Văn lớp 10: Phân tích bài Phú Sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu
Hướng dẫn làm bài văn phân tích thuyết minh tác phẩm Phú Sông Bạch Đằng lớp 10 có dàn ý định hướng và bài làm cụ thể Trong văn học trung đại, người ta chia theo nhiều thể loại như: hịch, cáo, chiếu và phú. Phú là một trong thể văn phổ biến, dùng để bày tỏ. Phú bắt nguồn từ Trung Quốc, trung gian ...
Hướng dẫn làm bài văn phân tích thuyết minh tác phẩm Phú Sông Bạch Đằng lớp 10 có dàn ý định hướng và bài làm cụ thể Trong văn học trung đại, người ta chia theo nhiều thể loại như: hịch, cáo, chiếu và phú. Phú là một trong thể văn phổ biến, dùng để bày tỏ. Phú bắt nguồn từ Trung Quốc, trung gian giữa thơ và văn xuôi nhưng nghiêng nhiều sang khía cạnh trữ tình. Thể phú thường tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện dời với lối miêu tả khoa trương, hình tượng nghệ thuật tượng trưng cao độ, Và Phú sông Bạch Đặng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu cho thể phú. Bài phú ra đời sau 50 năm chiến thắng Bạch Đằng, có thể phỏng đoán trương Hán Siêu viết bài phú ấy ở thời Trần Dụ Tông, khi mà chính sự thời Trần đang trong thời kì ảm đạm. Trong chương trình ngữ văn lớp 10 , học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm này. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài làm cụ thể để các bạn tham khảo và có cho mình một bài phân tích thật hay nhé. DÀN Ý PHÂN TÍCH TÁC PHẨM PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG LỚP 10 I MỞ BÀI Dẫn dắt và giới thiệu tác phẩm Phú Sông Bạch Đằng II THÂN BÀI Mở đầu: tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng Nhân vật khách: Nhân vật hoặc tác giả ( đây là mẹo phân thân tác giả) Mục đích du ngoạn của khách là thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, nghiên cứu cảnh trí Không gian: Biển lớn Những vùng đất nổi tiếng của Trung Quốc Cảm xúc trên sông: Dòng sông thơ mộng hùng vĩ, làm nhớ về quá khứ một thời Trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của các bô lão Nhân vật bô lão: Nhân vật tập thể, dân địa phương, nhân chứng lịch sử Thái độ nhiệt tình, hiếu khách , tôn kính Tái hiện dựng lại tương quan chiến trận Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão: Xuất quân khí thế hùng mạnh của các chiến sĩ thời nhà Trần với lòng trung quân yêu nước Quân địch: đông đúc Trương Hán Siêu dựng lên sông Bạch Đằng ở hai phân cảnh , 2 thời gian khác nhau Cảnh 1: Bạch Đằng lúc đương đại Cảnh 2: Bạch Đằng trong lịch sử Lời ca ngợi của khách và các bô lão , ngợi ca vai trò và đức độ của con người Khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công hiển hách, khẳng định chân lí lịch sử: Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên sử BÀI LÀM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG LỚP 10 Bạch Đằng giang, nơi còn nhuộm đỏ máu quân thù, nơi chiến tích nhân dân ta còn vang dội gợi mở cho chúng ta bao tự hào về truyền thống dân tộc. Ngược dòng chảy văn chương, ta tìm về với lịch sử qua tác phẩm Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Trong bài phú thể hiện hoài niệm về chiến công của anh hùng, khẳng định tầm vóc của con người trong lịch sử bất khuất và kiên cường. Như chúng ta đã biết phú là bày tỏ lòng và Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể, mượn cách đối đáp chủ- khách để bàn luận bổ sung hoặc bác bỏ giữa các chủ thể như: khách, ta, bô lão thực chất đó là sự phân thân tài tình của tác giả. Mở đầu bài phú, ta cảm nhận được tráng trí và cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng: Giương buồm trong gió chơi vơi, Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt: Khách cũng là một con người đi nhiều, biết rộng: Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ củng nhiều, Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết. Nhân vật khách ở đây có thể là nhân vật trữ tình hay có thể là tác giả đang du ngoạn trên sông để bồi bổ tâm trí, kiến thức, nghiêng cứu nghiệp nước và thưởng thức cảnh thiên nhiên thơ mộng như sông Ngũ Hồ, Nguyên Tương và các địa danh nổi tiếng như Vũ Huyệt, Vân Mộng. “Sớm ở Nguyên Tương, Chiều thăm Vũ Nguyệt” xuất hiện các từ chỉ thời gian luân phiên , liên tục khiến thời gian như mang tầm vũ trụ. Sự thay thế liên tiếp của thời gian là sự hóa thân của không gian vũ trụ tốc độ. Thời gian và không gian rộng dài là lối văn khoa trương đặc trưng của thể phú tạo ra nhịp điệu ngân nga, phiêu du.. Nhưng thực chất những địa điểm đó chỉ xuất hiện trong sách vở và trí tưởng tượng của tác giả, mang tính chất ước lệ mà thôi còn Đại Than ,Đông Triều, Sông Bạch Đằng là những địa danh cụ thể , là những hình ảnh thật hiện ra trước mắt mênh mông rộng lớn, bát ngát thơ mộng và tràn đầy ánh trăng làm cho “khách” cảm thấy chơi vơi, thoải mái, tha thiết, tiêu dao, thướt tham, nhân vật trong tư thế chủ động, ngang dọc, tung hoành , làm chủ vũ trụ. Không những vậy “khách” còn có tâm hồn thơ mộng, đong đầy gió trăng của thiên nhiên, thả hồn bồng bềnh trôi thao sóng nước, theo cánh buồm thơ và là người có chí khí hoài bão cao cả. Người xưa hường nói rằng: “ nuốt tám chín cái đầm Vân Mộng vào bụng” để đo chí của kẻ làm trai. Nay Người du khách đã là chủ cả thiên nhiên vũ trụ vẫn khát khao: Vân Mộng chứa vài trăm dạ cũng nhiều Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết Ta thấy “khách” là người nhập cuộc tích cực, nặng lòng với quê hương, đất nước, tìm đến Bạch Đằng để hát bài ca về chiến thắng hiển hách của dân tộc, để chiêm ngưỡng dòng sông. Cuộc đi của “khách” đâu phải chỉ để tiêu dao, siêu thoát mà là con người ngang dọc sơn hà vì hùng tâm tráng chí, mở rộng kiến văn, bằng ngòi bút làm giàu cho cuộc sống, cho lòng người. Khi mở rộng tâm hồn thu cảnh trí , con người ta có cảm xúc thật đặc biệt trước vạn vật. Chiêm ngưỡng cảnh sông hùng vĩ , diễm lệ và hoành tráng: Bát ngát sông kình muôn dặm Thướt tha đuôi trĩ một màu Nước trời: một sắc, phong cảnh :ba thu Nhìn sang hai bên sông: “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu”. Nhìn xuống giữa dòng sông:” sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô” thật hoang vu , đìu hiu, lạnh lẽo bởi lẽ Bạch Đằng của cõi chiến trường xưa là cõi tử địa của quân thù. Nếu tình ở trên là cảm xúc phơi phới, tươi vui thì ở đây là những bùi ngùi nặng trĩu suy tư khi nhớ về những năm tháng khói lửa đã qua, một cách hoài cổ thật buồn khi chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên. Nghĩ về chiến tích nơi sông Bạch Đằng ta lại nhớ về những lời thơ trong Dục Thúy Sơn: Hữu hoài Trương thiếu Bảo Bia khắc tiểu hoa ban Lịch sử lại một lần nữa được dựng lại đầy hào hùng qua lời kể của các bô lão. Trận chiến Bạch Đằng sống dậy trong sự hồi tưởng của nhân vật “các bô lão” có thể là nhân vật tập thể ở địa phương hoặc có thể là những nhân chứng lịch sử hay tác giả phân thân . Dường như họ rất nhiệt tình hiếu khách “hỏi ý ta sở cầu”, “ với ta mà thưa rằng”, dần dựng lại, tái hiện tương quan của trận chiến. Phe ta xuất quân với khí thế “hào hùng” “hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói” với sức mạnh , khí thế như hổ báo của các chiến sĩ thời nhà Trần có lòng yêu nước, chính nghĩa. Phe địch “những tưởng gieo roi một lần/ quét sạch nam bang bốn cõi”. Kết hợp cách tạo hình bằng những từ chỉ sự đông đảo: “ thuyền bè muôn đôi”, “sáu quân hùng hổ” và cách miêu tả khuếch tán cực mạnh của ánh sáng từ chiến trận, màu của các loại cờ phất phới đua chen nhau trên sông, màu của ánh sáng phát ra từ những thanh gươm thông qua hình ảnh khoa trương, phóng đại “giáo gươm sáng chói” màu đen đặc tưởng như trong phát chốc vũ trụ hoán đổi. Vẻ kì vĩ của trời đất lại được đặt trong thế đối lập: “nhật nguyệt/mờ” , “mặt đất/ đổi” dường như cuộc thủy chiến ấy làm kinh thiên động địa đất trời đảo điên. Sự kết hợp giữa các câu ngắn dài khác nhau góp phần thể hiện diễn biến trận đánh lúc căng thẳng gấp gắp lúc nghiêm trang dõng dạc. Bên cạnh đó Trương Hán Siêu sử dụng những điển tích, điển cố diễn tả sự thất bại thảm hại của quân giặc. Càng đề cao lịch sử dân tộc, luôn tự hào về chiến thắng vẻ vang ấy, Trần Minh Tông nói rằng: Ánh nước chiều hôm màu đỏ khé Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô Trương Hán Siêu khéo léo dựng lên Bạch Đằng trong hai không gian và thời gian khác nhau. Một bên hung vĩ ,tráng lệ nhưng có chút gì đó hưu quạnh, dường như chỉ còn lại dấu tích của một cuộc bể dâu khiến nhân vật “khách” phải ngậm ngùi. Khiến cho những thế hệ sau không nguôi nhớ về di tích lịch sử và những chiến công hào hùng của dân tộc.
Hướng dẫn làm bài văn phân tích thuyết minh tác phẩm Phú Sông Bạch Đằng lớp 10 có dàn ý định hướng và bài làm cụ thểTrong văn học trung đại, người ta chia theo nhiều thể loại như: hịch, cáo, chiếu và phú. Phú là một trong thể văn phổ biến, dùng để bày tỏ. Phú bắt nguồn từ Trung Quốc, trung gian giữa thơ và văn xuôi nhưng nghiêng nhiều sang khía cạnh trữ tình. Thể phú thường tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện dời với lối miêu tả khoa trương, hình tượng nghệ thuật tượng trưng cao độ, Và Phú sông Bạch Đặng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu cho thể phú. Bài phú ra đời sau 50 năm chiến thắng Bạch Đằng, có thể phỏng đoán trương Hán Siêu viết bài phú ấy ở thời Trần Dụ Tông, khi mà chính sự thời Trần đang trong thời kì ảm đạm. Trong chương trình ngữ văn lớp 10 , học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm này. Dưới đây là dàn ý chi tiết và bài làm cụ thể để các bạn tham khảo và có cho mình một bài phân tích thật hay nhé.
DÀN Ý PHÂN TÍCH TÁC PHẨM PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG LỚP 10
I MỞ BÀI
Dẫn dắt và giới thiệu tác phẩm Phú Sông Bạch Đằng
II THÂN BÀI
Mở đầu: tráng chí và cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng
Nhân vật khách:
Nhân vật hoặc tác giả ( đây là mẹo phân thân tác giả)
Mục đích du ngoạn của khách là thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, nghiên cứu cảnh trí
Không gian:
Biển lớn
Những vùng đất nổi tiếng của Trung Quốc
Cảm xúc trên sông:
Dòng sông thơ mộng hùng vĩ, làm nhớ về quá khứ một thời
Trận Bạch Đằng qua sự hồi tưởng của các bô lão
Nhân vật bô lão:
Nhân vật tập thể, dân địa phương, nhân chứng lịch sử
Thái độ nhiệt tình, hiếu khách , tôn kính
Tái hiện dựng lại tương quan chiến trận
Trận chiến Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão:
Xuất quân khí thế hùng mạnh của các chiến sĩ thời nhà Trần với lòng trung quân yêu nước
Quân địch: đông đúc
Trương Hán Siêu dựng lên sông Bạch Đằng ở hai phân cảnh , 2 thời gian khác nhau
Cảnh 1: Bạch Đằng lúc đương đại
Cảnh 2: Bạch Đằng trong lịch sử
Lời ca ngợi của khách và các bô lão , ngợi ca vai trò và đức độ của con người
Khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những chiến công hiển hách, khẳng định chân lí lịch sử: Bất nghĩa tiêu vong, anh hùng lưu danh thiên sử
BÀI LÀM PHÂN TÍCH TÁC PHẨM PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG LỚP 10
Bạch Đằng giang, nơi còn nhuộm đỏ máu quân thù, nơi chiến tích nhân dân ta còn vang dội gợi mở cho chúng ta bao tự hào về truyền thống dân tộc. Ngược dòng chảy văn chương, ta tìm về với lịch sử qua tác phẩm Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Trong bài phú thể hiện hoài niệm về chiến công của anh hùng, khẳng định tầm vóc của con người trong lịch sử bất khuất và kiên cường.
Như chúng ta đã biết phú là bày tỏ lòng và Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể, mượn cách đối đáp chủ- khách để bàn luận bổ sung hoặc bác bỏ giữa các chủ thể như: khách, ta, bô lão thực chất đó là sự phân thân tài tình của tác giả. Mở đầu bài phú, ta cảm nhận được tráng trí và cảm xúc của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng:
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt:
Khách cũng là một con người đi nhiều, biết rộng:
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ củng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
Khi mở rộng tâm hồn thu cảnh trí , con người ta có cảm xúc thật đặc biệt trước vạn vật. Chiêm ngưỡng cảnh sông hùng vĩ , diễm lệ và hoành tráng:
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời: một sắc, phong cảnh :ba thu
Bia khắc tiểu hoa ban
Tưởng rằng máu giặc vẫn chưa khô