, phức tạp nhất. chính vì vậy để khám phá được hết những phần đa cực, lưỡng phân trong con người đã là sự nhọc công sáng tạo của người nghệ sĩ. Có câu nói như này: những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung một nhà và kết cục thành ông chủ nhà khó tính. Bạn hiểu câu nói này như thế nào? Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài viết số 7 lớp 10 đề 2 nêu suy nghĩ về câu nói “những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân chung một nhà và kết cục thành ông chủ khó tính nhé”. Với đề bài này, các bạn cần giải thích từng vế câu nói, rồi nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu nói ấy nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ 2 NÊU SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI “NHỮNG THÓI XẤU BAN ĐẦU LÀ NGƯỜI KHÁCH QUA ĐƯỜNG, SAU TRỞ NÊN NGƯỜI BẠN THÂN Ở CHUNG MỘT NHÀ VÀ KẾT THÚC THÀNH ÔNG CHỦ NHÀ KHÓ TÍNH. 1.MỞ BÀI: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2.THÂN BÀI: Giải thích: Thói xấu là những tính cách tiêu cực, phần hạn chế trong thói quen và nhân cách của con người, như lòng ích kỉ, sự thù hận, ghen ghét, đố kị... Người khách qua đường: ý muốn nói, ban đầu nó xa lạ, ta không quen biết và không bị ảnh hưởng, bị nhiễm. Người bạn thân: từ chỉ là xa lạ, nếu chỉ một phút giây ta yếu lòng, để nó đánh bại nó sẽ len lỏi vào tâm hồn và đầu độc suy nghĩ ta. Ông chủ khó tính: ý muốn nói, lúc này những thói xấu đã làm chủ bạn, sai khiến bạn làm những việc xấu xa, bỉ ổi. Bàn luận: Chúng ta luôn bị ảnh hưởng, dao động bởi những yếu tố khách quan: môi trường sống, con người xung quanh, xã hội và một trào lưu nào đó, ấy là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, quy luật của xã hội là phát triển đi lên, vì vậy luôn phải có sự tiếp đón, thu nhận những mối quan hệ, những luồng gió mới. Trong luồng gió ấy, trong sự tiếp nhận ấy không thể chi luôn có những mặt tốt mà có cả những mặt tiêu cực, ấy là những thói xấu. Con người ban đầu đều lương thiện, tốt đẹp, nên những thói xấu giống như những người khách xa lạ, nhưng dần dần ta đều bị ảnh hưởng ít nhiều vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan thế là người khách xa lạ trở thành người bạn thân và cuối cùng trở ông chủ, sai khiến ta làm những điều sai trái. Nâng cao: Muốn không bị cám dỗ, cần phải có bản lĩnh, sự tư tin vào bản thân để không bị những cảm dỗ. 3.KẾT BÀI: Nêu bài học và ý nghĩa, giá trị câu nói. BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ SỐ 2 NÊU SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: NHỮNG THÓI XẤU BAN ĐẦU NHƯ NGƯỜI KHÁCH QUA ĐƯỜNG Mỗi chúng ta đều có những phần hạn chế riêng, những khiếm khuyết. nhưng khiếm khuyết trên cơ thể không quan trọng mà cái quan trọng là sự khiếm khuyết của tâm hồn, là những thói xấu, sự ích kỉ đang cố len lỏi vào trong tâm hồn vối rất đỗi thánh thiện như câu nói: “ Những thói xấu ban đầu như người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân và cuối cùng trở thành ông chủ khó tính.” Chúng ta đều có những khoảng trống, những thiếu hụt và không ai hoàn hảo cả. Những thói xấu chính là những thói quen hoặc cách ứng xử, hành động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến bản thân và môi trường xung quanh. Chúng ta đều có thói xấu bởi trong bản thể mỗi người đều tồn tại những bóng tối và góc khuất riêng, đang cần được bồi dưỡng, tinh luyện như lửa thử vàng, như ngọc để càng mài càng sáng. Ban đầu, chúng ta vốn rất thuần hậu và đơn sơ, nên những thói xấu không có cơ hội tiếp cận, chúng chỉ là những kẻ xa lạ, vô tình không quen biết. Nhưng quy luật của cuộc sống là cạnh tranh, phát triển để sinh tồn, vậy nên trong sự đấu tranh ấy, con người rất dễ bị những khát vọng của bản thân lấn át tham vọng và đó là lúc rào chắn của chúng ta không còn vững chắc nữa, những thói xấu sẽ xâm chiếm và dần dần trở thành người bạn thân lúc nào không hay. Và đáng sợ hơn, từ thân quen chúng sẽ điều khiển và sai khiến chúng ta có những hành động tiêu cực. Nó trở thành ông chủ, sai khiến và biến ta trở thành công cụ cho những tội ác và trường phạt. nhưng con người thường hay bị cám dỗ, vậy nên rất dễ để những thói xấu kia xâm chiếm bản thân. Ta không còn ý thức được đúng sai, trở nên vô cảm và thiếu tự chủ vì sự chập chờn giữa tham vọng, khát vọng; giữa chiến thắng và thất bại; giữa tình yêu và thù hằn...từ đó, bản thân dần sa đà vào con đường tội lỗi, rồi sa xuống vũng lầy không bao giờ vén chân lên được. Nhưng, một điều ta phải nhận ra được rằng từ người khách qua đường, đến người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính thì không phải ai khác mà chính ta là người đã mở cửa để đón “những thói xấu” vào nhà, rồi tự bán tâm hồn ta cho quỷ dữ. đừng đổi lỗi cho hoàn cảnh, cho những yếu tố khách quan, trước hết ta cần phải nhìn nhận trách nghiệm của bản thân. Yếu tố chủ quan luôn là chìa khóa để giải đáp những thắc mắc và nghi vấn mà ta không thể lí giải. Vậy nên, hãy rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng, một tinh thần thép và một cái đầu lạnh để không bị cám dỗ bởi những tác động tiêu cực từ ngoại cảnh. Tuy nhiên, rõ ràng, ai trong số chúng ta cũng đều có những khiếm khuyết, trong cuộc sống ai cũng đều phải chịu ít nhiều ảnh hưởng từ yếu tố khách quan, nhưng điều quan trọng là biết làm chủ bản thân, chủ động tích cực thay đổi quan điểm, bởi thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta chỉ trông chờ vào hoàn cảnh hay thời cơ, ta chính là sự thay đổi ta đang tìm kiếm. Hãy giữ cho mình một trái tim nóng và cái đầu lạnh để không bị sai khiến bởi những thói xấu nhé. Cuộc sống thì đó là điều không tránh khỏi, nhưng hãy phòng ngừa đừng để nó lây lan và rơi vào giai đoạn cuối nhé. BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ SỐ 2 NÊU SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: NHỮNG THÓI XẤU BAN ĐẦU NHƯ NGƯỜI KHÁCH QUA ĐƯỜNG Một trong những điều quan trọng tạo nên con người mỗi chúng ta đó là “thói quen”. Thói quen cũng có thói quen tốt và thói quen xấu, trong đó khi bàn về thói quen xấu, có ý kiến cho rằng “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”. Hiểu và ngẫm nghĩ ta thấy ý kiến này rất đáng để lưu tâm. Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. “Xiềng xích của thói quen thường quá yếu khiến ta không cảm nhận được cho tới khi chúng quá mạnh để ta có thể thoát ra.” Samuel Johnson đã nói như vậy khi bàn về thói quen và sự hình thành phát triển của chúng. Cũng như mọi thứ, thói quen, hay thói quen xấu đều có sự hình thành và phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều. Lúc đầu, thói quen xấu ấy chỉ như một người khách qua đường, ý chỉ ra rằng lúc đầu, thói quen xấu chưa hình thành mà chỉ xuất hiện cùng ta rất rời rạc, mông lung, không thường xuyên. Nhưng một thời gian sau, khi ta nhiều lần lập lại những điều không thường xuyên ấy biến thành thường xuyên hơn và nó trở thành người bạn ta thân quen đến sống chung nhà. Nhưng đến một lúc nào đó, khi nó ăn sâu bám rễ vào nếp sống của chúng ta rồi, chúng ta sẽ dần dần bị nó chi phối, điều khiển, trở thành nô lệ còn nó thì trở thành một ông chủ khó tính, khi ấy, mọi việc ta làm đều không phải là của con người bản thể ta quyết định được nữa rồi. Khi nhìn ra quá trình thay đổi và phát triển trở nên đáng sợ này, ta nhận thấy thói quen xấu quả là có sức ảnh hưởng rất lớn và nếu vướng sâu vào nó, khả năng không thể làm chủ cuộc đời mình là rất cao. Ta có thể nhận ra biểu hiện của sự hình thành và phát triển những thói quen xấu ở một con người diễn ra tuy không rõ ràng nhưng vô cùng nhanh chóng. Mới đầu, có thể thói quen đến với ta trong những lúc gấp gáp hoặc là sơ ý như là việc hút thuốc lá, ăn quà vặt,… Mới đầu chúng đúng như là những người qua đường trong cuộc đời ta vậy, ta vẫn hay có tâm lí thử sử dụng một, hai lần thì không ảnh hưởng gì lắm và nó xuất hiện tự nhiên trong suy nghĩ cũng như trong cuộc sống sinh hoạt như vậy. Và rồi, khi sử dụng, một, hai lần rồi thì nhất định sẽ có lần thứ ba sử dụng, rồi tiếp tục lần thứ tư. Nhiều những lần như vậy cộng vào ta sẽ thành quen thân với thói quen xấu ấy và sử dụng nó nhiều hơn những gì mà ta tưởng tượng được. Nó trở thành người thân đứng ngay bên cạnh ta, thành bạn thân ở chung một nhà, quen tới mức có thể làm nó trong vô thức mà không hề để ý đến. Nhưng còn đáng sợ hơn nữa là, thói quen xấu không hiền lành mà dừng lại ở chỗ bạn thân, chúng muốn độc chiếm luôn ngôi nhà ta đang là chủ nhân, vậy là chúng lợi dụng chính chúng ta để trở thành ông chủ nhà khó tính. Mọi chuyện, mọi điều, mọi việc chúng ta làm đều bị thói quen xấu ấy chi phối, đôi khi muốn thay đổi hay muốn thoát ra ngoài đều vô vọng, và ta lại tự nhiên chấp nhận sự khó tính khó nết ấy của tật xấu và cứ tự nhiên nghe theo nó, ta thực sự đã mất đi tự chủ. Thói quen xấu là những điều rất gây hại cho chúng ta. Đó là một chuỗi những hành động không có ảnh hưởng tốt đến cuộc đời chúng ta và việc bị nó quấy rầy đem lại nhiều tai hại hơn là ta tưởng. Ví dụ như những thói quen như hút thuốc lá, đi ngủ muộn, ăn đồ ăn nhiều chất béo, cắn móng tay,… đó đều là những thói quen rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày và tuy không phải thói quen tốt nhưng mấy ai lại hay lo lắng về nó. Nhưng những điều ấy là một phần của nhiều căn bệnh gây hậu quả xấu cho sức khỏe con người vì vậy cần loại bỏ trong cuộc sống. Khi loại bỏ được nó rồi thì không chỉ sức khỏe của ta trở nên tốt hơn mà cuộc sống cũng lành mạnh và vui tươi, tự chủ hơn. Nhưng việc loại bỏ thói quen xấu không phải là ngày một ngày hai mà cần thời gian. Vì thói quen là sự tích tụ những suy nghĩ và hành động trong một thời gian dài nên rất khó để thay đổi ngay, nhưng nếu làm từ từ, từng bước thì nhất định thành công. Không thể gạt bỏ ngay thói quen xấu nhưng cố gắng kìm chế và làm thói quen ấy trong vùng kiểm soát ít đi mỗi ngày, cho đến một ngày nào đó thì loại bỏ hẳn nó khi nó đã từ vị trí ông chủ khó tính trở về là một người lạ qua đường. Và chúng ta lúc nào cũng nên nhớ rằng bất kể là điều gì, nếu ta thử làm hoặc không kiểm soát hành động của mình thì sẽ tạo cơ hội cho những thói quen xấu hình thành và phát triển, cần tự giác luyện tập những thói quen tốt, tìm và đẩy lùi thói quen xấu cũng nhưu cảnh giác với sự lăm le của chúng. Câu nói trên đã nói rất trúng sự phát triển khôn lường của thói quen xấu và là một người trẻ tuổi với tương lai rộng mở, chúng ta cần hiểu rõ điều này để điều chỉnh cuộc sống của mình tốt đẹp tránh và giảm thiếu những thói quen xấu, không để chúng tiếp cận và lớn lên làm ảnh hưởng tới cuộc sống của ta. Nhóm văn Vforum.vn Bài tập làm văn số 7 trong chương trình ngữ văn 10 còn rất nhiều đề khác nữa bạn có thể tham khảo trong mục văn mẫu lớp 10 hay nhất của vforum.vn nhé.
HƯớng dẫn học sinh làm bài tập làm văn số 7 lớp 10 đề số 2 về câu nói những thói xấu ban đầu là người khách qua đường hay nhất với 2 bài văn mẫu tham khảoCon người không ai là hoàn hảo cả. Bởi trong chúng ta luôn luôn là sự đấu tranh ác liệt giữa thiên thần và ác quỷ, giữa cái trắng và cái đen, giữa sự bi hùng, trác tuyệt với sự thấp hèn, đen tối ở bên trong. Chính vì thế, con người luôn là sinh thể đa dạng, phong phú, phức tạp nhất. chính vì vậy để khám phá được hết những phần đa cực, lưỡng phân trong con người đã là sự nhọc công sáng tạo của người nghệ sĩ. Có câu nói như này: những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung một nhà và kết cục thành ông chủ nhà khó tính. Bạn hiểu câu nói này như thế nào? Vậy thì hôm nay, mình sẽ giúp các bạn bài viết số 7 lớp 10 đề 2 nêu suy nghĩ về câu nói “những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân chung một nhà và kết cục thành ông chủ khó tính nhé”. Với đề bài này, các bạn cần giải thích từng vế câu nói, rồi nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ câu nói ấy nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ 2 NÊU SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI “NHỮNG THÓI XẤU BAN ĐẦU LÀ NGƯỜI KHÁCH QUA ĐƯỜNG, SAU TRỞ NÊN NGƯỜI BẠN THÂN Ở CHUNG MỘT NHÀ VÀ KẾT THÚC THÀNH ÔNG CHỦ NHÀ KHÓ TÍNH.
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2.THÂN BÀI:
Giải thích:
Thói xấu là những tính cách tiêu cực, phần hạn chế trong thói quen và nhân cách của con người, như lòng ích kỉ, sự thù hận, ghen ghét, đố kị...
Người khách qua đường: ý muốn nói, ban đầu nó xa lạ, ta không quen biết và không bị ảnh hưởng, bị nhiễm.
Người bạn thân: từ chỉ là xa lạ, nếu chỉ một phút giây ta yếu lòng, để nó đánh bại nó sẽ len lỏi vào tâm hồn và đầu độc suy nghĩ ta.
Ông chủ khó tính: ý muốn nói, lúc này những thói xấu đã làm chủ bạn, sai khiến bạn làm những việc xấu xa, bỉ ổi.
Bàn luận:
Chúng ta luôn bị ảnh hưởng, dao động bởi những yếu tố khách quan: môi trường sống, con người xung quanh, xã hội và một trào lưu nào đó, ấy là điều không thể tránh khỏi.
Trong khi đó, quy luật của xã hội là phát triển đi lên, vì vậy luôn phải có sự tiếp đón, thu nhận những mối quan hệ, những luồng gió mới. Trong luồng gió ấy, trong sự tiếp nhận ấy không thể chi luôn có những mặt tốt mà có cả những mặt tiêu cực, ấy là những thói xấu.
Con người ban đầu đều lương thiện, tốt đẹp, nên những thói xấu giống như những người khách xa lạ, nhưng dần dần ta đều bị ảnh hưởng ít nhiều vì nguyên nhân chủ quan hay khách quan thế là người khách xa lạ trở thành người bạn thân và cuối cùng trở ông chủ, sai khiến ta làm những điều sai trái.
Nâng cao:
Muốn không bị cám dỗ, cần phải có bản lĩnh, sự tư tin vào bản thân để không bị những cảm dỗ.
3.KẾT BÀI:
Nêu bài học và ý nghĩa, giá trị câu nói.
BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ SỐ 2 NÊU SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: NHỮNG THÓI XẤU BAN ĐẦU NHƯ NGƯỜI KHÁCH QUA ĐƯỜNG
Mỗi chúng ta đều có những phần hạn chế riêng, những khiếm khuyết. nhưng khiếm khuyết trên cơ thể không quan trọng mà cái quan trọng là sự khiếm khuyết của tâm hồn, là những thói xấu, sự ích kỉ đang cố len lỏi vào trong tâm hồn vối rất đỗi thánh thiện như câu nói: “ Những thói xấu ban đầu như người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân và cuối cùng trở thành ông chủ khó tính.”
Chúng ta đều có những khoảng trống, những thiếu hụt và không ai hoàn hảo cả. Những thói xấu chính là những thói quen hoặc cách ứng xử, hành động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến bản thân và môi trường xung quanh. Chúng ta đều có thói xấu bởi trong bản thể mỗi người đều tồn tại những bóng tối và góc khuất riêng, đang cần được bồi dưỡng, tinh luyện như lửa thử vàng, như ngọc để càng mài càng sáng. Ban đầu, chúng ta vốn rất thuần hậu và đơn sơ, nên những thói xấu không có cơ hội tiếp cận, chúng chỉ là những kẻ xa lạ, vô tình không quen biết. Nhưng quy luật của cuộc sống là cạnh tranh, phát triển để sinh tồn, vậy nên trong sự đấu tranh ấy, con người rất dễ bị những khát vọng của bản thân lấn át tham vọng và đó là lúc rào chắn của chúng ta không còn vững chắc nữa, những thói xấu sẽ xâm chiếm và dần dần trở thành người bạn thân lúc nào không hay. Và đáng sợ hơn, từ thân quen chúng sẽ điều khiển và sai khiến chúng ta có những hành động tiêu cực. Nó trở thành ông chủ, sai khiến và biến ta trở thành công cụ cho những tội ác và trường phạt. nhưng con người thường hay bị cám dỗ, vậy nên rất dễ để những thói xấu kia xâm chiếm bản thân. Ta không còn ý thức được đúng sai, trở nên vô cảm và thiếu tự chủ vì sự chập chờn giữa tham vọng, khát vọng; giữa chiến thắng và thất bại; giữa tình yêu và thù hằn...từ đó, bản thân dần sa đà vào con đường tội lỗi, rồi sa xuống vũng lầy không bao giờ vén chân lên được.
Nhưng, một điều ta phải nhận ra được rằng từ người khách qua đường, đến người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính thì không phải ai khác mà chính ta là người đã mở cửa để đón “những thói xấu” vào nhà, rồi tự bán tâm hồn ta cho quỷ dữ. đừng đổi lỗi cho hoàn cảnh, cho những yếu tố khách quan, trước hết ta cần phải nhìn nhận trách nghiệm của bản thân. Yếu tố chủ quan luôn là chìa khóa để giải đáp những thắc mắc và nghi vấn mà ta không thể lí giải. Vậy nên, hãy rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng, một tinh thần thép và một cái đầu lạnh để không bị cám dỗ bởi những tác động tiêu cực từ ngoại cảnh.
Tuy nhiên, rõ ràng, ai trong số chúng ta cũng đều có những khiếm khuyết, trong cuộc sống ai cũng đều phải chịu ít nhiều ảnh hưởng từ yếu tố khách quan, nhưng điều quan trọng là biết làm chủ bản thân, chủ động tích cực thay đổi quan điểm, bởi thay đổi sẽ không đến nếu chúng ta chỉ trông chờ vào hoàn cảnh hay thời cơ, ta chính là sự thay đổi ta đang tìm kiếm.
Hãy giữ cho mình một trái tim nóng và cái đầu lạnh để không bị sai khiến bởi những thói xấu nhé. Cuộc sống thì đó là điều không tránh khỏi, nhưng hãy phòng ngừa đừng để nó lây lan và rơi vào giai đoạn cuối nhé.
BÀI VĂN MẪU 2 BÀI VIẾT SỐ 7 LỚP 10 ĐỀ SỐ 2 NÊU SUY NGHĨ VỀ CÂU NÓI: NHỮNG THÓI XẤU BAN ĐẦU NHƯ NGƯỜI KHÁCH QUA ĐƯỜNG
Một trong những điều quan trọng tạo nên con người mỗi chúng ta đó là “thói quen”. Thói quen cũng có thói quen tốt và thói quen xấu, trong đó khi bàn về thói quen xấu, có ý kiến cho rằng “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”. Hiểu và ngẫm nghĩ ta thấy ý kiến này rất đáng để lưu tâm.
Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. “Xiềng xích của thói quen thường quá yếu khiến ta không cảm nhận được cho tới khi chúng quá mạnh để ta có thể thoát ra.” Samuel Johnson đã nói như vậy khi bàn về thói quen và sự hình thành phát triển của chúng. Cũng như mọi thứ, thói quen, hay thói quen xấu đều có sự hình thành và phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều. Lúc đầu, thói quen xấu ấy chỉ như một người khách qua đường, ý chỉ ra rằng lúc đầu, thói quen xấu chưa hình thành mà chỉ xuất hiện cùng ta rất rời rạc, mông lung, không thường xuyên. Nhưng một thời gian sau, khi ta nhiều lần lập lại những điều không thường xuyên ấy biến thành thường xuyên hơn và nó trở thành người bạn ta thân quen đến sống chung nhà. Nhưng đến một lúc nào đó, khi nó ăn sâu bám rễ vào nếp sống của chúng ta rồi, chúng ta sẽ dần dần bị nó chi phối, điều khiển, trở thành nô lệ còn nó thì trở thành một ông chủ khó tính, khi ấy, mọi việc ta làm đều không phải là của con người bản thể ta quyết định được nữa rồi. Khi nhìn ra quá trình thay đổi và phát triển trở nên đáng sợ này, ta nhận thấy thói quen xấu quả là có sức ảnh hưởng rất lớn và nếu vướng sâu vào nó, khả năng không thể làm chủ cuộc đời mình là rất cao.
Ta có thể nhận ra biểu hiện của sự hình thành và phát triển những thói quen xấu ở một con người diễn ra tuy không rõ ràng nhưng vô cùng nhanh chóng. Mới đầu, có thể thói quen đến với ta trong những lúc gấp gáp hoặc là sơ ý như là việc hút thuốc lá, ăn quà vặt,… Mới đầu chúng đúng như là những người qua đường trong cuộc đời ta vậy, ta vẫn hay có tâm lí thử sử dụng một, hai lần thì không ảnh hưởng gì lắm và nó xuất hiện tự nhiên trong suy nghĩ cũng như trong cuộc sống sinh hoạt như vậy. Và rồi, khi sử dụng, một, hai lần rồi thì nhất định sẽ có lần thứ ba sử dụng, rồi tiếp tục lần thứ tư. Nhiều những lần như vậy cộng vào ta sẽ thành quen thân với thói quen xấu ấy và sử dụng nó nhiều hơn những gì mà ta tưởng tượng được. Nó trở thành người thân đứng ngay bên cạnh ta, thành bạn thân ở chung một nhà, quen tới mức có thể làm nó trong vô thức mà không hề để ý đến. Nhưng còn đáng sợ hơn nữa là, thói quen xấu không hiền lành mà dừng lại ở chỗ bạn thân, chúng muốn độc chiếm luôn ngôi nhà ta đang là chủ nhân, vậy là chúng lợi dụng chính chúng ta để trở thành ông chủ nhà khó tính. Mọi chuyện, mọi điều, mọi việc chúng ta làm đều bị thói quen xấu ấy chi phối, đôi khi muốn thay đổi hay muốn thoát ra ngoài đều vô vọng, và ta lại tự nhiên chấp nhận sự khó tính khó nết ấy của tật xấu và cứ tự nhiên nghe theo nó, ta thực sự đã mất đi tự chủ.
Thói quen xấu là những điều rất gây hại cho chúng ta. Đó là một chuỗi những hành động không có ảnh hưởng tốt đến cuộc đời chúng ta và việc bị nó quấy rầy đem lại nhiều tai hại hơn là ta tưởng. Ví dụ như những thói quen như hút thuốc lá, đi ngủ muộn, ăn đồ ăn nhiều chất béo, cắn móng tay,… đó đều là những thói quen rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày và tuy không phải thói quen tốt nhưng mấy ai lại hay lo lắng về nó. Nhưng những điều ấy là một phần của nhiều căn bệnh gây hậu quả xấu cho sức khỏe con người vì vậy cần loại bỏ trong cuộc sống. Khi loại bỏ được nó rồi thì không chỉ sức khỏe của ta trở nên tốt hơn mà cuộc sống cũng lành mạnh và vui tươi, tự chủ hơn.
Nhưng việc loại bỏ thói quen xấu không phải là ngày một ngày hai mà cần thời gian. Vì thói quen là sự tích tụ những suy nghĩ và hành động trong một thời gian dài nên rất khó để thay đổi ngay, nhưng nếu làm từ từ, từng bước thì nhất định thành công. Không thể gạt bỏ ngay thói quen xấu nhưng cố gắng kìm chế và làm thói quen ấy trong vùng kiểm soát ít đi mỗi ngày, cho đến một ngày nào đó thì loại bỏ hẳn nó khi nó đã từ vị trí ông chủ khó tính trở về là một người lạ qua đường. Và chúng ta lúc nào cũng nên nhớ rằng bất kể là điều gì, nếu ta thử làm hoặc không kiểm soát hành động của mình thì sẽ tạo cơ hội cho những thói quen xấu hình thành và phát triển, cần tự giác luyện tập những thói quen tốt, tìm và đẩy lùi thói quen xấu cũng nhưu cảnh giác với sự lăm le của chúng.
Câu nói trên đã nói rất trúng sự phát triển khôn lường của thói quen xấu và là một người trẻ tuổi với tương lai rộng mở, chúng ta cần hiểu rõ điều này để điều chỉnh cuộc sống của mình tốt đẹp tránh và giảm thiếu những thói quen xấu, không để chúng tiếp cận và lớn lên làm ảnh hưởng tới cuộc sống của ta.
Nhóm văn Vforum.vn
Bài tập làm văn số 7 trong chương trình ngữ văn 10 còn rất nhiều đề khác nữa bạn có thể tham khảo trong mục văn mẫu lớp 10 hay nhất của vforum.vn nhé.